Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Đối với một đề văn nghị luận, để làm được nó ta cần phân tích đề và lập dàn ý. Phương pháp phân tích đề cần nắm vững để triển khai theo cách tốt nhất. Ghi nhớ kiến thức về luận điểm, luận cứ và cách lập dàn ý.

20220810_153514.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)
I. PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.

2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:

- Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu

- Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu => dẫn chứng văn học

- Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu=> dẫn chứng văn học

II. LẬP DÀN Ý

1. Xác định luận điểm

- Đề 1: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể xác định được hai luận điểm:

Cái mạnh: Sự thông minh, nhạy bén với cái mới.
Cái yếu: Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế…
- Đề 2: Dựa vào bài học ở phần Văn học để xác định tâm sự và diễn biến của nhà thơ.

- Đề 3: Vẻ đẹp của cảnh thu và tình thu…

2. Xác lập luận cứ

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.

Mở bài: Giới thiệu và định hướng vấn đề cần triển khai.
Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ thành một trình tự logíc.
Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

III. LUYỆN TẬP

Đề 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)


1. Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

- Yêu cầu nội dung:

+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phú Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỉ XVIII.

- Thao tác: lập luận phân tích

- Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh”

Lập dàn ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

* Giải thích khái niệm "giá trị hiện thực": Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau.

* Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh

* Chân dung Trịnh Cán:

* Thái độ của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa. Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn.

c. Kết bài

Đề 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

1. Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Phân tích tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một số bài thơ.

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện một cách tự nhiên, linh loạt, hài hòa trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao...

- Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top