Soạn bài “Hoa bìm” (Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài thơ “Hoa bìm” trong sách Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6. Tác giả Nguyễn Đức Mậu đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Hoa bìm” để hiểu hơn về tác phẩm cũng như về cuộc đời và phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.


Hoa bìm - Nguyễn Đức Mậu (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6) - vnkienthuc.png


Soạn bài “Hoa bìm” – Nguyễn Đức Mậu

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên
Trả lời
Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ Hoa bìm là:
- Câu thơ: sau 1 dòng thơ 6 tiếng là dòng thơ 8 tiếng (lục - bát)
- Gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (bìm - tìm, ngơ - hờ, sai - vài, dim - chìm, gầy - đầy, tơ - nhờ, mèn - đèn, lau - nhàu, đưa - chưa)
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo (thơ - ngơ, gai - sai, chim - dim, mây - gầy, mơ - tơ, sen - mèn, mưa - đưa)

- Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4, 4/2, như:
Rung rinh/ bờ dậu/ hoa bìm
Màu hoa tim tím/ tôi tìm tuổi thơ
Có con chuồn ớt/ lơ ngơ
Bay lên bắt nắng/ đậu hờ nhành gai…​

- Thanh điệu:
+ Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu thơ lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
+ Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu thơ lục được gieo thanh B - T - B - B (bằng - trắc - bằng - bằng)
ri(B) ri tiếng(T) dế mèn(B)
bầy(B) đom đóm(T) thắp đèn(B) đêm thâu(B)

Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời
Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Trả lời
- Nét độc đáo của bài thơ:
+ Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê.
+ Hình ảnh gần gũi, thân quen của chốn thôn quê.
+ Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy…
=> Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/ve-b...n-te-dong-chan-troi-sang-tao-ngu-van-6.88852/

Như vậy, chúng mình đã cùng nhau soạn bài “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu (Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6). Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và nếu có câu hỏi nào liên quan đến bài “Hoa bìm” các bạn hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top