Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
"Bài ca ngất ngưởng" là một tác phẩm thuộc chương trình văn 11 của tác giả Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm giúp người đọc hình dung về Nguyễn Công Trứ với một phong cách sống, một lối sống đầy cá tính và bản lĩnh. Đồng thời, qua đó đã để lại trong mỗi người nhiều suy ngẫm, nhiều bài học quý giá. Dưới đây là bài soạn Bài ca ngất ngưởng mời bạn đọc tham khảo.
(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
“Ngất ngưởng” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau.
- Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.
- Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu
- Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ
- Từ "ngất ngưởng" cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
=> Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã dùng từ “ngất ngưởng” với một nghĩa rộng hơn, mới mẻ và rất thú vị.
Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan bởi:
+ Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.
+ Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.
=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lý tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.
Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.
- Dẫn chứng thể hiện sự "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ:
+ Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa
+ Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”.
=> Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó… Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.
- Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hướng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.
- Câu cuối: thể hiện sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình (Trong triều ai ngất ngưởng như ông).
=> Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của "lễ" và "danh giáo".
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật.
- Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).
- Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
- Về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về đối.
- Không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.
Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
Luyện tập (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
“Ngất ngưởng” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau.
- Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.
- Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu
- Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ
- Từ "ngất ngưởng" cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
=> Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã dùng từ “ngất ngưởng” với một nghĩa rộng hơn, mới mẻ và rất thú vị.
Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan bởi:
+ Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.
+ Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.
=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lý tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.
Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.
- Dẫn chứng thể hiện sự "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ:
+ Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa
+ Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”.
=> Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó… Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.
- Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hướng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.
- Câu cuối: thể hiện sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình (Trong triều ai ngất ngưởng như ông).
=> Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của "lễ" và "danh giáo".
Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật.
- Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).
- Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
- Về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về đối.
- Không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.
Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
Luyện tập (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Sưu tầm