Bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh “về một sự kiện mới xảy ra được mọi người hoặc một số người quan tâm. Tin thường được thông báo nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt báo ngày, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình”.
Trong thời đại ngày nay, do nhu cầu nắm bắt, trao đổi thông tin của xã hội là hết sức cấp thiết nên bản tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày.
- Bản tin có nhiều loại: tin ảnh (bao gồm ảnh tĩnh và ảnh động), tin chữ...
Trong phạm vi chương trình, chủ yếu làm quen với tin chữ.
- Tin chữ gồm:
+ Tin vắn: tin không có đầu đề, dài dưới 100 chữ.
+ Tin thường: độ dài từ 100 chữ đến 350 chữ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong phần tin chữ.
+ Tin tường thuật: tin phản ánh từ đầu đến cuối một sự kiện nào đó.
+ Tin tổng hợp: tin phản ánh nhiều sự kiên từ nhiều nguồn khác nhau thành một hiện tượng đáng qua tâm.
b) Yêu cầu đối với bản tin
- Mới mẻ, giàu tính thời sự.
- Các sự kiện được nêu chân thực, chính xác.
- Ngắn gọn, cô đọng, gây chú ý.
3. Cấu trúc của bản tin
Ở dạng đầy đủ nhất, bản tin thường có cấu trúc hai phần
- Đầu đề (tít bài, tiêu đề, tên tin): Ngắn gọn, gây tò mò, hấp dẫn, hé lộ lượng thông tin quan trọng nhất.
- Nội dung: Chính xác về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả của các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Các sự kiện quan trọng hơn được nêu trước.
II. RÈN KĨ NĂNG
Câu hỏi
1. Theo anh (chị), các bản tin sau đây thuộc loại bản tin nào? Phân tích đăc điểm, cấu trúc của bản tin để khẳng định ý kiến của mình:
a. Theo Bisiness Review Weekly với tổng trị giá khoảng 200 triệu USD, nữ diễn viên tóc vàng Ni-câu Kít-man đã trở thành người giàu thứ tư Au-xtra-li-a và là phụ nữ giàu nhất nước này năm 2006.
(Báo Người đại biểu nhân dân, 20 – 9 – 2006)
b. THÊM MỘT BẢN DỊCH TRUYỆN KIỀU SANG TIẾNG NHẬT
Ngày 17 – 3 – 2005 vừa qua tại thành phố Ô-ka-y-a-ma, Nhật Bản, ông Sây-ghi Sa-tô và nữ thi sĩ Y-ô-si-cô Ku-rô-da, đồng dịch giả, đã tổ chức giới thiệu quyển Truyện Kiều của Việt Nam đã được ông, bà dịch sang tiếng Nhật. Gần một trăm vị khách, gồm các quan chức, đại diện các cơ quan văn hoá, văn nghệ sĩ, nhà báo, bạn đọc Nhật Bản và thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam đã đến dự. Đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã giới thiệu với độc giả về thân thế, sự nghiệp văn học của thi hào Nguyễn Du và chúc mừng thành công của hai dịch giả người Nhật. Đây là lần thứ tư Truyện Kiều được các dịch giả Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật từ các bản tiến Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh. Bản dịch lần này của ông Sây- ghi Sa-tô và bà Y-ô-si-cô Ku-rô-da dịch từ cuốn Truyện Kiều song ngữ Việt – Anh do nhà xuất bản Văn học ấn hành.
(Báo Văn nghệ, ngày 15 – 5 – 2005)
Gợi ý trả lời
- a là tin vắn: có ít hơn 100 chữ, không có phần tiêu đề (và kết luận), chỉ có phần nội dung.
- b là tin thường: có nhiều hơn 100 chữ nhưng ít hơn 350 chữ, có phần tiêu đề, có phần nội dung.
2. Hãy sắp xếp lại cấu trúc và đặt đầu dề cho bản tin sau đây sao cho hợp lí.
a. Dự kiến sau khi hoàn thành, chiếc đèn kéo quân này sẽ được đưa đến Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội vào đúng tối rằm Trung thu để chung vui với thiếu nhi Hà Nội trong chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Chiếc đèn cao 6m, đường kính 2,5m, và mặt đáy rộng 9m2, có cấu tạo gồm ba phần rời nhau là hai thân đèn và đế đèn nên có thể tháo lắp dễ dàng khi di chuyển.
c. Ngày 18 – 9, chiếc đèn kéo quân lớn nhất từ trước tới nay đã được nghệ nhân Vũ Văn Sinh ở xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Tây cùng với một số nghệ nhân khởi dựng.
