Sống và yêu sau khi bị phản bội tình cảm

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Có 3 vấn đề về sự chữa lành đã trở nên rõ ràng với tôi sau hàng ngàn giờ làm việc với những người đang chịu đựng cả những nỗi đau tâm lý phổ biến và nỗi đau tâm lý không thể tưởng tượng được. Thứ nhất, con người có khả năng (to lớn) chữa lành tất cả những kiểu tổn thương tâm lý.

Thứ 2, yếu tố quan trọng nhất trong việc vượt qua nỗi đau tâm lý là 1 sự chữa lành bản sắc tâm lý.

Người có bản sắc tâm lý đang được chữa lành tập trung vào những sức mạnh, khả năng phục hồi và khao khát cải thiện cuộc sống của họ. Họ không đầu hàng trước những ý nghĩ bất lợi, bất công, những tâm trạng tiêu cực, đổ lỗi hoặc tâm thế nạn nhân. Họ chắc chắn có những ý nghĩ đó và đôi lúc bị nhận chìm bởi sức mạnh của những ý nghĩ đó, nhưng phần lớn thời gian, họ chống cự lại thôi thúc chiều theo những ý nghĩ đó. Họ tiếp tục tập trung vào khao khát chữa lành và tiến bộ của họ.

Vấn đề thứ 3 về sự chữa lành là nó dường như đòi hỏi ít nhất 1 sự hiểu biết về bản chất và mục đích của những kí ức đau khổ và chúng đóng 1 vai trò quan trọng như thế nào trong hạnh phúc. Mục đích đó không có liên quan gì với quá khứ. Đúng hơn là, những kí ức đau thương giúp chúng ta an toàn trong hiện tại. Những người có những bản sắc tâm lý đang được chữa lành tiếp tục tập trung vào việc làm bản thân họ tốt hơn trong hiện tại và tương lai.

Những kí ức đau thương được trang bị 1 cơ chế chữa lành, chừng nào nỗ lực giữ an toàn của chúng ta không xâm phạm đến những giá trị sâu sắc hơn. Ví dụ, nỗi đau đến từ cái chết của 1 người thân yêu được tự chữa lành, trừ khi chúng ta cố gắng bảo vệ bản thân khỏi sự mất mát bằng cách rút lại tình yêu của chúng ta đối với người khác. Sự xâm phạm đến giá trị kết nối cảm xúc sâu sắc hơn đó đã tiếp tục làm cho kí ức về sự mất mát đau khổ. Nhưng khi chúng ta cho phép bản thân đầu tư giá trị vào những lĩnh vực khác của cuộc sống thì những kí ức về mất người thân trở thành vật nhắc nhở thoải mái về kinh nghiệm cuộc sống phong phú. Nói cách khác, theo thời gian, những kí ức đau thương kích hoạt khả năng chữa lành, phát triển và tạo ra giá trị của con người.

Khi chúng ta phá vỡ quá trình chữa lành tự nhiên này bằng cách tập trung vào sự nguy hại, bất công, đổ lỗi hoặc tâm thế nạn nhân, thì những kí ức đau thương thường gây ra trầm cảm, những ám ảnh, sự tức giận, nghiện ngập, lạm dụng hoặc bạo lực. Đó là lí do tại sao điều rất quan trọng là nhận ra khao khát sâu sắc nhất của bạn là chữa lành, tiến bộ và tạo ra giá trị.


Nguồn
Living and Loving after Intimate Betrayal
Develop your healing identity.
Published on August 2, 2013 by Steven Stosny, Ph.D. in Anger in the Age of Entitlement
PsychologyToday

 
Sử dụng động cơ tự nhiên của nỗi đau để chữa lành, cải thiện, phục hồi

Nỗi đau là một món quà. Một cuộc sống không có đau đớn sẽ là cuộc sống ngắn ngủi và tê liệt.

Món quà của nỗi đau nằm trong chức năng sinh học của nó. Nó chi phối sự chú ý vì một mục đích: thúc đẩy những hành vi sẽ chữa lành, hồi phục và tiến bộ.

Chức năng báo động của nỗi đau là rõ ràng - nó làm tổn thương quá nhiều đến nỗi bạn khó mà nghĩ được bất kì điều gì khác. Vai trò làm động lực thúc đẩy của nó, dù ít rõ ràng, nhưng gây thúc ép. Sự va đập vào chân khiến bạn di chuyển tủ lạnh ra khỏi chân bạn. Một cơn đau ở lưng khiến bạn đứng thẳng dậy và làm giảm áp lực lên cột sống của bạn. Nhưng chỉ có một nơi trong cơ thể mà hành động sửa chữa là bất khả thi. Những tổn thương lên não thường quá nguy hiểm đến nỗi nhu cầu để nỗi đau làm động lực thúc đẩy hành vi sửa chữa là không. (Bạn có thể lấy mũi tên ra khỏi chân bạn nhưng không thể lấy khỏi đầu bạn).

