So sánh nhân vật tiểu thuyết và nhân vật truyện ngắn
NV là yếu tố thuộc hình thức của TPVH, mang tính quan niệm của nhà văn. Là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Qua NV, tác giả khái quát đời sống hiện thực, thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Đặc điểm NV ở mỗi thể loại văn học mang những nét đặc trưng riêng. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn đặc điểm NV văn học trong tương quan so sánh giữa NV TT và NV TN.
TT là một tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục... Nghĩa là TT có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu của nó. Chính vì vậy đây là một thể loại then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại.
TN là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, có tính chất hiện đại trong lối kể. Nội dung của nó bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống từ đời tư, thế sự đến xử thế. Cái độc đáo của truyện ngắn là thể hiện cuộc sống qua lát cắt, khoảnh khắc nhờ bố cục đặc biệt.
Từ hai khái niệm trên cho thấy, TT và TN đều là tác phẩm tự sự, do vậy NV ở hai thể loại này mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của NV tự sự.
Trước hết, NV TT và TN là những con người bình thường, con người hằng ngày với tất cả vẻ tự nhiên của nó. Họ hiện lên như bạn bè, hàng xóm của ta trong cùng thành phố, làng quê. NV xuất hiện trong những thời điểm sôi động của xã hội và gắn bó với thời đại rộng lớn. Chị Dâu, Anh Pha, Chí Phèo, Lão Hạc... chẳng phải những con người quen thuộc, gần gũi với chúng ta hay sao? Họ xuất hiện trong giai đoạn xã hội đầy biến động của nước ta đó là xã hội VN trước CMT8. Họ là hiện thân đầy đủ cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ - những con người mang phẩm chất tốt đẹp nhưng luôn bị đè nén đến tận xương tủy.
Nếu như trong kịch. NV bị giới hạn bởi không gian và thời gian thì trong TT và TN, NV được trải mình trong chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian. NV được miêu tả đầy đủ, toàn vẹn, khám phá đời sống nội tâm lẫn hành động. Do đó NV hiện lên sinh động, có cá tính và số phận cụ thể. Nam Cao thể hiện NV Chí Phèo trong không gian làng Vũ Đại gồm nhiều không gian nhỏ: cái lò gạch, bờ sông, vườn chuối, quán rượu, nhà Bá Kiến... Mỗi không gian gắn với một thời điểm nhất định trong cuộc đời Chí. Còn Chị Dậu trong "Tắt đèn" cũng được thể hiện ở nhiều không gian như: sân đình, huyện đường, nhà của chị, nhà Nghị Quế... tất cả gói gọn trong không gian lớn là làng Đông Xá mùa sưu thuế. Nếu như cuộc đời Chí Phèo là sự đan xen của thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai thì cuộc sống của gia đình chị Dậu gói vào thời gian bảy ngày. Trong không gian rộng lớn và nhịp chảy tuần hoàn của thời gian, hình ảnh NV Chí Phèo, Chị Dậu hiện lên cụ thể qua lời ăn, tiếng nói, dáng đi, những suy nghĩ giằng xé trong tâm hồn. Qua đó tính cách mỗi NV được bộc lộ một cách rõ nét. Họ như những con người thực "lừng lững" bước ra từ trang sách.
NV TT và NV TN không chỉ mang một sắc thái thẩm mĩ mà mang trong mình phức điệu thẩm mĩ. NV Lão Hạc trong TN cùng tên của Nam Cao có cuộc đời là một chuỗi bi kịch: vợ mất sớm sống trong cảnh gà trống nuôi con, đứa con lớn lên cũng bỏ lão mà ra đi để lão thui thủi một mình sống trong cảnh cô đơn, nghèo khổ. Rồi cho tới khi chết lão vẫn lặng lẽ một mình. Cuộc đời lão là một cuộc đời cô độc của một kẻ khốn cùng. Tuy nhiên ở Lão Hạc, người ta vẫn thấy sáng lên những phẩm chất đáng quý của một người cha rất mực thương con, một người nông dân có trái tim nhân hậu, tâm hồn trong sạch, lương thiện. Có thể nói ở Lão Hạc là sự kết tinh của cái bi và cái đẹp. Hay NV chị Dậu cũng mang phức điệu thẩm mĩ: cái đẹp, cái bi, cái hùng.
