So sánh phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản và phong trào yêu nước theo khuynh hương vô sản

  • Thread starter Thread starter lan9x
  • Ngày gửi Ngày gửi
1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến



  • Phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa sau:

- Khởi nghĩa Trương Định

- Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân

- Khởi nghĩa của cha con Phan Thanh Giảng



  • Phong trào Cần Vương (1885-1896)

- Người lãnh đạo là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

- Địa bàn hoạt động chủ yếu là Bắc Kỳ và Trung Kỳ

- Tôn Thất Thuyết chủ chiến đánh vào đồn Mang Cá, sau khi bị thất thủ ông đưa vua Hàm Nghi chạy vào Quảng Trị ra chiếu Cần Vương (3-7-1885) kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước đứng lên đấu tranh giành độc lập. Hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào Cần Vương rất nhiều các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra để hưởng ứng phong trào này tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa:

- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh diễn ra ở Thanh Hoá

- Khởi nghĩa Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo diễn ra ở Thanh Hoá

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo diễn ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình.

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, diễn ra ở địa bàn Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.



  • Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885-1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo


Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Do đó các nhà yêu nước tiến bộ chủ trương một khuynh hướng đấu tranh mới đó là khuynh hướng dân chủ tư sản.

2. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX các nhà yêu nước của ta được tiếp nhận với luồng văn hoá dân chủ tư sản. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của Khang Hữu Vy và Lương Khả Siêu và cách mạng Minh Trị. Khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản được chia làm hai giai đoạn:



  • Trước chiến tranh thế giới thứ nhất:




+Khuynh hướng bạo động

- Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Phan Bội Châu, ông chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, ông cho rằng nước Nhật là đồng văn, đồng chủng với nước ta.

- Ông thành lập hội Duy Tân (1904) nhằm tập hợp các thanh niên trí thức đi du học diễn ra với phong trào Đông Du (1906-1908).

- Sau khi phong trào Đông Du thất bại chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi của Trung quốc ông đã thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1912)

+Khuynh hướng bất bạo động: do Phan Tru Chinh đề xuất

Phan Chu Trinh (1872-1926) hiệu Tây Hồ quê ở Quảng Nam

- Ông chủ trương “tư lại khai hoá” ông chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh ông đặt chủ trương khôi phục đất nước lên hàng đầu

- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền thành lập trường Đông Kinh thu hút thanh niên đến học

- Phong trào Duy Tân (1906-1908) diễn ra ở Trung Kỳ do Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp vận động phát triển nông nghiệp, thương nghiệp thay đổi lối sống



  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất:


- Phong trào quốc gia cải lương (1919-1924) của tư sản và địa chủ lớp trên diễn ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn do tư sản và địa chủ lãnh đạo đòi quyền tự do kinh tế và chống độc quyền kinh doanh.. Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn kêu gọi nhân dân tẩy chay hàng hóa của thực dân Pháp. Phong trào chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ.

- Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng, tuy nhiên khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi họ đầu hàng thực dân Pháp.

- Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926) của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam….thành lập nhiều tờ báo như Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Người nhà quê, Chuông rạn… với nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như:

+ Phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925)

+ Phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh (1926)

+ Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)

+ Ngoài đấu tranh chính trị tiểu tư sản Việt Nam còn vận động văn hoá tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi tư tưởng tự do dân chủ

- Phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927-1930)

+ Gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng (25-12-1927) lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính với nhà xuất bản Nam Đồng thư xã chuyên in ấn các loại báo chí, tạp chí cách mạng.

+ Tổ chức lỏng lẻo, nhiều thành phần, không có sự bảo mật, hoạt động không sâu rộng chủ yếu ở Bắc Kỳ, chưa có đường lối chính trị cụ thể rõ ràng. Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ trung ương đến cơ sở nhưng cũng chưa bào giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất.

* Đánh giá:

Tóm lại: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu cần phải có đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng đúng đắn.

* Nguyên nhân thất bại:

- Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản không còn phù hợp với thời đại mới

- Các phong trào này diễn ra lẻ tẻ không thống nhất nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp.

- Các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo. Sau khi người lãnh đạo bị bắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều bị thất bại.

- Chỉ hô hào cổ động không quan tâm đến vận động quần chúng, không chủ động xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
So sánh phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản và phong trào yêu nước theo khuynh hương vô sản


1. Giống nhau

- Cả 2 phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đều nhằm mục đích đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến cổ hủ lạc hậu giành độc lập dân tộc xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.

- Đều thể hiện tinh thần yêu nước ý chí căm thù đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta.

- Cả 2 khuyh hướng trên đều thể hiện những bước phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đối với những bước phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
. 2. Khác nhau
Về mục đích:

- Phong trào theo khung hướng tư sản xác định mục tiêu là đánh đổ thực dân pháp xâm lược và phong kiến tay sai đi lên xây dựng lên dân chủ tư sản mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đi theo các nước phương tây.

- Phong trào theo khung hướng vô sản xác định mục tiêu đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc hướng tới xây dựng một xã hộ cộng sản chủ nghĩa xã hội
Về hệ tư tưởng
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đi theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản của các nước phương tây, tiến tới một nhà nước tư bản chủ nghĩa

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đó là đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin con đường cách mạng vô sản mà người đi tiên phong truyền bá là Nguyễn Ái Quốc
Kết quả
Thực tế lịch sử đã cho thấy phong trào yêu nước theo khuynh hương tư sản đã thất bại là tiền đề bài học kinh nghiệm cho các nhà yêu nước Việt Nam tìm ra cho cách mạng Việt Nam con đường cách mạng đúng đắn đó là đi theo con đường cách mạng vô sản ,đi theo chủ nghĩa Mác –Lê nin .Và trải qua những khó khăn thử thánh con đường cách mạng vô sản đã đi đến thành công với thắng lợi của cách mạng tháng 8 , nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập 2-9- 1945, nước ta đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

= > Như vậy phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản và theo khuynh hướng vô sản là 2 khuynh hướng của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự giống và khác nhau đã chứng tỏ tính ưu Việt của khuynh hướng cách mạng đã đi đến thành công ở Việt Nam.
nguồn dieenddankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top