Gợi ý trả lời
- Sắp xếp theo cấu trúc c – b – a: Nguồn gốc chiếc đèn đặc biệt - Đặc điểm chiếc đèn – Dự kiến mục đích sử dụng.
- Đặt tiêu đề: “Chiếc đèn Trung thu khổng lồ”.
Sử dụng từ Hán Việt hợp lí, đúng ngữ cảnh sẽ khiến cho câu văn hàm súc, trang trọng. Nhưng cần tránh các trường hợp lạm dụng từ Hán Việt.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Đọc câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:
Trời nghe hạ giới ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
(Tản Đà - Hầu trời)
a. Nghĩa của tiếng, từ:
- hạ: ở dưới
- giới: phạm vi, danh giới, một vùng đất.
- hạ giới: thế giới của người trần trên mặt đất.
b. Nghĩa của hai từ cảnh giới:
- Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới(1) khác với vạn vật khác còn nguyên hình tướng.
(Bửu ý - Đam mê)
- Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới (2).
+ Cảnh giới (1): bờ cõi. + Cảnh giới (2): trông chừng, canh gác để báo động kịp thời.
c. Chỉ ra nghĩa của tiếng giới trong những từ Hán Việt:
- "Giới" nghĩa là " phạm vi, ranh giới" trong các từ: Biên giới, địa giới, giới hạn, phân giới, giới tính, nam giới, thế giới
- "Giới" nghĩa là "vũ khí" trong các từ: khí giới, quân giới
- "Giới" nghĩa là "phòng tránh, cấm" trong các từ: giới nghiêm, giới luật
- "Giới" nghĩa là " ở giữa hai bên" trong các từ: giới thiệu, giới từ
d. Những từ Hán Việt khác có tiếng hạ với nghĩa như trong từ hạ giới: hạ tiện, hạ thần, hạ dân...
đ. Nghĩa của từ hạ giới là "cõi trần", đối lập với "thượng giới" là "cõi tiên"; nghĩa của từ "trần giới" cũng là "cõi trần" nhưng đối lập với nó là "tiên giới".
2. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
(Xuân Diệu)
a. Nghĩa của tiếng, từ:
+ nhân: loài người.
+ gian: khoảng giữa, một căn nhà.
+ nhân gian: chỗ người ở, cỗi đời.
b. Nghĩa của tiếng nhân trong các từ:
+ "nhân" nghĩa là "hạt giống" trong các từ: nguyên nhân, nhân quả, nhân tố
+ "nhân" nghĩa là "người" trong các từ: nhân ái, danh nhân, nhân cách, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân loại, nhân khẩu, nhân sâm, nhân sinh, nhân tài, nhân tạo, nhân thọ, nhân văn
c. Nghĩa của tiếng gian trong các từ:
+ "gian" nghĩa là "khoảng giữa" trong các từ: dân gian, không gian, thế gian, trung gian, dương gian
+ "gian" nghĩa là "dối trá" trong các từ: gian hiểm, gian hùng, gian tà, gian tặc, gian thần
+ "gian" nghĩa là "khó khăn" trong các từ: gian lao, gian nan, gian nguy, gian truân
3. Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho
(Nguyễn Bính - Tương tư)
a. Nghĩa của tiếng, từ:
- tương: nhau
- tư: nhớ
- tương tư: nhớ nhau (giữa nam và nữ)
b. Những từ Hán Việt khác có tiếng tương với nghĩa như trong từ tương tư: tương phùng, tương tri.
c. Phân biệt nghĩa của các từ tương tư, tương tri (Từ rằng : “Tâm phúc tương tri / Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình, (Nguyễn Du, Truyện Kiều), tương tàn (“Xin quy thuận Tạ thành / Miễn tương tàn cốt nhục” - Sơn Hậu)
+ Tri là biết, tương tri là hiểu nhau
+Tàn là làm hại, tương tàn là làm hại nhau
Điểm khác biệt giữa hai từ là: Tương tri là sự hiểu nhau, xuất phát từ hai phía, còn tương tư và tương tàn có thể chỉ xuất phát từ một phía
d. Nghĩa của tiếng tư trong những từ Hán Việt sau:
+ Tư nghĩa là tiền của, địa vị trong các từ: tư sản, đầu tư,tư bản, tư cách, tư liệu có. + Tư có nghĩa là bẩm sinh trong từ tư chất.
