Ngọc Suka

Cộng tác viên
Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn, ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Các tác phẩm của ông được người dân Nam Bộ đặc biệt yêu mến và đón nhận bởi lẽ đó chính là tâm hồn, là cốt cách trong con người họ. Tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu chính là Truyện Lục Vân Tiên với những quan điểm, tư tưởng về con người, xã hội. Đặc biệt trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” thông quan nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình chiểu đã thể hiện quan điểm lẽ ghét, lẽ thương đáng ngưỡng mộ.

Bài viết này chúng ta cùng nhau soạn bài “Lẽ ghét thương” – sách giáo khoa Ngữ Văn 11. Mời các bạn tham khảo bài soạn này nhé!

Soạn bài Lẽ ghét thương mới nhất - vnkienthuc.com.png



Soạn bài “Lẽ ghét thương”của Nguyễn Đình Chiểu mới nhất

Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 11)
Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?

Trả lời:
- Ông Quán ghét những nhân vật nổi tiếng tàn ác: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, Ngũ Bá phân vân, Thúc Quý phân băng. Đó là những kẻ đã bày ra “chuyện tầm phào”, ăn chơi sa đọa, đẩy người dân vào cảnh cùng cực.
- Đối tượng “thương” là những bậc hiền tài, có đức có tâm một lòng giúp đời, giúp dân. Đó là: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 11)
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?

Trả lời:
Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương…) để qua đó giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Với nhà thơ, ghét và thương rành rọt, không lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng giúp tăng thêm cường độ cảm xúc trong: yêu thương và căm ghét đều đạt đến sự tột cùng, mãnh liệt.

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 11)
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương?

Trả lời:
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
Câu thơ mang tính chất triết lí đạo đức mà giàu chất trữ tình và dạt dào cảm xúc. Thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít với nhau trong tâm hồn nhà thơ. Tình cảm thương, ghét cứ đan xen nối tiếp nhau, hòa cùng một nhịp với cuộc đời, với nhân dân.
=> Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Trên đây là phần soạn bài “Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu mới nhất. Hy vọng với bài soạn này sẽ giúp các bạn có được những tài liệu hay khi tiếp cận đoạn trích “Lẽ ghét thương” - sách giáo khoa Ngữ văn 11
Nếu bài viết hay và hữu ích thì các bạn hãy nhấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn của bạn nhé!
 
Sửa lần cuối:
Soạn bài "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu mới nhất: Đoạn trích "Lẽ ghét thương" trích từ "Truyện Lục Vân Tiên".
Đoạn trích "Lẽ ghét thương" - sách giáo khoa Ngữ Văn 11: Đoạn trích này đang kể về bốn sĩ tử trên đường ứng thi (đi thi) ngồi nghỉ tại quán nước của ông Quán. Phát biểu của ông Quán về lẽ ghét thương là một cách để phân biệt bốn chàng sĩ tử ấy. Vân Tiên, Tử Trực (nhân vật chính diên) nghe ông nói thì cảm phục; còn Trịnh Hâm, Bùi Kiệm (nhân vật phản diện) cho rằng "Lão Quán nói nhăng".
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top