• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận sẽ giúp các em có cơ hội thực hành các đề bài văn nghị luận hay. Góp phần tạo tiền đề cho các em có thể viết được những tác phẩm hay sau này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sen Biển nhé!

I. Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 7 tập 2)


Trong các câu trên, bộ phận luận cứ nằm ở bên trái dấu phẩy, bộ phận kết luận nằm ở bên phải dấu phẩy.
Mối quan hệ của luận cứ và kết luận là nguyên nhân – kết quả.
Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được cho nhau.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

a. Em rất yêu trường em vì đó là nơi ngày ngày em được thầy cô dạy bảo.
b. Nói dối rất có hại vì khi bị phát hiện thì từ đó trở đi mình nói thật cũng không ai tin nữa.
c. Học mệt lắm rồi nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Vì còn ít tuổi nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Vì kỳ nghỉ hè kéo dài nhiều ngày nên em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, phải sang nhà bạn chơi thôi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, mình cần phải thức khuya để học cho kĩ.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mình nhất định phải góp ý cho các bạn trong kì họp lớp sắp tới.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó, không nên trêu chọc chúng làm gì.
e. Cậu này ham đá bóng thật nên mọi người phê bình cũng phải.

II. Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 7 tập 2)


- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có quan hệ tới nhiều người, còn những kết luận rút ra trong đời sống thường chỉ liên quan tới một cá nhân hoặc một số ít người.
- Kết luận rút ra trong văn nghị luận thường là những vấn đề mang tính khái quát, tính triết lý cao, trong khi đó những kết luận rút ra trong đời sống thường mang tính cá biệt cụ thể.

VNKIENTHU.COM NGỮ VĂN 7.jpg

(Ảnh sưu tầm internet)

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Dưới đây, chúng ta chỉ nhắc lại những nội dung lập luận chính:
- Sách là món ăn tinh thần của con người. Cơm ăn, nước uống giúp ta lớn lên về thể chất thì sách vở nuôi dưỡng ta, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn. Chính vì thế chúng ta không thể thiếu sách vở.
- Sách giúp ta hiểu biết, khám phá những sự bí ẩn của thế giới tự nhiên ; khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người; và khám phá ngay những điều bí ẩn của chính bản thân mình.
- Sách không chỉ giúp ta mở mang tri thức mà còn giúp ta tích lũy kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế.
- Sách giúp ta vượt qua thời gian, để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại, dự đoán được tương lai, vượt qua không gian, vượt qua biên giới của mọi quốc gia để đến với những nơi ta cần đến.
- Sách như người bạn đem lại cho ta niềm vui của sự hiểu biết và khám phá ; sách chia sẻ nỗi buồn với ta bằng những lời thủ thỉ, tâm sự.
Chính vì thế sách là người bạn lớn của con người.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận: Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.
- Truyện Thầy bói xem voi:
+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.
+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.
- Truyện Ếch ngồi đáy giếng:
+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.
- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

<=> Trên đây là bài viết Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận, hi vọng sẽ giúp các em nắm vững kiến thức và tiếp thu bài tốt hơn. Để hiểu thêm chi tiết về phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận mời các em đọc thêm phần bình luận.

Sen Biển( tổng hợp)
 
Sửa lần cuối:
I. Lập luận đời sống

1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.


a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
c. Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Câu hỏi:
Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:


Luận cứ và kết luận trong các câu được xác định như sau:
Câu Luận cứ Kết luận
a. hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
b. qua sách em học được nhiều điều em rất thích đọc sách
c. trời nóng quá đi ăn kem đi
Nhìn vào bảng, các em thấy trong ba câu trên, câu a và c, luận cứ đứng trước kết luận. Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Còn trong câu b, luận cứ đứng sau kết luận. Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ở đây là mối quan hệ giải thích.
Như vậy, vị trí của luận cứ và kết luận trong lập luận có thể thay đổi cho nhau.

2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:

a. Em rất yêu trường em…
b. Nói dối rất có hại…
c. … nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. … trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. … em rất thích đi tham quan.

Trả lời:

a. Em rất yêu trường em vì nơi đây đã từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ.
b. Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng ai còn tin mình nữa.
c. Chúng ta học nhiều rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Ngày nghỉ, em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm…
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá…
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe…
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó…
e. Cậu này ham đá bóng thật….

Trả lời:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta ra ngoài công viên chơi đi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, đầu óc cứ rối tung lên.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, họ cứ nghĩ như thế là hay lắm.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị chúng nó phải gương mẫu chữ.
e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng để ý đến học hành gì cả.

II. Lập luận trong văn nghị luận

1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội
. Ví dụ:

a. Chống nạn thất học
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
d. Sách là người bạn lớn của con người.
e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I. 2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Trả lời:

Giống nhau: đều là những kết luận.
Khác nhau:
– Ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân và có nghĩa hàm ẩm.
– Ở mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.
Tác dụng:
– Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ.
– Luận điểm là kết luận của lập luận.

=> Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh.

2. Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? … Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.
Em hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Trả lời:


+ Vai trò của sách đối với đời sống con người.
+ Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh.
+ Sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
– Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.
* Lập ý:
– Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”.
– Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.
+ Con người cảm thấy thư giãn, thoải mái khi đọc sách.
+ Đọc sách giúp ta hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau: văn hóa, kinh tế, xã hội…
– Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự việc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.
– Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi chuyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Trả lời:

* “Ếch ngồi đáy giếng”:
– Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ huênh hoang, dốt nát, kiêu ngạo.
– Luận cứ:
+ Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé.
+ Các loài vật rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
+ Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
+ Trời mưa to, nước dâng lên cao, đưa ếch ra khỏi giếng.
+ Quen thói cũ, ếch vẫn huênh hoang, nghênh ngang đi lại khắp nơi chẳng thèm để ý đến xung quanh.
+ Ếch bị trâu giẫm bẹp.
– Lập luận: theo trình tự thời gian và không gian, bằng một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể để rút ra luận điểm một cách kín đáo.
* “Thầy bói xem voi”:
– Luận điểm: Muốn hiểu đúng, đủ bất cứ sự vật, sự việc, con người ta cần xem xét, đánh giá toàn diện tránh phiến diện, một chiều.
– Luận cứ:
+ Cách các ông xem voi.
+ Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi.
+ Sai lầm của họ khi xem xét voi.
– Lập luận: theo trình tự các luận cứ, bằng nghệ thuật của một câu chuyện kể và sử dụng một số chi tiết cụ thể, chọn lọc nhằm rút ra kết luận kín đáo.


Sen Biển( tổng hợp)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top