• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

So sánh vai trò của hội quốc liên và liên hợp quốc trong vấn đề bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới,

Trang Dimple

New member
Xu
38
SO SÁNH VAI TRÒ CỦA HỘI QUỐC LIÊN VÀ LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ HOÀ BÌNH VÀ AN NINH THẾ GIỚI, KHUYẾN KHÍCH SỰ HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA
· Khái quát sự ra đời của 2 tổ chức

Khi một cuộc chiến tranh kết thúc, nỗi nhẹ nhõm to lớn của các dân tộc luôn đi kèm với một ảo tưởng kì lạ. Người ta tưởng rằng tình hình sẽ trở nên bình thường. Nhưng lịch sử không bao giờ lặp lại và hơn nữa, khi có một sự đảo lộn ghê gớm thì những thay đổi sâu sắc là điều tất yếu trong nền kinh tế, trong cuộc sống xã hội, trong tâm lí tập thể và cuối cùng trong các mối quan hệ quốc tế. Thế kỉ XX đầy sóng gió với 2 cuộc đại chiến thế giới khiến cho quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi, trong đó ngoại giao đa phương không ngừng phát triển và chiếm ưu thế.

Chiến tranh thế giới nổ ra do sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa và những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hoà được về quyền lợi chính trị kinh tế.. mà hậu quả nó để lại là khôn lường. Yêu cẩu khách quan của lịch sử đặt ra là cần phải có một tổ chức quốc tế đảm nhận vai trò thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, giải quyết những mâu thuẫn giữa các quốc gia bằng con đường hoà bình để tránh những cuộc chiến tranh xung đột đẫm máu. Đây là vấn đề được đặt ra một cách bức thiết sau hai cuộc đại chiến thế giới.

Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất buộc các nhà lãnh đạo phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa cuốc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc lớn tham gia chiến tranh đã ý thức rõ việc này hơn ai hết. Tổng thống mĩ Wilson là người đầu tiên đề xướng thành lập một nền an ninh tập thể khuôn khổ một tổ chức toàn cầu, đó là Hội Quốc Liên. Sáng kiến này được đưa ra trong “chương trình 14 điểm” do Wilson soạn thảo và trở thành hiện thực vào ngày 10.1.1920 khi Hội Quốc Liên chính thức ra đời.
Tương tự vậy, với ý định chuẩn bị cho thời kì hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và đảm bảo thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế từ sau CTTG II , các cường quốc trong phe đồng minh chiến thắng phát xít đã xúc tiến và đi tới thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc vào ngày 24.10.1945.

Như vậy, có thể nói sau chiến tranh, khát vọng hoà bình của nhân loại lên cao hơn bao giờ hết, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế trên.

·So sánh vai trò

Hội quốc liên và liên hợp quốc là hai tổ chức quốc tế ra đời sau hai cuộc đại chiến thế giới. xét về tính chất, nếu như hội quốc liên hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, vs sự đàn áp của nó đối vs các nước bại trận hay các nước nhỏ… thì liên hợp quốc mang tính chất dân chủ hơn. Do khác nhau về tính chất nên vai trò của các tổ chức này đối vs thế giới cũng không giống nhau.

§ Hội quốc liên ra đời sau CTTG I (1919) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế..” Nhưng thực chất, nó là tổ chức bảo vệ quyền lợi của các cường quốc thắng trận. Nói cách khác, hội quốc liên là tổ chức do các cường quốc hàng đầu - những kẻ thằng trận sau cuộc chiến - lập ra nhằm trấn áp bằng sức mạnh tập thể đối với những kẻ phản kháng tiềm tàng. Và ngay từ đầu hội quốc liên đã mang tính chất chống xô viết rõ rệt. Nó là một tổ chức phục vụ liên minh 14 nước can thiệp chống chính quyền cách mạng nước Nga trong những năm 1919 – 1921. Tuy cũng đạt được một số thành quả trong hoạt động giữ gìn hoà bình ở Xômali, đông bắc Trung Quốc… nhưng nhìn chung hôi quốc liên đã không thực thi được vai trò của mình đối với thế giới . Đặc biệt tổ chức này đã không ngăn chặn được sự bùng nổ của cuộc CTTG II. Đánh giá toàn bộ hoạt động của hội quốc liên, nhà bác học Anbe Anhxtanh đã phát biểu một cách mỉa mai như sau: “ Tôi ủng hộ kẻ mạnh và buộc người yếu phải lặng thinh”

§ Liên hợp quốc ra đời với những tham khảo kinh nghiệm của hội quốc liên trước kia, và đã đạt được những thành tựu quan trọng có tác động tích cực đối với sự phát triển của toàn nhân loại. Trước hết, trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế quốc tế, theo bản báo cáo “An ninh con người” lần đầu tiên mới được liên hợp quốc công bố (2006) cho thấy kết quả lạc quan sau 60 năm tích cực hoạt động giữ gìn hoà bình thế giới của tổ chức này: bức tranh chiến tranh và hoà bình đầu thế kỉ XXI có những điểm sáng ấn tượng, xung đột vũ trang giảm hơn 40% so với năm 1992, các vụ lạm dụng nhân quyền, nội chiến, diệt chủng trên toàn thế giới cũng giảm mạnh. Ngoài ra số các cuộc xung đột chết người cũng giảm 80%, số các cuộc khủng hoảng quốc tế - thường báo hiệu sắp có chiến tranh đã giảm hơn 70% trong khoảng thời gian 1981 – 2001

§ Liên hợp quốc đã có những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hoá bằng nghị quyết trong những năm 60 của thế kỉ XX, có nhiều nỗ lực trong giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột quốc tế, khu vực…

về giải trừ quân bị, liên hợp quốc đã đạt được một số thành tựu: công ước cấm sử dụng mìn trên mặt đất và công ước về vũ khí hoá học đã bắt đầu có hiệu lực. Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được kí kết, những đảm bảo hạt nhân được củng cố và tăng cường, các khu vực không vũ khí hạt nhân bao trùm nam bán cầu. So với năm 1982 số lượng đầu đạn hạt nhân giảm còn một nửa, chi phí quân sự của thế giới từ năm 1990 đến 1998 giảm 30%.

Qua hơn 60 năm hoạt động, liên hợp quốc đã thực sự trở thành một diễn đàn quốc tế quan trọng, diễn đàn hợp tác và đấu tranh giữa các lực lượng, các thành viên trong tổ chức. Nhằm thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội… nhiều tổ chức chuyên môn của LHQ đã góp phần đẩy mạnh sự hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, viện trợ nhân đạo, đào tạo cán bộ cho các nước đang phát triển (ví dụ điển hình năm 1992 tổng chi phí cho hoạt động chương trình LHQ là 3,6 tỉ USD), cứu trợ nhân đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn. đồng thời, các tổ chức này còn giữ vai trò là trung tâm thong tin lớn.

Mặt khác, LHQ còn điều phối hoạt động chung của các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ… phối hợp hành động trong các vấn đề chung: bảo vệ môi trường, giảm tỉ lệ gia tăng dân số, thực hiên chương trình xoá đói giảm nghèo ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, LHQ cũng có nhiều hạn chế: đó là sự tê liệt trong hoạt động ở thời kì chiến tranh lạnh kéo dài suốt 40 năm. phải cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989), đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến về ý thức hệ giữa phương Đông và phương Tây, mới cho phép LHQ lần đầu được đóng vai trò thực sự của mình. Ngoài ra điểm hạn chế của LHQ còn biểu hiện ở việc tổ chức này bị một số nước lớn (Mĩ) thao túng, nên không phải mọi hoạt động mang tính tích cực.
Ví dụ: Trong thời kì 1946-1953 do Mĩ phản đối mà có tới 800 nghị quyết của đại hội không được thông qua. Có nhiều nghị quyết mang tính tiêu cực như: Nghị quyết can thiệp vào Palextin (1948-1949), xâm lược Triều Tiên (1949-1953)… và sự bất lực của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề thời sự gần đây: that bại ở Ruanđa trong những năm 1990, sự kiện Mĩ và NATO tấn công Nam Tư (1999), Mĩ tấn công Irắc (2003)… Điều này cho thấy vai trò của LHQ vừa mang lẫn sự lạc quan cũn những bi quan lo lắng.

Tổng thư kí LHQ đã phản ánh thực tế đó trong một bản báo cáo: “Sự xuất hiện tinh thần lãnh đạo tập thể trong các uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an là một sự đảm bảo không thể thiếu được, trước nguy cơ LHQ bị bỏ qua, nhưng thỏa thuận giữa các cường quốc cần đi đôi với sự hậu thuẫn của đa số các thành viên, nếu muốn lọai bỏ tốt nhất mọi ấn tượng về tình trạng một nhóm nhỏ điều hành các vấn đề thế giới”

Có thể nói, mặc dù còn nhiều hạn chế và có những việc chưa làm được nhưng LHQ đã thể hiện vai trò vượt trội so vs Hội quốc liên. LHQ trở thành một tổ chức có uy tín nhất, thu hút được sự tham gia đông đảo nhất của các quốc gia trên thế giới. tính hiệu quả của LHQ so với hội quốc liên được lí giải bằng nhiều nguyên nhân:

thứ nhất: cơ cấu tổ chức, hoạt động của LHQ chặt chẽ, đầu đủ và bao quát hơn hội quốc liên.

thứ hai: vai trò của các nước lớn và ý thức của các dân tộc đối vs hoà bình và an ninh thế giới đã phát triển ở mực độ cao hơn trươc.

thứ ba: là yếu tố thời đại. xu thế toàn cầu hoá khiến cho sự tồn tại của LHQ là một yêu cầu khách quan và tất yếu của lịch sử.
tất cả khiến cho LHQ tồn tại lâu dài, và sự tồn tại của nó là cần thiết cho sự phát triển của thế giới. Còn hội quốc liên đã phải chấm dứt vai trò của mình, khi các hoạt động của tổ chức này tỏ ra kém hiệu quả

Nguồn diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top