+ Tư có nghĩa làcó tính chất cá nhân trong các từ: tư hữu, tư doanh.
+ Tư có nghĩa là quản lí, chủ trì trong các từ: tư lệnh, tư pháp
+ Tư có nghĩa là suy nghĩ, nhớ trong các từ: tư tưởng, tư duy, tư biện.
+ Tư có nghĩa là hỏi thăm, mưu kế trong từ tư vấn
4. Chong đèn, huyện trưởng lo công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
a. Nghĩa của tiếng, từ:
+ thái (trong thái bình): an vui.
+ bình (trong thái bình): yên ổn.
b. Nghĩa của tiếng thái trong những từ sau:
- "thái" nghĩa là "rất, lớn" trong các từ: thái giám, thái hậu, thái sư, thái tử, thái cực, thái dương, thái cổ
- "thái" nghĩa là "màu mỡ": thái ấp
- "thái" nghĩa là "tình trạng bề ngoài": thái độ
c. Nghĩa của tiếng bình trong những từ sau đây
+ bình trong các từ bình dân, bình dị: chỉ mức độ giữa tốt và xấu, thường.
+ bình trong các từ bình diện, bình đẳng, bình định, bình nguyên, bình quân, bình phương, trung bình có nghĩa là: bằng phẳng, ngang hàng, đều nhau.
+ bình trong các từ bình luận, phê bình: tỏ ý khen chê nhằm đánh giá, nghị luận.
+ bình trong các từ bình phong, bình đồ có nghĩa là: ngăn che.
+ bình trong các từ bình tĩnh, bình phục có nghĩa là: yên ổn.
Chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao tập trung chủ yếu vào văn nghị luận, ngoài ra còn có văn bản ứng dụng về phong cách ngôn ngữ báo chí, phỏng vấn, bản tin.
Văn nghị luận đã được học ở các lớp dưới, nay được tiếp tục phát triển thêm vấn đề mới là thao tác phân tích, thao tác so sánh.
2. Các câu 2, 3, 4, 6, 7 tham khảo phần lí thuyết SGK và các phần “Kiến thức cơ bản” trong sách này.
Câu 5. Một vài đoạn văn phân tích và so sánh hay, độc đáo
“Nhân vật trong Tắt đèn, đậm nét nhất vẫn là chị Dậu. Trong Tắt đèn, lũ người ác đại biểu cho các kiểu bát nghĩa bất lương, cũng khá đông đấy. Những cái mồm cái giọng điệu phản diện cũng khá ồn ào. Nhưng chúng vẫn không bịt được mồm chị Dậu. Tiếng nói của chị Dậu vẫn nhiều dư vang. Qua lời qua việc người đàn bà nhân vật chính, thấy cái ý chính của người đàn ông Ngô Tất Tố. Chị Dậu đây, nếu tôi không sai lầm, đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi. Và sự phân thân ấy có tính tư tưởng, có tính nghệ thuật.
(...) Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắtđèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên” (Nguyễn Tuân)
“Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Vì lúc đó (1939) tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường.
Tôi thường nói vui rằng cảnh trên sông nước có khói sóng làm cho thôi Hiệu buồn, nhớ quê; còn tôi thì không có khói sóng cũng da diết nhớ quê hương. Bài Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đường với những nét hiện đại...” (Huy Cận)
Câu 8. Thống kê, phân loại và nhận xét các đề văn từ bài viết số 1 đến bài viết số 3.
- Tổng số có 14 đề
- 4 đề trong Bài viết số 1 (nghị luận xã hội) tập trung vào những vấn đề và hiện tượng có thật trong cuộc sống;
- 5 đề của Bài viết số 2 (nghị luận xã hội) tập trung bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí;
- Năm đề về nghị luận Văn học trong Bài viết số 3 bàn về một số tác phẩm văn học trung đại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Vịnh khoa thiHương (Tú Xương)...
Đa số các đề đều ra theo hướng mở, cho phép người viết phát huy sự sáng tạo, đa dạng trong cách viết, cách trình bày...
Câu 9. Mục đích, nội dung, yêu cầu và những lưu ý cần thiết về bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
(Có thể tham khảo phần Kiến thức cơ bản của Bài viết số 4 sách này).
