Có ý kiến cho rằng: nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu không khác gì nhân vật A Sử và Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Từ cảm nhận về các nhân vật người đàn ông hàng chài, người đàn bà hàng chài, A Sử, Mị, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng
tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể phân tích và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản
tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Ý1: Giới thiệu hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài, hai tác phẩm, dẫn dắt vấn đề đặt ra trong đề bài. (0,5đ)
Ý2: Giải thích ý kiến
Ý kiến trên vừa đúng vừa chưa hoàn chỉnh, vì hai nhân vật người đàn ông hàng chài và A Sử; hai nhân vật người đàn bà hàng chài và Mị vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau. (0,5đ)
Ý3: Cảm nhận, bình luận
(2,5đ)
– Ý kiến trên không sai vì hai cặp nhân vật trong hai tác phẩm có nhiều nét tương đồng:
+ Hai nhân vật người chồng đều có những hành động vũ phu, thô bạo với người vợ của mình.
+ Hai người phụ nữ đều phải nếm trải bi kịch bị bạo hành; đều có vẻ ngoài lặng lẽ, cam chịu nhưng bên trong lại tiềm ẩn nguồn sức sống mãnh liệt,… Tâm hồn họ ẩn chứa nhiều phẩm chất đáng quý.
– Nhưng ý kiến trên chưa hoàn toàn chính xác và cần được bổ sung vì mỗi cặp nhân vật được khắc họa với những nét tính cách riêng; mối quan hệ giữa họ cũng không giống nhau:
+ Cách đối xử của nhân vật A Sử với Mị thể hiện bản chất tàn ác của một kẻ giàu sang, quyền thế, sa đọa, coi sinh mạng con người như cỏ rác; trong khi hành động của người đàn ông hàng chài lại bắt nguồn từ nỗi đau khổ, uất hận do cuộc sống khốn cùng, bế tắc,… ông thô bạo, vũ phu, tàn nhẫn nhưng không mất hết nhân tính.
+ Giữa Mị và A Sử không có tình cảm, không có sự gắn kết nào về mặt tình cảm; còn giữa cặp vợ chồng hàng chài lại có tình thương, có một đàn con cần phải nuôi nấng.
+ Bi kịch của Mị bắt nguồn từ mâu thuẫn giai cấp giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; còn bi kịch của người đàn bà hàng chài nảy sinh từ hiện thực cuộc sống bề bộn, ngổn ngang những gian khó của một đất nước vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn phá.
Đánh giá chung (0,5đ)
Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh chọn và phân tích dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề cần bình luận
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Từ cảm nhận về các nhân vật người đàn ông hàng chài, người đàn bà hàng chài, A Sử, Mị, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng
tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể phân tích và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản
tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Ý1: Giới thiệu hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài, hai tác phẩm, dẫn dắt vấn đề đặt ra trong đề bài. (0,5đ)
Ý2: Giải thích ý kiến
Ý kiến trên vừa đúng vừa chưa hoàn chỉnh, vì hai nhân vật người đàn ông hàng chài và A Sử; hai nhân vật người đàn bà hàng chài và Mị vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau. (0,5đ)
Ý3: Cảm nhận, bình luận
(2,5đ)
– Ý kiến trên không sai vì hai cặp nhân vật trong hai tác phẩm có nhiều nét tương đồng:
+ Hai nhân vật người chồng đều có những hành động vũ phu, thô bạo với người vợ của mình.
+ Hai người phụ nữ đều phải nếm trải bi kịch bị bạo hành; đều có vẻ ngoài lặng lẽ, cam chịu nhưng bên trong lại tiềm ẩn nguồn sức sống mãnh liệt,… Tâm hồn họ ẩn chứa nhiều phẩm chất đáng quý.
– Nhưng ý kiến trên chưa hoàn toàn chính xác và cần được bổ sung vì mỗi cặp nhân vật được khắc họa với những nét tính cách riêng; mối quan hệ giữa họ cũng không giống nhau:
+ Cách đối xử của nhân vật A Sử với Mị thể hiện bản chất tàn ác của một kẻ giàu sang, quyền thế, sa đọa, coi sinh mạng con người như cỏ rác; trong khi hành động của người đàn ông hàng chài lại bắt nguồn từ nỗi đau khổ, uất hận do cuộc sống khốn cùng, bế tắc,… ông thô bạo, vũ phu, tàn nhẫn nhưng không mất hết nhân tính.
+ Giữa Mị và A Sử không có tình cảm, không có sự gắn kết nào về mặt tình cảm; còn giữa cặp vợ chồng hàng chài lại có tình thương, có một đàn con cần phải nuôi nấng.
+ Bi kịch của Mị bắt nguồn từ mâu thuẫn giai cấp giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; còn bi kịch của người đàn bà hàng chài nảy sinh từ hiện thực cuộc sống bề bộn, ngổn ngang những gian khó của một đất nước vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn phá.
Đánh giá chung (0,5đ)
Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh chọn và phân tích dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề cần bình luận