Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Tác phẩm Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của nhà thơ Trần Tế Xương hiện thực lại vừa trữ tình. Qua đó khẳng định được tài năng của ông khi đã nói lên được cả cái bản chất của xã hội lúc bấy giờ. Dưới đây là bài soạn Vịnh khoa thi Hương - tác phẩm thuộc chương trình văn 11, mời bạn tham khảo để nắm tổng quan tác phẩm.
(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1. Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ lẫn).
- Theo lệ thường “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Ba năm có một khoa thi thi Hương.
- Điều khác thường:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
Sĩ tử “lôi thôi, vai đeo lọ” gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
Quan trường “ậm ọe, miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài.
=> Từ đó cho thấy cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ. Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Câu 3. Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.
Quan sứ: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”: cho thấy sự đón tiếp trọng thể.
Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương.
Nghệ thuật đối: lọng - váy, trời - đất, quan sứ - mụ đầm nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.
Câu 4. Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Câu hỏi tu từ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”: thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
- Tâm trạng, thái độ: sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nha.
=> Bài thơ đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1. Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ lẫn).
- Theo lệ thường “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Ba năm có một khoa thi thi Hương.
- Điều khác thường:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
Sĩ tử “lôi thôi, vai đeo lọ” gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
Quan trường “ậm ọe, miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài.
=> Từ đó cho thấy cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ. Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Câu 3. Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.
Quan sứ: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”: cho thấy sự đón tiếp trọng thể.
Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương.
Nghệ thuật đối: lọng - váy, trời - đất, quan sứ - mụ đầm nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.
Câu 4. Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Câu hỏi tu từ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”: thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
- Tâm trạng, thái độ: sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nha.
=> Bài thơ đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước.
Sưu tầm