Soạn Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi sẽ cho ta những cảm nhận thi vị, mới mẻ về thiên nhiên, về một cuộc sống ẩn dật đời thường. Không chỉ nể phục sự tài giỏi của ông qua rất nhiều tác phẩm mà ta còn cảm nhận được nhiều điều qua cuộc sống hàng ngày của người nghệ sĩ ấy. Cùng Sen Biển soạn bài Côn Sơn ca Ngữ Văn 7 để hiểu hơn về ông và về một tác phẩm đáng nghiền ngẫm này nhé.

I. Tìm hiểu chung để soạn Bài ca Côn Sơn

1. Tác giả


- Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.

- Ông là một nhân vật lỗi lạc,tài giỏi hiếm có trong lịch sử nước nhà.

- Sau thời gian bị chèn ép, ông phải cáo quan mà về Côn Sơn sống ẩn dật.

2. Tác phẩm

- Nguyễn Trãi để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ vô giá với các tác phẩm nổi danh: Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Bài ca Côn Sơn,..

II. Soạn Bài ca Côn Sơn

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1):


Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Bài Côn Sơn ca được tác giả viết theo lối thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.

- Những câu sáu, câu tám được liên kết chặt chẽ với nhau.

- Ta thấy tiếng cuối của câu sáu sẽ được vần với thứ sáu của câu tám (hay gọi là rầm vần với cầm).

- Trong khi đó, tiếng cuối của vần tám sẽ hiệp vần với lại tiếng cuối của câu sáu tiếp theo.

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Soạn Bài ca Côn Sơn, em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

Nhân vật ta là ai? Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào? Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

a, Trong bài Côn Sơn ca có 5 từ “ta” và nhân vật “ta” trong bài thơ chính là tác giả.

b, Hình ảnh và tâm hồn nhân vật “ta” hiện lên trong bài:

- Nhân vật “ta” là người vô cùng yêu và gần gũi với thiên nhiên:

+ Thích ngồi nghe tiếng suối chảy ngoài tự nhiên, tiếng suối róc rách như nghe tiếng đàn của thiên nhiên đang trình diễn.

+ Thích được ngồi dưới vòm bóng mát của cây cối bao la trong rừng để ngâm thơ thỏa tâm hồn người nghệ sĩ.

⇒ Nhân vật “ta” là người yêu và hòa hợp cùng thiên nhiên, cảm nhận hơi thở của thiên nhiên bằng tâm hồn phóng khoáng của người thi sĩ.

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví von với tiếng đàn, đá rêu phơi được ví với chiếc chiếu êm

→ Cách ví von tinh tế, ấn tượng trên cho thấy được nhân vật ta là người giàu tình yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một người nghệ sĩ thực thụ.

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

+ Hình ảnh Côn Sơn hiện lên đầy ấn tượng và ban sơ với suối, với đá, với cây thông cây trúc, với thảm rêu êm như chiếu.

+ Cây thông, cây trúc là được biết đến là những loại cây đẹp, tượng trưng cho khí chất của người quân tử

→ Cảnh Côn Sơn núi rừng đậm chất thơ, mang nét hữu tình, khoáng đạt. Người mà biết tìm đến cảnh đẹp hẳn là người có nhân cách thanh cao, tâm hồn thơ mộng và giàu tình yêu thiên nhiên

soan_bai_ca_con_son1.jpg


Câu 4 (Trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

+ Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc.

→ Qua những câu thơ trong Bài ca Côn Sơn, ta cảm nhận được hình ảnh của những bậc hiền nhân, những thánh nhân quân tử thường được xướng tên trong thơ văn xưa. Hình ảnh đó tôn lên sự sự giao hòa tuyệt đối giữa con người và cảnh vật để thấy con người và thiên nhiên đang trở nên là một mà thôi.

→ Thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là một đấng quân tử mang tinh thần phóng khoáng và thiên hướng về tự nhiên.

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Hiện tượng tác giả dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của các điệp từ trong việc tạo nên giọng điệu nhà thơ:

- Điệp từ được sử dụng: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”

→ Điệp từ có tác dụng làm nổi bật nhân vật ‘ta” giữa núi rừng thiên nhiên, một lần nữa nhấn mạnh để khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn.

- Phép so sánh được dùng để lột tả nét độc đáo của cảnh vật, tạo câu thơ mang giọng điệu du dương, êm ái.

- Chữ “ta” xuất hiện ở nhiều vị trí trong bài, có khi đứng đầu, khi ở giữa câu thơ, có khi lại đối nhau qua một từ câu thơ, sự biến đổi linh động tạo nên sự uyển chuyển, không nhàm chán.

- Điệp từ “ta”, “Côn Sơn”, … trong đoạn trích cho thấy tác giả đang sống với quãng thời gian an nhàn, tự tại, ẩn dật tại Côn Sơn vì trong thơ ông chỉ có “ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta lên, ta nằm và ta ngâm thơ”.

⟹ Sự xuất hiện của các điệp ngữ đã góp phần làm cho giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, khoan thai, êm ái và thảnh thơi hơn.

III. Kết luận bài soạn Bài ca Côn Sơn

1. Nghệ thuật


- Điệp từ, phép so sánh được sử dụng linh động.

- Ngôn từ tự nhiên, phóng khoáng.

2. Nội dung

Bài thơ là lời cất lên tâm hồn thanh thản, thi vị của Nguyễn Trãi khi cáo quan về Côn Sơn sống ẩn dật với đời, hòa mình, đắm chìm vào thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên đã làm tâm hồn người nghệ sĩ như Nguyễn Trãi phải si mê và hòa hợp cùng đất trời, cỏ cây chốn Côn Sơn thanh tịnh, nên thơ.

Soạn Bài ca Côn Sơn Ngữ Văn 7 cho ta hiểu thêm về tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi giữa thiên nhiên nên thơ như Côn Sơn – nơi tác giả rời xa chốn quan trường để sống đời an nhiên, thi vị. Hy vọng Sen Biển đã giúp các em hoàn thành tốt hơn bài soạn Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi và nhiều bài văn khác trên vnkienthuc.com






 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top