Trên đây là những nét tương đồng của NV TT và NV TN. Bên cạnh những điểm giống nhau ấy, NV của hai thể loại này cũng có những nét khác biệt cơ bản. Vậy đâu là những nét khác biệt giữa hai loại hình NV này?
Điểm khác biệt thứ nhất: NV TT hiện lên trọn vẹn, tỉ mỉ với những bước thăng trầm của cuộc đời. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động tâm lý đến các loại quan hệ ngôn ngữ đều được các nhà TT quan tâm, khám phá trong mối tương quan với hoàn cảnh. Vì vậy NV xuất hiện trong những hoàn cảnh điển hình. Ngược lại, TN chỉ khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người tạo thành một hiện tượng hoàn chỉnh. Nói cách khác, NV TN là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. NV TN chỉ gắn với một hoặc hai sự kiện tiêu biểu, xuất hiện trong những hoản cảnh có vấn đề cụ thể. Có thể nói, nếu NV TT là một thế giới thì NV TN là mảnh nhỏ của thế giới.
Đọc "Sống mòn" của Nam Cao, người ta có thể hình dung cụ thể và tỉ mỉ về NV Thứ. Đó là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng nhưng cuộc đời anh lại bị bó hẹp trong một cái vòng luẩn quẩn với những lo toan của cuộc sống đời thường. Nhà văn đi sâu vào phanh phui, bóc trần những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn NV. Đó là những giằng xé, day dứt, trăn trở trong con người ấy về đủ các loại: về nghề, về đồng nghiệp, về ước mơ, cái đó, về thói thành kiến nghi kị, về bản thân, về tính yếu đối với con người.... Qua đó, ta thấy ở Thứ có đầy đủ những nét rất con người: cao cả - nhỏ nhen, thấp hèn - cao thượng, yêu - ghen tuông, rộng rãi - chi li. Có thể nói "Sống mòn" là lịch sử của một tâm tư. NV Thứ được đặt trong nhiều hoàn cảnh sống, nhiều môi trường sống khác nhau để tự mình trải nghiệm cuộc sống. Với NV này, Nam Cao đã thành công khi miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư" là những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội .Ông phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Khác với TT "Sống mòn", TN "Làng" của Kim Lân chỉ đi vào khắc họa nét tính cách điển hình ở NV ông Hai là lòng yêu nước, gắn bó với Cách mạng. Tác giả đặt ông Hai vào một vài sự kiện tiêu biểu: sự kiện Làng Chợ Dầu bị giặc chiếm đóng, sự kiện ông nghe tin làng theo giặc và sau khi nghe tin đính chính làng mình là làng Kháng chiến. Mọi hành động, suy nghĩ của NV xoay quanh một trục cố định là: tình yêu đối với làng và Cách mạng. Ông Hai xuất hiện trong hoàn cảnh có vấn đề: cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi động, làng ông bị giặc chiếm đóng nên gia đình ông phải đi tản cư. Như vậy đọc truyện ta chưa thể hình dùng một cách trọn vẹn về số phận, tính cách của NV. Đây cũng là điểm khác biệt rất lớn của NV TT và NV TN.
Điểm khác biệt thứ hai: TT không chỉ viết về một người mà còn viết về cả một gia tộc, thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng NV trong tác phẩm có thể đạt tới 500-600 người như "Chiến tranh và hòa bình" hay "Hồng lông mộng". Còn trong TN, do đặc trưng thể loại nên số lượng NV bị hạn chế. Truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu chỉ xoay quanh vài NV: Nhĩ, Liên, con trai Nhĩ, ba đứa trẻ hàng xóm. Hay trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân chỉ có ba NV: Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ.
Điểm khác biệt thứ ba: Vì TT là một thế giới NV đông đảo nên NV được đặt trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp, tính cách NV thể hiện đa dạng, trọn vẹn do đó NV trong TT mang tính điển hình rộng hơn so với NV TN. Ở Thứ, chúng ta có thể tìm thấy những nét tính cách rất dễ gặp ở những con người bình thường ngoài đời thực xung quanh ta. Nhưng ngược lại rất hiếm khi gặp một anh "Chí Phèo" ngoài đời.
