Ai cũng sốc, ngỡ ngàng khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/4.
“Toàn khẩu hiệu”, “thiếu khả thi”, “không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam mười năm tới”... Đó là những nhận xét của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo.
Nặng dạy chữ, nhẹ dạy người
Theo ông Hiển, trong những yếu kém, bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện nay có “một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”.Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn..., nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông”.
Chương trình đổi mới sách giáo khoa.
Chưa hết, “đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không bắt kịp yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, chưa khắc phục được lối dạy học “truyền thụ một chiều”, chưa vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Phương thức đánh giá chất lượng giáo dục còn lạc hậu...”.Vẫn theo trình bày của ông Hiển, “xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Chương trình và sách giáo khoa hiện đại luôn yêu cầu vận dụng sáng tạo các tri thức đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các tình huống gần gũi, có thật trong thực tế nhằm giúp học sinh sống cùng cuộc sống của xã hội, đối mặt được với những thách thức có thật trong cuộc đời...
”.Lo về tính khả thi“
Để thực hiện đề án này cần bao nhiêu tiền?” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Tôi lo nhất là tính khả thi của đề án, trong đó có hai việc lớn: Một là nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; hai là cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để triển khai. Đến năm 2016 là bắt đầu rồi (dự kiến đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới - PV), tôi đề nghị các đồng chí cho biết là có làm được không? Đừng để đến lúc đó thực hiện không được lại đổ lỗi cho chất lượng đội ngũ không tốt, cơ sở vật chất không đáp ứng...”.Đáp lại, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Về cơ bản thì tại các địa phương đã có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện. Những trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất thì Nhà nước phải đầu tư thêm, đặc biệt là thiết bị công nghệ thông tin. Lần này sẽ bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên, cập nhật và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu. Giải thích của ông Hiển không làm các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yên tâm. “Người dân đọc dự thảo nghị quyết này sẽ không hình dung được mười năm tới nền giáo dục của nước ta như thế nào” - bà Trương Thị Mai nhận xét. Theo bà, chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa, có một khung chương trình chuẩn để nhiều người cùng viết sách đã đề cập từ năm 2000 đến nay vẫn chưa thực hiện được. Về trang thiết bị cũng vậy, lúc đó cũng quyết tâm lắm nhưng đi giám sát nhiều trường thấy xếp vào kho hết.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ “lo lắng về tính khả thi bởi nghị quyết thiếu những vấn đề cụ thể, mà chỉ nặng tính định hướng. Ví dụ chúng ta dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, bây giờ dành tiền làm sách giáo khoa thì sẽ ảnh hưởng gì đến những việc khác”. Ông Giàu nêu mục tiêu nghị quyết trung ương đặt ra là năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến khu vực, tức là chỉ còn 15-16 năm nữa.
Ông Nguyễn Vinh Hiển (Thứ trưởng Bộ GD-DT).
Bình luận về số tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng “34.000 tỉ đồng nói rằng nhiều thì cũng nhiều mà nói là ít thì cũng ít”. Với những trải nghiệm của mình khi tiếp xúc với các học giả nước ngoài, ông Dũng mong muốn đổi mới “cần biến tất cả những gì rất phức tạp hiện nay đang dạy cho các em thành những thứ rất đơn giản, để các em có thời gian học về nhân cách, về những thứ khác mà các em quan tâm và thích thú”.Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội.Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề. Dự luật này nhắm đến việc nâng cao chất lượng hệ thống trường dạy nghề, góp phần phân luồng trong giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chừng ấy cũng chưa đủ để thay đổi tình trạng “đại học hóa”, “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay mà còn cần nhiều chính sách, cơ chế cũng như thay đổi quan niệm xã hội.
“Toàn khẩu hiệu”, “thiếu khả thi”, “không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam mười năm tới”... Đó là những nhận xét của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo.
Nặng dạy chữ, nhẹ dạy người
Theo ông Hiển, trong những yếu kém, bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện nay có “một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”.Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn..., nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông”.
Chương trình đổi mới sách giáo khoa.
Chưa hết, “đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không bắt kịp yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, chưa khắc phục được lối dạy học “truyền thụ một chiều”, chưa vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Phương thức đánh giá chất lượng giáo dục còn lạc hậu...”.Vẫn theo trình bày của ông Hiển, “xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Chương trình và sách giáo khoa hiện đại luôn yêu cầu vận dụng sáng tạo các tri thức đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các tình huống gần gũi, có thật trong thực tế nhằm giúp học sinh sống cùng cuộc sống của xã hội, đối mặt được với những thách thức có thật trong cuộc đời...
”.Lo về tính khả thi“
Để thực hiện đề án này cần bao nhiêu tiền?” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Tôi lo nhất là tính khả thi của đề án, trong đó có hai việc lớn: Một là nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; hai là cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để triển khai. Đến năm 2016 là bắt đầu rồi (dự kiến đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới - PV), tôi đề nghị các đồng chí cho biết là có làm được không? Đừng để đến lúc đó thực hiện không được lại đổ lỗi cho chất lượng đội ngũ không tốt, cơ sở vật chất không đáp ứng...”.Đáp lại, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Về cơ bản thì tại các địa phương đã có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện. Những trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất thì Nhà nước phải đầu tư thêm, đặc biệt là thiết bị công nghệ thông tin. Lần này sẽ bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên, cập nhật và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu. Giải thích của ông Hiển không làm các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yên tâm. “Người dân đọc dự thảo nghị quyết này sẽ không hình dung được mười năm tới nền giáo dục của nước ta như thế nào” - bà Trương Thị Mai nhận xét. Theo bà, chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa, có một khung chương trình chuẩn để nhiều người cùng viết sách đã đề cập từ năm 2000 đến nay vẫn chưa thực hiện được. Về trang thiết bị cũng vậy, lúc đó cũng quyết tâm lắm nhưng đi giám sát nhiều trường thấy xếp vào kho hết.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ “lo lắng về tính khả thi bởi nghị quyết thiếu những vấn đề cụ thể, mà chỉ nặng tính định hướng. Ví dụ chúng ta dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, bây giờ dành tiền làm sách giáo khoa thì sẽ ảnh hưởng gì đến những việc khác”. Ông Giàu nêu mục tiêu nghị quyết trung ương đặt ra là năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến khu vực, tức là chỉ còn 15-16 năm nữa.
Ông Nguyễn Vinh Hiển (Thứ trưởng Bộ GD-DT).
Bình luận về số tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng “34.000 tỉ đồng nói rằng nhiều thì cũng nhiều mà nói là ít thì cũng ít”. Với những trải nghiệm của mình khi tiếp xúc với các học giả nước ngoài, ông Dũng mong muốn đổi mới “cần biến tất cả những gì rất phức tạp hiện nay đang dạy cho các em thành những thứ rất đơn giản, để các em có thời gian học về nhân cách, về những thứ khác mà các em quan tâm và thích thú”.Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội.Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề. Dự luật này nhắm đến việc nâng cao chất lượng hệ thống trường dạy nghề, góp phần phân luồng trong giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chừng ấy cũng chưa đủ để thay đổi tình trạng “đại học hóa”, “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay mà còn cần nhiều chính sách, cơ chế cũng như thay đổi quan niệm xã hội.