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm
Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, ... Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet...hình thức thường gặp là phỏng vấn trực tiếp.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và đời sống xã hội; có tác dụng tốt giúp lứa tuổi thanh niên học sinh rèn luyện khă năng quan sát, phân tích và thái độ chủ động tự tin trong giao tiếp.
2. Yêu cầu
- Đối với người phỏng vấn: với mục đích khai thác, thu nhận thông tin, người phỏng vấn cần chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn, xác định mục đích phỏng vấn, có hiểu biết về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, xây dựng đề cương phỏng vấn với hệ thống câu hỏi phù hợp; khi phỏng vấn cần có thái độ tôn trọng người được phỏng vấn và tôn trọng các quy tắc giao tiếp, biết cách hỏi, khéo léo, biết lái nội dung câu chuyện sao cho suôn sẻ và đạt hiệu quả phỏng vấn.... Sau khi phỏng vấn, sửa chữa và sử dụng một cách trung thực nội dung thông tin đã thu nhận được có sự đồng ý của người được phỏng vấn, trình bày dưới hình thức hỏi đáp trực tiếp hoặc theo lối tường thuật.
- Đối với người được phỏng vấn: cần có trách nhiệm với thông tin mà mình cung cấp, chỉ nên trả lời những gì mình đã nắm bắt rõ ràng. Có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi nhưng nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại; cần tự tin, phản xạ nhanh trước các câu hỏi, trả lời ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
3.Một số lưu ý
Khi xây dựng đề cương phỏng vấn cần:
- Định hướng cụ thể, rõ ràng nội dung phỏng vấn.
- Câu hỏi đặt ra phải tập hợp được các ý tưởng của người phỏng vấn về một vấn đề nhất định, đồng thời có những câu hỏi then chốt để phát triển mạch phỏng vấn.
- Phán đoán các trước phương án trả lời của đối tượng để có những phản ứng phù hợp, đặt thêm câu hỏi phụ để có thông tin cần thiết.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Vấn đề dự định phỏng vấn đối với mỗi đối tượng
a. Đối tượng phỏng vấn là thầy (cô) hiệu trưởng
Vấn đề dự định phỏng vấn: lịch sử truyền thống, thành tích giáo dục, đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà trường; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể địa phương...
b. Đối tượng phỏng vấn là một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường
Vấn đề dự định phỏng vấn: tình cảm nghề nghiệp, những học sinh, đồng nghiệp để lại ấn tượng sâu đậm cho thầy cô; những kỉ niệm sâu sắc, khó phai trong sự nghiệp dạy học, những thành tích nổi bật, ...
c. Đối tượng phỏng vấn là bác lao công, người có nhiều năm làm việc tại trường
Vấn đề dự định phỏng vấn: về sự thay đổi của nhà trường; những kỉ niệm, những tình cảm, những suy nghĩ về các cháu học sinh, công việc,...
2+4. Hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng và dự kiến nội dung trả lời)
- Thầy (cô) hiệu trưởng:
+ Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thể kể cho chúng em nghe những chặng đường lịch sử truyền thống của nhà trường được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được từ câu trả lời: ngày thành lập trường, lịch sử phát triển (các mốc lịch sử quan trọng đối với nhà trường, những biến đổi về quy mô, cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, học sinh..., một vài kỉ niệm những năm đầu thành lập trường...)
+ Trong những năm học qua, trường ta đã đạt được rất nhiều những thành tích đáng ghi nhận, thầy (cô) có thể điểm qua những thành tích nổi bật nhất được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được: một số thành tích giáo dục của nhà trường về thi học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi, các danh hiệu nhà trường đã đạt được, các hoạt động TDTT, tấm gương GV và HS...).
+ Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, vậy trong những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm như thế nào từ phía các ban ngành đoàn thể của địa phương ạ?
(Dự kiến thông tin có được: Sự quan tâm, giúp đỡ phối hợp hoạt động của chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên...các hoạt động cụ thể)
- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường:
+ Thưa thầy (cô), là một người đã công tác rất lâu năm tại trường, hôm nay trong không khí kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy (cô) có thể chia sẻ với chúng em những tình cảm nghề nghiệp, những suy nghĩ của thầy (cô) về các thế hệ học sinh mà thầy (cô) từng dạy dỗ được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được: Lòng yêu nghề, sự tin tưởng, tự hào; những nhận xét và tình cảm của mình đối với học sinh; một vài kỉ niệm về học sinh.)
