Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến là một bài thơ về cảnh thu đẹp đẽ, huyền ảo và tuyệt diệu. Bài thơ gợi lên sự gắn bó, tình yêu của nhà thơ với đồng bằng Bắc Bộ. Câu cá mùa thu thuộc chương trình văn 11. Để tìm hiểu tổng quan bài thơ, dưới đây là bài soạn ngắn gọn nhất mời bạn tham khảo.
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Điểm nhìn cảnh thu: trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.
- Từ điểm nhìn này, tác giả đã bao quát cảnh thu, không gian thu ngày càng mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:
- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước "trong veo", "sóng biếc", trời "xanh ngắt".
- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng "hơi gợn tí", lá vàng "khẽ đưa vèo", tầng mây "lơ lửng".
- Hòa sắc tạo hình:
+ Màu xanh của trời, nước, cây bèo.
+ Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.
+ Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh tại, vắng lặng.
- Hình ảnh rất đỗi nhẹ nhàng (sóng "hơi gợn", mây "lơ lửng").
- Âm thanh: lá "khẽ đưa", tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch.
=> Không gian gợi sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.
- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm.
- Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
- Bút pháp lấy động tả tĩnh thành công.
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?
Tấm lòng của nhà thơ (hai câu cuối):
- Tình yêu sâu sắc dành cho cảnh thu quê hương, thiên nhiên của đất nước.
- Hòa cái tôi cô đơn vào cái cô tịch của trời thu.
=> Tâm hồn gắn bó tha thiết với cảnh trí đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ:
- Gieo vần chân là vần “eo”, vần tắc, âm đóng: tạo cảm giác về sự hiu quạnh, vắng vẻ.
- Kết hợp từ mới mẻ: "Lá vàng trước gió khẽ đưa" – "vèo": hữu hình hóa âm thanh, âm thanh như có đường nét, có chuyển động.
- Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", "quanh co".
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Điểm nhìn cảnh thu: trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.
- Từ điểm nhìn này, tác giả đã bao quát cảnh thu, không gian thu ngày càng mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:
- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước "trong veo", "sóng biếc", trời "xanh ngắt".
- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng "hơi gợn tí", lá vàng "khẽ đưa vèo", tầng mây "lơ lửng".
- Hòa sắc tạo hình:
+ Màu xanh của trời, nước, cây bèo.
+ Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.
+ Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh tại, vắng lặng.
- Hình ảnh rất đỗi nhẹ nhàng (sóng "hơi gợn", mây "lơ lửng").
- Âm thanh: lá "khẽ đưa", tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch.
=> Không gian gợi sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.
- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm.
- Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
- Bút pháp lấy động tả tĩnh thành công.
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?
Tấm lòng của nhà thơ (hai câu cuối):
- Tình yêu sâu sắc dành cho cảnh thu quê hương, thiên nhiên của đất nước.
- Hòa cái tôi cô đơn vào cái cô tịch của trời thu.
=> Tâm hồn gắn bó tha thiết với cảnh trí đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ:
- Gieo vần chân là vần “eo”, vần tắc, âm đóng: tạo cảm giác về sự hiu quạnh, vắng vẻ.
- Kết hợp từ mới mẻ: "Lá vàng trước gió khẽ đưa" – "vèo": hữu hình hóa âm thanh, âm thanh như có đường nét, có chuyển động.
- Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", "quanh co".
Sưu tầm
Sửa lần cuối: