Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người luôn là đề tài hấp dẫn trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Hôm nay Sen Biển hướng dẫn các em soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người nhé! Mời các em đọc bài viết dưới đây



Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ý kiến đúng là ý b và c.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm để hỏi – đáp là vì muốn thử tài hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí. Cách hỏi – đáp vừa để chia sẻ dự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước. Đây cũng là một cách bày tỏ tình cảm.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cụm từ “Rủ nhau” : thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm. Mang tính cộng đồng của ca dao.

- Cách tả cảnh của bài 2 : Không tả cụ thể mà liệt kê sự phong phú của cảnh.

Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên vẻ đẹp thủ đô, gợi tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Câu hỏi tu từ cuối bài “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? ” : nhắc nhở công lao dựng nước của ông cha, cũng nhắc nhở thế hệ sau về việc trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống đó.

24123514.jpg


Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cảnh trí xứ Huế : nên thơ, trữ tình, làm ngơ ngẩn hồn người, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.

- Cách tả cảnh : dung phép so sánh chủ đạo, từ tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.

Đại từ “Ai” : từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.

- Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ nghê thì vô …” : tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.

- Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, trần đầy sự sống.

Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4 : “như chẽn lúa đòng đòng” – sự trẻ trung, đầy sức sống, tinh khôi thanh khiết. Cô gái là biểu tượng cho sự hòa hợp con người với thiên nhiên.

Câu 7 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài 4 là lời của chàng trai đang ngắm cô gái trên cánh đồng, chàng trai yêu mến và cảm thấy sự hồn nhiên thanh khiết của cô gái và vẻ đẹp thiên nhiên.

- Cách hiểu khác của bài 4 : lời của cô gái đứng trước cánh đồng “bát ngát mênh mông”, cô gái cất lên tiếng nhỏ bé giữa thiên nhiên.



Bài viết của Sen Biển có thú vị không? Nếu có hãy bấm nút like, chia sẻ và ghé qua vnkienthuc.com để tích lũy cho mình nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top