+ Thưa thầy (cô), tâm trạng của cô trong những đầu tiên đến dạy tại trường và hiện giờ có gì khác nhau không ạ? Và bây giờ thấy (cô) nghĩ gì về thế hệ học sinh chúng em?
(Dự kiến thông tin có được: Kể về những ngày đầu đến dạy tại trường, nói về điểm giống và khác nhau giữa hai thời gian công tác; lòng yêu quý, sự tin tưởng đối với học sinh...).
- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:
+ Nêu lí do phỏng vấn, cảm ơn bác, người đã ba ngày tháng không biết mệt mỏi để giữ cho ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
+ Bác đã gắn bó với nhà trường bao nhiêu năm rồi ạ? Trong thời gian qua bác thấy nhà trường có những biến đổi như thế nào a?
(Dự kiến thông tin có được: Số năm công tác, những thay đổi của nhà trường, khang trang, sạch đẹp hơn...)
+ Sau nhiều năm gắn bó với nhà trường, bác hãy chia sẻ cùng chúng cháu một vài kỉ niệm đáng nhớ giữa bác và nhà trường? Bác nghĩ gì về những học sinh như chúng cháu?
(Dự kiến thông tin có được: một vài kỉ niệm, lòng yêu mến học sinh...)
3. Dự kiến lời mở đầu và kết thúc với mỗi đối tượng
- Thầy (cô) hiệu trưởng:
+ Lời mở đầu: Thưa thầy (cô), sắp đến ngày 20 -11, chúng em mong muốn có thêm hiểu biết về truyền thống dạy và học của nhà trường để đưa vào “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp em. Vậy, mong thầy (cô) chia sẻ với chúng em một số thông tin về truyền thống dạy và học rất đáng tự hào của trường.
+ Lời kết thúc: Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Thầy (cô) đã giúp chúng em thêm tự hào về ngôi trường yêu quý của mình! Chúng em kính chúc thầy (cô) mạnh khoẻ tiếp tục thúc đẩy nhà trường đi lên trong sự nghiệp trồng người.
- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường:
+ Lời mở đầu: Thưa thầy (cô), sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày mà cả đất nước tôn vinh nghề giáo, chắc hẳn thầy (cô) đang có rất nhiều tâm sự, cảm xúc. Vậy chúng em rất mong thầy (cô) sẽ chia sẻ với chuyên mục “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp chúng em những suy nghĩ về nghề nghiệp, về tình cảm đối với học sinh chúng em.
+ Lời kết thúc: Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Qua những lời chia sẻ của thầy (cô) chúng em thêm biết ơn những tình cảm và công lao dạy dỗ của các thầy, các cô đối với chúng em; chúng em thêm tự hào về mái trường THPT...của mình. Chúng em xin kính chúc thầy (cô) dồi dào sức khoẻ để tiếp tục đón nhận nhiều hơn nữa những tình cảm chân thành sâu sắc của học sinh chúng em!
- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:
+ Lời mở đầu: Thưa bác, bác là một người thầy (người cô) thứ hai dạy chúng cháu những bài học rất thực tế về giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Hôm nay trong không khí chào mừng ngày 20/11 chúng cháu rất mong bác sẽ chia sẻ đôi điều tâm sự với chuyên mục “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp cháu. Bác đồng ý bác nhé! + Lời kết thúc: Chúng cháu cảm ơn bác rất rất nhiều, chúng cháu hứa sẽ giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ để được bác tiếp tục yêu quý! Chúng cháu chúc bác mạnh khoẻ và càng ngày càng thu được ít rác ạ!
5. Trình bày bài phỏng vấn
Tham khảo bài “Thăm nhà bác “Dế Mèn”” (SGK, tr. 225) và dựa vào các nội dung trên để trình bày các bài phỏng vấn.
Hướng dẫn soạn bài : Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Tham khảo phần Kiến thức cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Khi xây dựng đề cương phỏng vấn, chú ý nên:
+ Đặt vào tình huống cụ thể để việc luyện tập được tiến hành một cách tự nhiên.
+ Hỏi ý kiến nhận xét của người được phỏng vấn. (Thấy vấn đề như thế nào? Nhận xét gì về vấn đề này hiện nay?...)
+ Hỏi về qua điểm riêng. (Nghĩ gì? Quan niệm thế nào về vấn đề?...)
