Từ đồng âm là một trong những đơn vị kiến thức chúng ta cần lưu tâm khi tiếp cận đến bộ môn Ngữ văn 7 tập 1. Bên cạnh đó nó cũng góp phần không nhỏ trong đời sống sinh hoạt giao tiếp đời thường của mình. Vì vậy việc nắm chắc được những bản chất, tính chất căn bản của từ đồng âm là công việc cần thiết ta nên làm. Từ đó có thể vận dụng áp dụng vào trong quá trình học tập cũng như quá trình giao tiếp hàng ngày một cách tốt nhất. Trong chương trình ngữ văn 7 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về từ đồng âm.Dưới đây Sen Biển sẽ hướng dẫn các em soạn bài Từ đồng âm. Việc soạn bài là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.

I. Thế nào là từ đồng âm?

Câu 1 trang 135 SGK văn 7 tập 1:


Nghĩa của mỗi từ “lồng”:

· Lồng (a): nói về ngựa, trâu hoạt động,vùng lên hoặc chạy xông xáo· Lồng (b): đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác

Câu 2 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Nghĩa của hai từ lồng trên không liên quan đến nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm.

Câu 1 trang 135 SGK văn 7 tập 1:


Ta phân biệt được ý nghĩa các từ lồng ở hai câu trên dựa mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

Câu 2 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành hai nghĩa:

· Nghĩa 1: đem cá về cất trong kho· Nghĩa 2: đem cá về làm thức ăn (cá kho)

Thêm từ để câu trở thành câu đơn nghĩa:

· Đem cá về nhập kho nhé· Đem cá về kho ăn cơm nhé

Soan-bai-Tu-dong-am-lop-7-day-du-hay.png


Câu 3 trang 135 SGK văn 7 tập 1:

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

III. Luyện tập bài Từ đồng âm.

Câu 1 trang 136 SGK văn 7 tập 1:


Thu:

Cao:

· Cao 1: trái nghĩa với thấp, tính từ· Cao 2: danh từ, loại thuốc Nam dùng chữa bệnh

Ba:

· Ba 1: số từ· Ba 2: người sinh thành ra mình

Tranh:

· Tranh 1: tấm lợp kín bằng cỏ· Tranh 2: bãn cãi, tranh luận

Sang:

· Sang 1: tính từ, làm người ta coi trọng· Sang 2: hành động nhằm một đối tượng khác

Nam:

· Nam 1: chỉ phương hướng· Nam 2: giới tính con người

Sức:

· Sức 1: sức khỏe, thể trạng con người· Sức 2: hành động bôi, thoa thuốc cho người

Nhè:

· Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi người khác· Nhè 2: động từ dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra ngoài

Tuốt:

· Tuốt: động từ hành động trong việc thu hoạch· Tuốt 2: tính từ, thẳng một mạch đến nơi

Môi:

· Môi 1: bộ phận con người· Môi 2: trung gian cho hai bên

Câu 2 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

Cổ:

· Bộ phận cơ thể nối đầu với thân· Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ· Bộ phận đồ vật hình dài, thon· Cổ chân, tay

Nghĩa đầu làm gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều liên hệ tới nghĩa gốc

b) Đồng âm với từ cổ

cổ: cổ xưa, xưa cũ

cổ: một căn bệnh khó chữa

Câu 3 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

· Mọi người đang bàn bạc về kế hoạch cắm trại sắp tới· Cây bút bị mất hôm qua nằm ở trên bàn· Con sâu bò lổm ngổm trên tờ giấy· Bé An bị sâu rang· Mỗi năm hoa đào nở· Có năm người quét dọn sân trường lúc đó

Câu 4 trang 136 SGK văn 7 tập 1:

Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện sử dung biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu muốn phân rõ phải trái ta có thể hỏi

· Anh mượn vạc làm gì: vì vạc dùng đựng đồ vật· Vạc làm bằng gì: vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ngoài đồng.

Chúc các em học tốt và mong rằng các em sẽ luôn ủng hộ Sen Biển và Vnkienthuc.com
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top