• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Tiếng gà trưa là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tập một.

Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn bài Tiếng gà trưa, cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh khi học tác phẩm này.

I. Tác giả​

- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…

Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

II. Tác phẩm​

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.

2. Thể thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ).

- Vần được sử dụng linh hoạt.

- Hình ảnh chân thực, bình dị.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ”. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa.

Phần 2. Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt”. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.

Phần 3. Còn lại. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa.

III. Đọc - hiểu văn bản​

1. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa

- Hoàn cảnh: Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi.

- Âm thanh: tiếng gà “cục tác cục ta”.

- Tâm trạng: điệp từ “nghe” kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, “bàn chân đã mỏi”, “trở về tuổi thơ.

=> Tiếng gà trưa trở thành âm thanh gọi về những kỉ niệm tuổi thơ.

2. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ

- Kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

- Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn.

- Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ

- Hình ảnh:

Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.

Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

=>Thể hiện tình cảm của bà dành cho đứa cháu đầy yêu thương, lo lắng.

3. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa

- Ý nghĩa của tiếng gà trưa: mang bao nhiêu hạnh phúc, kỉ niệm về người bà.

- Nghệ thuật điệp từ “vì”:

“lòng yêu tổ quốc”: lòng yêu nước

“xóm làng thân thuộc”: yêu quê hương

“bà ơi cũng vì bà”: tình cảm gia đình

=> Mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng.

IV. Tổng kết​

- Nội dung: Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc.

- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ diễn đạt tình cảm tự nhiên, sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ...

mLZzZa7NLuYa6Z_lcGDrAA.1503994540.jpg


Trả lời câu hỏi trong sgk

I. Đọc hiểu văn bản​

Câu 1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?

- Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc trong một lần hành quân đi qua một xóm làng nhỏ, nghe thấy tiếng gà vào buổi trưa đã khơi gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ.

- Mạch cảm xúc diễn ra một cách tự nhiên: từ hình ảnh tiếng gà nhớ về người bà tần tảo, để rồi bộc lộ tình yêu với bà và lời khẳng định mục đích chiến đấu cao cả.

Câu 2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?

* Những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại:

- Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn.

- Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

- Hình ảnh:

Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.

Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

* Tình cảm của nhà thơ: Tình yêu thương người bà sâu sắc.

Câu 3. Em cảm nhận gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ:

- Hình ảnh người bà hiện ra chân thực: Một người bà tần tảo, hết lòng yêu thương lo nghĩ cho con cho cháu.

- Tình cảm bà cháu: sâu nặng, đáng ngưỡng mộ.

Câu 4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

- Nhận xét: Cách gieo phần cũng như số câu thơ ở mỗi khổ thơ cũng khá linh hoạt, thường là vần cách (Khổ 1: xa - ta, Khổ 2: trắng - nắng… ).

- Tiếng gà trưa được lặp lại ở: Khổ thơ 2, 3, 4 và khổ cuối. Khi gợi nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ.

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cảm xúc cho bài thơ, nhấn mạnh vào hình ảnh “tiếng gà trưa” chính là nguồn cảm xúc khơi gợi cho tác giả.

II. Luyện tập​

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.

- Tình cảm của bà dành cho cháu: Người bà tần tảo, chắt chiu nuôi lớn đứa cháu.

Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả trứng.

Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết đến cuối năm không có gì bán để mua quần áo mới cho cháu.

- Tình cảm của cháu với bà:

Kính trọng và luôn nhớ về bài bằng lòng biết ơn chân thành.

Bà là một trong những lý do để cháu chiến đấu đem lại hòa bình cho đất nước cũng là cho bà.

=> Tình cảm bà cháu trong bài thơ vô cùng sâu nặng.

Trên đây là bài viết Soạn bài Tiếng gà trưa cung cấp cho các em tất cả những kiến thức cơ bản về bài thơ Tiếng gà trưa cũng như tác giả Xuân Quỳnh. Sen Biển hi vọng các em sẽ nắm vững nội dung bài học và đạt điểm cao như mong đợi
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top