+ Liên hệ cá nhân người được phỏng vấn. (Họ đã như thế nào trong vấn đề này?..).
II. RÈN KĨ NĂNG
a. Vấn đề trang phục của học sinh trong học tập và sinh hoạt:
(Đối tượng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: Học sinh)
+ Bạn nghĩ thế nào là một bộ trang phục đẹp?
+ Giới trẻ hiện giờ đang rất sôi động với nhiều trào lưu mốt.Vậy bạn nghĩ gì về mốt?
+ Theo bạn có cần thiết phải phân biệt trang phục đi học và trang phục tham gia các sinh hoạt khác không?
+ Bạn nghĩ sao về việc học sinh mặc đồng phục đến trường?
+ Bạn thường sử dụng trang phục như thế nào trong các dịp dã ngoại, đi học?
b. Tình bạn, tình yêu tuổi học đường.
(Đối tượng phỏng vấn: học sinh; đối tượng trả lời phỏng vấn: phụ huynh học sinh)
+ Thưa bác, bác nghĩ sao về tình yêu tuổi học trò ạ? Bác đồng tình hay phản đối ạ?
+ Cho cháu hỏi một ý hơi riêng tư một chút: Anh, chị nhà bác có hay xin đi chơi cùng bạn bè không? Bác có cho rằng đi chơi cùng bạn bè nhiều là a dua đàn đúm không ạ?
+ Bác nghĩ sao về bạn bè của con cái mình? Bác có tin tưởng vào sự lựa chọn bạn của con cái không?
+ Theo bác, phụ huynh có nên can thiệp vào các mối quan hệ riêng tư như tình bạn, tình yêu của con cái không?
+ Theo bác, phụ huynh có nên đọc nhật kí của con cái không?
c. Ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ.
(Đối tượng phỏng vấn: học sinh; đối tượng trả lời phỏng vấn: một Đoàn viên ưu tú)
+ Bạn quan niệm thế nào về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ? Theo bạn ước mơ, hoài bão có vai trò như thế nào đối với sự rèn luyện, phấn đấu của tuổi trẻ?
+ Bạn nghĩ gì về một bộ phận thanh niên hiện nay đang sống không ước mơ, hoài bão?
+ Bạn nghĩ gì về trách nhiệm của cán bộ Đoàn trong việc khơi dậy những ước mơ, hoài bão cho Đoàn viên trong cơ sở Đoàn của mình?
+ Cơ sở Đoàn của bạn đã có những hoạt động gì để xây dựng ý thức tạo dựng ước mơ, hoài bão của Đoàn viên?
+ Ước mơ, hoài bão của bạn là gì?
d. Lễ hội văn hoá của quê hương.
(Đối tượng phỏng vấn: học sinh; đối tượng trả lời phỏng vấn: một du khách trẻ tuổi)
+ Chào bạn! Bạn từ đâu đến?
+ Đây là lần thứ mấy bạn đến đây?
+ Bạn thấy không khí Lễ hội năm nay thế nào? Có khác gì mọi năm không? Bạn nghĩ gì về sự khác biệt ấy?
+ Bạn có hay đi tham quan các Lễ hội Văn hoá không? Quê bạn có Lễ hội Văn hoá nào?
+ Bạn nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta trong việc giữ gìn và phát huy vốn truyền thống Văn hoá dân tộc?
e. Thanh niên Việt Nam trong dịp giao lưu với bạn bè quốc tế.
(Đối tượng phỏng vấn: học sinh; đối tượng trả lời phỏng vấn: một thanh niên VN trực tiếp tham gia giao lưu với bạn bè quốc tế)
+ Chào bạn! Là người may mắn được đại diện cho hành nghìn thanh niên VN tham dự cuộc giao lưu, cảm xúc của bạn thế nào?
+ Bạn bè quốc tế nghĩ gì về Việt Nam?
+ Đến với buổi giao lưu, các bạn đã giới thiệu điều gì của VN với bạn bè Thế giới?
+ Bạn nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ thanh niên chúng ta sau buổi Giao lưu này?
+ Còn với riêng bạn thì sao, có lẽ bạn đã thu hoạch được rất nhiều điều bổ ích, bạn có thể chia sẻ được chứ?
- Phần Đọc – hiểu tác phẩm văn học: Nắm vững Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, đề tài, cốt truyện, nhân vật, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ, các yếu tố nghệ thuật nổi bật...thuộc lòng các tác phẩm thơ. Chú ý thực hành đọc-hiểu, phân tích, bình giá các văn bản tác phẩm.