Điểm khác biệt thứ tư: Nếu đời sống nội tâm của NV TT là cả một quá trình, tâm lý luôn luôn có sự vận động và biến đổi theo hoàn cảnh thì đời sống nội tâm của NV TN chỉ mang tính hiện tượng nghĩa là chỉ được thể hiện ở một trạng thái nào đó. Chẳng hạn đời sống nội tâm của NV Nhĩ trong TN "Bến quê" - Nguyễn Minh Châu là tâm trạng buồn, thất vọng, luyến tiếc về những giá trị của cuộc sống mà mình đã vô tình không nhận ra trong suốt thời gian dài. Còn nội tâm của NV Thứ lại là cả một quá trình tự suy nghĩ, tự nhận thức, tự giằng xé và rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Người đọc có thể thấy được quá trình trưởng thành trong suy nghĩ của NV.
Điểm khác biệt thứ năm: TT thể hiện đầy đủ nhân cách của NV còn TN chỉ thể hiện được một phần nhân cách của NV. Viết "Lão Hạc" Nam Cao chỉ thể hiện một phần nhân cách của lão ở khía cạnh thương con, nhân hậu, lương thiện. Ngược lại trong "Sống mòn", ông đi sâu vào khám phá trọn vẹn, đầy đủ nhân cách của Thứ.
Điểm khác biệt thứ sáu: TN viết ra nhằm cho người đọc tiếp thu một cách liền mạch không ngừng nghỉ nên độ dài của tác phẩm hạn chế hơn so với TT. Chính vì vậy độ nén thông điệp của NV TN cao hơn so với NV TT.
Như vậy, qua việc so sánh NV của hai thể loại TT và TN giúp chúng ta thấy được rõ những đặc trưng cơ bản trong cách xây dựng NV của mỗi loại. Mỗi thể loại có một cách riêng khi xây dựng NV của mình. Và thành công trong xây dựng NV chính là thành công của TPVH.
NV là yếu tố thuộc hình thức của TPVH, mang tính quan niệm của nhà văn. Là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Qua NV, tác giả khái quát đời sống hiện thực, thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Đặc điểm NV ở mỗi thể loại văn học mang những nét đặc trưng riêng. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn đặc điểm NV văn học trong tương quan so sánh giữa NV TT và NV TN.
TT là một tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục... Nghĩa là TT có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu của nó. Chính vì vậy đây là một thể loại then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại.
TN là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, có tính chất hiện đại trong lối kể. Nội dung của nó bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống từ đời tư, thế sự đến xử thế. Cái độc đáo của truyện ngắn là thể hiện cuộc sống qua lát cắt, khoảnh khắc nhờ bố cục đặc biệt.
Từ hai khái niệm trên cho thấy, TT và TN đều là tác phẩm tự sự, do vậy NV ở hai thể loại này mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của NV tự sự.
Trước hết, NV TT và TN là những con người bình thường, con người hằng ngày với tất cả vẻ tự nhiên của nó. Họ hiện lên như bạn bè, hàng xóm của ta trong cùng thành phố, làng quê. NV xuất hiện trong những thời điểm sôi động của xã hội và gắn bó với thời đại rộng lớn. Chị Dâu, Anh Pha, Chí Phèo, Lão Hạc... chẳng phải những con người quen thuộc, gần gũi với chúng ta hay sao? Họ xuất hiện trong giai đoạn xã hội đầy biến động của nước ta đó là xã hội VN trước CMT8. Họ là hiện thân đầy đủ cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ - những con người mang phẩm chất tốt đẹp nhưng luôn bị đè nén đến tận xương tủy.
Nếu như trong kịch. NV bị giới hạn bởi không gian và thời gian thì trong TT và TN, NV được trải mình trong chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian. NV được miêu tả đầy đủ, toàn vẹn, khám phá đời sống nội tâm lẫn hành động. Do đó NV hiện lên sinh động, có cá tính và số phận cụ thể. Nam Cao thể hiện NV Chí Phèo trong không gian làng Vũ Đại gồm nhiều không gian nhỏ: cái lò gạch, bờ sông, vườn chuối, quán rượu, nhà Bá Kiến... Mỗi không gian gắn với một thời điểm nhất định trong cuộc đời Chí. Còn Chị Dậu trong "Tắt đèn" cũng được thể hiện ở nhiều không gian như: sân đình, huyện đường, nhà của chị, nhà Nghị Quế... tất cả gói gọn trong không gian lớn là làng Đông Xá mùa sưu thuế. Nếu như cuộc đời Chí Phèo là sự đan xen của thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai thì cuộc sống của gia đình chị Dậu gói vào thời gian bảy ngày. Trong không gian rộng lớn và nhịp chảy tuần hoàn của thời gian, hình ảnh NV Chí Phèo, Chị Dậu hiện lên cụ thể qua lời ăn, tiếng nói, dáng đi, những suy nghĩ giằng xé trong tâm hồn. Qua đó tính cách mỗi NV được bộc lộ một cách rõ nét. Họ như những con người thực "lừng lững" bước ra từ trang sách.
NV TT và NV TN không chỉ mang một sắc thái thẩm mĩ mà mang trong mình phức điệu thẩm mĩ. NV Lão Hạc trong TN cùng tên của Nam Cao có cuộc đời là một chuỗi bi kịch: vợ mất sớm sống trong cảnh gà trống nuôi con, đứa con lớn lên cũng bỏ lão mà ra đi để lão thui thủi một mình sống trong cảnh cô đơn, nghèo khổ. Rồi cho tới khi chết lão vẫn lặng lẽ một mình. Cuộc đời lão là một cuộc đời cô độc của một kẻ khốn cùng. Tuy nhiên ở Lão Hạc, người ta vẫn thấy sáng lên những phẩm chất đáng quý của một người cha rất mực thương con, một người nông dân có trái tim nhân hậu, tâm hồn trong sạch, lương thiện. Có thể nói ở Lão Hạc là sự kết tinh của cái bi và cái đẹp. Hay NV chị Dậu cũng mang phức điệu thẩm mĩ: cái đẹp, cái bi, cái hùng.
Trên đây là những nét tương đồng của NV TT và NV TN. Bên cạnh những điểm giống nhau ấy, NV của hai thể loại này cũng có những nét khác biệt cơ bản. Vậy đâu là những nét khác biệt giữa hai loại hình NV này?
Điểm khác biệt thứ nhất: NV TT hiện lên trọn vẹn, tỉ mỉ với những bước thăng trầm của cuộc đời. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động tâm lý đến các loại quan hệ ngôn ngữ đều được các nhà TT quan tâm, khám phá trong mối tương quan với hoàn cảnh. Vì vậy NV xuất hiện trong những hoàn cảnh điển hình. Ngược lại, TN chỉ khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người tạo thành một hiện tượng hoàn chỉnh. Nói cách khác, NV TN là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. NV TN chỉ gắn với một hoặc hai sự kiện tiêu biểu, xuất hiện trong những hoản cảnh có vấn đề cụ thể. Có thể nói, nếu NV TT là một thế giới thì NV TN là mảnh nhỏ của thế giới.