Điều ngược lại của nỗi đau không phải là niềm vui. Điều ngược lại của nỗi đau là tình trạng tê liệt. Ví dụ, giả sử bạn không thể di chuyển tủ lạnh khỏi bàn chân của bạn và phải đợi sự cứu giúp. Cơn đau sẽ trở nên tệ hơn và tệ hơn - đến một lúc chân bạn sẽ trở nên tê liệt. Một khi bộ não của bạn biết rằng không có hành động nào sẽ giúp được, thì nó dừng xử lý những tín hiệu của cơn đau từ khu vực bị tổn thương.

Những kí ức về nỗi đau, giống như kinh nghiệm thật của nó, là hoàn toàn cần thiết cho sự sinh tồn và thoả mãn. Nhớ lại rằng bạn từng làm bỏng ngón tay trên một cái lò làm bạn cẩn thận hơn khi bạn cảm nhận hơi nóng. Nhớ lại về sự phản bội tình cảm làm bạn cảnh giác hơn trong tình yêu trong tương lai.

Đây là một sự thật quan trọng thường bị phớt lờ bởi một số nhà trị liệu tâm lý và những cuốn sách tự giúp bản thân: những kí ức về nỗi đau không phải nói về quá khứ, mà chúng được tiến hoá để giữ cho chúng ta an toàn trong hiện tại và tương lai. Chúng nhắm đến những giải pháp trong hiện tại chứ không phải trong quá khứ.

Thông điệp mang tính thúc đẩy của nỗi đau cảm xúc

Nỗi đau cảm xúc có nhiều hình thức. Hầu hết nỗi đau cảm xúc bao gồm một số cảm xúc tội lỗi, lo lắng, buồn hoặc xấu hổ, và tất cả những cảm xúc đó có quá nhiều sau khi bạn bị phản bội tình cảm. Mỗi cảm xúc mang theo một thông điệp về động cơ chữa lành khác nhau.

Sự tội lỗi được kích hoạt bởi nhận thức rằng bạn đã vi phạm những giá trị của bạn. Dù những kí ức của sự tội lỗi dường như nói về quá khứ, thì chức năng mang tính động lực thúc đẩy của nó là khiến bạn hành động theo những giá trị của bạn trong hiện tại, và đó là điều duy nhất sẽ giải toả nỗi đau.

Lo lắng là nỗi sợ rằng một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra; động cơ là học hỏi nhiều hơn về những gì có thể thực sự xảy ra và lên kế hoạch để ngăn ngừa nó hoặc đương đầu với nó. Không có gì sẽ giải toả nó, dù nhiều hành vi - hầu hết trong số chúng là không hay, nếu không nói là những hành vi có tính làm hại bản thân - sẽ tạm thời giúp tránh lo lắng.

Nỗi buồn nói về sự đánh mất một điều gì đó hoặc người nào đó mà bạn đề cao; thông điệp là đầu tư giá trị vào một người khác.

Xấu hổ nói về sự thất bại và không đủ đầy; động cơ là đánh giá lại, suy nghĩ lại, và tăng cường những nỗ lực của bạn để theo đuổi thành công trong tình yêu, những mối quan hệ, công việc, hoặc trong bất kì lĩnh vực nào mà bạn xem là thất bại. Kinh nghiệm của xấu hổ không bao giờ có ý nói rằng bạn là người thất bại; nó thực sự muốn nói với bạn là hãy dừng làm hoặc nghĩ những điều mà bạn đã từng nghĩ hoặc làm và thử một điều gì khác nhất quán với những giá trị sâu sắc hơn của bạn. Nếu chúng ta làm theo động cơ thúc đẩy của xấu hổ - thay vì làm đơn giản nó với sự tức giận, rượu, nghiện việc, hoặc bất kì điều gì khác - nó sẽ dẫn đến sự chữa lành, sự tiến bộ, và cuối cùng, một ý thức vững chắc về giá trị cốt lõi.


Nguồn:
Living and Loving after Betrayal
Using the Natural Motivation of Pain to Heal, Improve, Repair
Published on August 9, 2013 by Steven Stosny, Ph.D. in Anger in the Age of Entitlement
PsychologyToday

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top