- Phần Tiếng Việt và Làm văn: Nắm vững tất cả các nội dung lí thuyết đồng thời chú ý phần Thực hành và Rèn luyện kĩ năng.
2. Về hình thức
- Cần thấy được yêu cầu của tính chất tích hợp của ba phân môn Đọc – hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các phần Thực hành, Rèn luyện kĩ năng của cả ba phân môn.
- Cấu trúc một bài Kiểm tra - Đánh giá cuối học kì gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận với tỉ lệ thông thường 3/7 hoặc 4/6.
Phần trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cả ba phân môn.
Phần tự luận sẽ được chia nhỏ và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
II. GỢI Ý LÀM ĐỀ LUYỆN TẬP CUỐI HỌC KÌ
Phần I. Trắc nghiệm
Đọc đoạn văn (trang 274 – 275 SGK)
Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng (phương án in đậm là đáp án đúng)
1. Vì sao đoạn văn trên được coi là một đoạn văn ghị luận?
A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục.
B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ.
C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo. D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và luận chứng.
2. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với đoạn trích trên?
A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
B. Hồ Xuân Hương – "Bà chúa thơ nôm" C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương
D. Nội dung thơ hồ Xuân hương
3. Ý nào sau đây có thể xem là luận điểm của đoạn văn?
A. Xuân hương cũng là một "nhà nho", cũng giỏi chữ hán B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, thơ hồ Xuân hương có tính dân tộc hơn cả.
C. Nội dung thơ hồ Xuân Hương toát lên từ đời sống bình dân, hằng ngày.
D. Xuân hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vớt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.
4. "Cái đèo ba Dội của Xuân hương rõ là đèo Ba Dội (...), phong cảnh sống cứ cựa quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ". Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là?
A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay.
B. Thơ hồ Xuân hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan.
C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Hồ Xuân Hương. D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ hồ Xuân Hương.
5. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương". Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào?
A. Không có thi sĩ nào ở nớưc ta làm nhiều thơ như Hồ Xuân hương.
B. ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Hồ Xuân hương. C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân hương.
D. Trên đất nước ta đâu cũng thấy hình bóng Xuân hương.
6. "... khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình". Các chi tiết trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào?
A. Giỏi chơi chữ B. Giỏi chữ Hán
C. Giỏi htuốc bắc
D. Giỏi câu đối
7. Trong đoạn văn trên, trơ Hồ Xuân hương được so sánh với thơ của ai?
A. Chu mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan
B. Ôn Như hầu và Chu mạnh Trinh C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như hầu
D. Bà Huyện Thanh Quan
8. "Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài Khán Xuân." Câu văn trên mắc lỗi nào?
A. Dùng sai nghĩa của từ
B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ
C. Câu thiếu chủ ngữ D. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
9. Thay cụm từ ầo cho đúng và hay vào chỗ trống trong câu văn sau: "Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, có lẽ thơ hồ Xuân hương ..."
A. luôn đi trước
B. luôn tiêu biểu C. giành giải nhất
D. hay tuyệt vời
10. ". "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương". Cách diến dạt nào dưới đây tương đương với câu trên?
A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên đất nước ta nhiều như Xuân Hương.
C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương. D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương.
11. "Xuân hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình". Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. so sánh B. liệt kê
C. Điệp ngữ
D. Phóng đại
12. Nội dung chính Xuân diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì? A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc
B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác
C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động
D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước
Đáp án:
1. D 5. C 9. C
2. C 6. B 10. D
3. B 7. C 11. B
4. D 8. D 12. A
Phần II. Tự luận
Câu 1. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.
Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.
Mở đoạn:
- Trích dẫn câu nói của Dê-nông “Chúng ta....ít hơn”
Thân đoạn:
- Giải thích
+ Nghĩa đen: Con người “có hai tai” nhưng chỉ có “một miệng”. Vậy nên cần “nghe nhiều hơn” và “nói ít hơn”.
+ Nghĩa bóng: Con người phải biết lắng nghe và chỉ nói những điều cần thiết.
- Tại sao lại như vậy?
+ Cuộc sống cần sự đồng cảm. Con người phải biết lắng nghe tiếng nói của đồng loại.
+ “Im lặng là vàng” chỉ nói những điều cần thiết và phải suy nghĩ trước khi nói.