Đọc "Sống mòn" của Nam Cao, người ta có thể hình dung cụ thể và tỉ mỉ về NV Thứ. Đó là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng nhưng cuộc đời anh lại bị bó hẹp trong một cái vòng luẩn quẩn với những lo toan của cuộc sống đời thường. Nhà văn đi sâu vào phanh phui, bóc trần những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn NV. Đó là những giằng xé, day dứt, trăn trở trong con người ấy về đủ các loại: về nghề, về đồng nghiệp, về ước mơ, cái đó, về thói thành kiến nghi kị, về bản thân, về tính yếu đối với con người.... Qua đó, ta thấy ở Thứ có đầy đủ những nét rất con người: cao cả - nhỏ nhen, thấp hèn - cao thượng, yêu - ghen tuông, rộng rãi - chi li. Có thể nói "Sống mòn" là lịch sử của một tâm tư. NV Thứ được đặt trong nhiều hoàn cảnh sống, nhiều môi trường sống khác nhau để tự mình trải nghiệm cuộc sống. Với NV này, Nam Cao đã thành công khi miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư" là những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội .Ông phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Khác với TT "Sống mòn", TN "Làng" của Kim Lân chỉ đi vào khắc họa nét tính cách điển hình ở NV ông Hai là lòng yêu nước, gắn bó với Cách mạng. Tác giả đặt ông Hai vào một vài sự kiện tiêu biểu: sự kiện Làng Chợ Dầu bị giặc chiếm đóng, sự kiện ông nghe tin làng theo giặc và sau khi nghe tin đính chính làng mình là làng Kháng chiến. Mọi hành động, suy nghĩ của NV xoay quanh một trục cố định là: tình yêu đối với làng và Cách mạng. Ông Hai xuất hiện trong hoàn cảnh có vấn đề: cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi động, làng ông bị giặc chiếm đóng nên gia đình ông phải đi tản cư. Như vậy đọc truyện ta chưa thể hình dùng một cách trọn vẹn về số phận, tính cách của NV. Đây cũng là điểm khác biệt rất lớn của NV TT và NV TN.
Điểm khác biệt thứ hai: TT không chỉ viết về một người mà còn viết về cả một gia tộc, thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng NV trong tác phẩm có thể đạt tới 500-600 người như "Chiến tranh và hòa bình" hay "Hồng lông mộng". Còn trong TN, do đặc trưng thể loại nên số lượng NV bị hạn chế. Truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu chỉ xoay quanh vài NV: Nhĩ, Liên, con trai Nhĩ, ba đứa trẻ hàng xóm. Hay trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân chỉ có ba NV: Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ.
Điểm khác biệt thứ ba: Vì TT là một thế giới NV đông đảo nên NV được đặt trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp, tính cách NV thể hiện đa dạng, trọn vẹn do đó NV trong TT mang tính điển hình rộng hơn so với NV TN. Ở Thứ, chúng ta có thể tìm thấy những nét tính cách rất dễ gặp ở những con người bình thường ngoài đời thực xung quanh ta. Nhưng ngược lại rất hiếm khi gặp một anh "Chí Phèo" ngoài đời.
Điểm khác biệt thứ tư: Nếu đời sống nội tâm của NV TT là cả một quá trình, tâm lý luôn luôn có sự vận động và biến đổi theo hoàn cảnh thì đời sống nội tâm của NV TN chỉ mang tính hiện tượng nghĩa là chỉ được thể hiện ở một trạng thái nào đó. Chẳng hạn đời sống nội tâm của NV Nhĩ trong TN "Bến quê" - Nguyễn Minh Châu là tâm trạng buồn, thất vọng, luyến tiếc về những giá trị của cuộc sống mà mình đã vô tình không nhận ra trong suốt thời gian dài. Còn nội tâm của NV Thứ lại là cả một quá trình tự suy nghĩ, tự nhận thức, tự giằng xé và rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Người đọc có thể thấy được quá trình trưởng thành trong suy nghĩ của NV.
Điểm khác biệt thứ năm: TT thể hiện đầy đủ nhân cách của NV còn TN chỉ thể hiện được một phần nhân cách của NV. Viết "Lão Hạc" Nam Cao chỉ thể hiện một phần nhân cách của lão ở khía cạnh thương con, nhân hậu, lương thiện. Ngược lại trong "Sống mòn", ông đi sâu vào khám phá trọn vẹn, đầy đủ nhân cách của Thứ.
Điểm khác biệt thứ sáu: TN viết ra nhằm cho người đọc tiếp thu một cách liền mạch không ngừng nghỉ nên độ dài của tác phẩm hạn chế hơn so với TT. Chính vì vậy độ nén thông điệp của NV TN cao hơn so với NV TT.
Như vậy, qua việc so sánh NV của hai thể loại TT và TN giúp chúng ta thấy được rõ những đặc trưng cơ bản trong cách xây dựng NV của mỗi loại. Mỗi thể loại có một cách riêng khi xây dựng NV của mình. Và thành công trong xây dựng NV chính là thành công của TPVH.