Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Tác phẩm vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác thể hiện đời sống xa hoa của chúa Trịnh và thái độ khinh thường của tác giả. Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực đặc sắc. Dưới đây là một bài soạn chi tiết nhất cho tác phẩm để học sinh có cái nhìn tổng quan trước về bài học.
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh ghi lại một cách khá tỉ mỉ quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài → trong, từ bao quát đến cụ thể):
- Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm
- Canh giữ nghiêm ngặt
- Cảnh trí khác lạ: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm...
- Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc
- Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rộng, nệm gấm, màn là...
=> Quang cảnh cực kỳ xa hoa, lộng lẫy.
* Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách:
- Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường.
- Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi.
- Trong cuộc tiếp kiến vị Đông cung thế tử, tất cả những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.
- Chúa luôn phải có phi tần chầu chực, tác giả cũng không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan Chánh đường.
- Thế tử ốm và lúc nào cũng có tới 7 - 8 thấy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên. Tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc phải cúi lạy cung kính.
=> Đó là những nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền quý đến tột cùng. Đồng thời cũng thấy được một cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lộng hành nơi phủ chúa.
* Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
- Thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ chúa từ khi truyền lệnh cho tới khi y lệnh về chờ thánh chỉ → Phơi bày sự xa hoa, quyền thế nơi phủ chúa.
- Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, những lời nhận xét và những lời bình giá của tác giả.
=> Tác giả tỏ thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích những chi tiết trong phủ trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có giá trị làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” thể hiện nổi bật nội giá trị hiện thực của tác phẩm:
- Chi tiết đối lập: thế tử - một đứa bé - ngồi chễm trệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!
- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy...” → Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.
=> Đọc đến chi tiết này chúng ta có thể hiểu nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ nhưng lại bị kìm kẹp nơi thâm cung thiếu sinh khí tự nhiên để sống.
Ngoài ra, truyện còn nhiều chi tiết khác rất độc đáo, sắc sảo để giúp người đọc thấy được cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Khi chuẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử, người đọc thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ sâu sắc của nhà văn.
- Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông...
- Khi đã quyết định chữa bênh cho thế tử, mặc dù ý kiến của ông trái với ý của nhiều người nhưng ông vẫn bảo vệ, giữ nguyên ý kiến.
=> Phẩm chất của người thầy thuốc:
- Tác giả là một người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng.
- Là một người thầy thuốc giàu y đức, coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.
Đặc sắc trong nghệ thuật viết kí sự của nhà văn được thể hiện ở những điểm sau:
- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động.
- Nội dung ghi chép trung thực.
- Cách kể chuyện khôn khéo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.
Sưu tầm
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh ghi lại một cách khá tỉ mỉ quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài → trong, từ bao quát đến cụ thể):
- Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm
- Canh giữ nghiêm ngặt
- Cảnh trí khác lạ: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm...
- Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc
- Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rộng, nệm gấm, màn là...
=> Quang cảnh cực kỳ xa hoa, lộng lẫy.
* Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách:
- Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường.
- Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi.
- Trong cuộc tiếp kiến vị Đông cung thế tử, tất cả những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.
- Chúa luôn phải có phi tần chầu chực, tác giả cũng không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan Chánh đường.
- Thế tử ốm và lúc nào cũng có tới 7 - 8 thấy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên. Tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc phải cúi lạy cung kính.
=> Đó là những nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền quý đến tột cùng. Đồng thời cũng thấy được một cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lộng hành nơi phủ chúa.
* Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
- Thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ chúa từ khi truyền lệnh cho tới khi y lệnh về chờ thánh chỉ → Phơi bày sự xa hoa, quyền thế nơi phủ chúa.
- Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, những lời nhận xét và những lời bình giá của tác giả.
=> Tác giả tỏ thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích những chi tiết trong phủ trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có giá trị làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” thể hiện nổi bật nội giá trị hiện thực của tác phẩm:
- Chi tiết đối lập: thế tử - một đứa bé - ngồi chễm trệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!
- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy...” → Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.
=> Đọc đến chi tiết này chúng ta có thể hiểu nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ nhưng lại bị kìm kẹp nơi thâm cung thiếu sinh khí tự nhiên để sống.
Ngoài ra, truyện còn nhiều chi tiết khác rất độc đáo, sắc sảo để giúp người đọc thấy được cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Khi chuẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử, người đọc thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ sâu sắc của nhà văn.
- Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông...
- Khi đã quyết định chữa bênh cho thế tử, mặc dù ý kiến của ông trái với ý của nhiều người nhưng ông vẫn bảo vệ, giữ nguyên ý kiến.
=> Phẩm chất của người thầy thuốc:
- Tác giả là một người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng.
- Là một người thầy thuốc giàu y đức, coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.
Đặc sắc trong nghệ thuật viết kí sự của nhà văn được thể hiện ở những điểm sau:
- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động.
- Nội dung ghi chép trung thực.
- Cách kể chuyện khôn khéo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: