Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Ngôn ngữ chung là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cộng đồng xã hội. Lời nói là sản phẩm của cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung. Để có cái nhìn tổng quan về bài học, dưới đây là bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân chương trình ngữ văn 11.

20220731_130509.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1: Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)

Lời giải:
- Từ "thôi" nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động, hành động nào đó.

- Từ “thôi” trong bài "Khóc Dương Khuê" được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự mất mát, đau đớn. "Thôi" là hư từ được Nguyễn Khuyến dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.

Câu 2. Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - Bài III)

Lời giải:
- Cách sắp đặt từ ngữ:

+ Đảo trật tự từ: xiên ngang - mặt đất, rêu - từng đám

+ Biện pháp đối: xiên ngang ><đâm toạc, mặt đất >< chân mây

- Tác dụng: Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện sự cá tính, sắc sảo của Hồ Xuân Hương.

Câu 3. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

Lời giải:

Hình ảnh “trăng” vốn đã rất quen thuộc trong thơ ca, nhưng ở mỗi nhà thơ khác nhau thì hình ảnh ánh trăng lại được khắc họa khác nhau và mang ý nghĩa khác nhau:

- Trong thơ Hồ Chí Minh:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thiên nhiên. Qua ánh trăng, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tăm tối.

- Trong thơ Hàn Mặc Tử:

Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên.

(Trăng tự tử)

Trăng là biểu tượng của sự đau đớn, của cái chết. Với ánh trăng, Hàn Mặc Tử đã bộc lộ sự xót xa, đau thương.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top