+ Phê phán những biểu hiện xấu, chỉ nói mà không làm, khồg chịu lắng nghe ý kiến của người khác.
Kết đoạn:
- Rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2. Chọn một trong các đề sau để viết thành bài văn ngắn trọn vẹn.
a) Bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân và bút pháp lãng mạn trong văn Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù.
Thân bài
- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp cường điệu hoá:
+ Nhân vật Huấn Cao văn võ toàn tài như một huyền thoại.
+ Tù nhân ung dung rất mực, quản ngục khúm núm qua mức.
- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp đối lập:
+ Người tài cao (Huấn Cao) nhưng số phận éo le, trắc trở.
+ Người tù ung dung tự tại, người quản ngục khúm núm cúi mình.
+ Cảnh tượng cho chữ thiêng liêng diễn ra trong chốn tù ngục tối tăm ẩm thấp.
- Đánh giá bút pháp lãng mạn trong tác phẩm: góp phần khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật chính.
Kết bài
- Khẳng định vai trò của bút pháp lãng mạn trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.
- Khẳng định vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam.
b) Chí Phèo của Nam Cao – một nhân vật điển hình.
Mở bài
- Đề tài người nông dân trong Văn học trước Cách mạng tháng 8 – 1945.
- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình cho số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 – 1945.
Thân bài:
- Khái niệm nhân vật điển hình:
- Thời đại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Chế đọ nửa thực dân nửa phong kiến.
- Chí Phèo điển hình cho người nông dân VN trước CM về thân phận bọt bèo, nghèo khó (xuất thân, nguồn gốc của Chí...), số phận lênh đênh trôi nổi nhưng bản chất vô cùng lương thiện, khát khao cuộc sống yên bình (Chí Phèo từ chối bà Ba nhà lí Kiến, ước mơ thời trẻ, buổi sáng sau khi gặp Thị Nở...).
- Số phận Chí Phèo cũng điển hình cho con đường dẫn đến lưu manh hoá, tha hoá về nhân phẩm của người nông dân trước CM (Bản chất lương thiện – bị chế độ cường hào lí trưởng của xã hội thực dân nửa phong kiến vùi giập, bóp nghẹt + bị nhà tù thực dân đày ải, làm hoen ố nhân phẩm – trượt dài trên con đường tội lỗi, trở thành “con quỷ làng Vũ Đại”)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Giá trị của nhân vật: Giá trị nhân đạo (đồng cảm với người nông dân) và giá trị hiện thực (tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến)
Kết bài
- Khái quát hình tượng Chí Phèo và giá trị nhân vật.
- Khẳng định tài năng và vị trí của nhà văn Nam Cao trong nền Văn học VN.
c) Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”)
Mở bài
- Giới thiệu về Vũ Trọng Phụng và bút pháp châm biếm.
- Giới thiệu bút pháp châm biếm trong đoạn trích.
Thân bài
- Mâu thuẫn trào phúng: Tiêu đề “Tang gia” - “Hạnh phúc”
- Cái chết của cha, ông, cụ (cha cụ cố Hồng) - Niềm hạnh phúc, vui sướng của một đám con, cháu, chắt...
+ Hạnh phúc của cụ cố Hồng: được chống gậy, ho khạc...giả tạo, sĩ diện.
+ Hạnh phúc của ồn Phán mọc sừng: được chí thêm tiền...vụ lợi.
+ Hạnh phúc của cô Tuyết, cậu tú Tân...
-> Tất cả phơi bày bộ mặt đểu giả, tàn nhẫn, lố bịch của tầng lớp thượng lưu rởm một cách sâu cay, mai mỉa.
- Cách miêu tả đám tang: miêu tả toàn cảnh “Đám cứ đi”; miêu tả cận cảnh, những câu chuyện phiếm, chim chuột bên lề...->mỉa mai, phơi bày bộ mặt xã hội.
- Lời văn, ngôn ngữ: hài hước, trào phúng “chết hẳn”, “cả chữ trinh”, “Thật là một đám ma to tát....nếu không gật gù cái đầu”
- Giá trị nghệ thuật bút pháp châm biếm: góp phần lớn vào thành công tác phẩm, tăng giá trị tố cáo.
Kết bài
- Khẳng định thành công và giá trị của tác phẩm.
- Khẳng định tài năng và vị trí nhà văn Vũ Trọng Phụng.