Trả lời:
Công cuộc cải cách của Khrusher (1953 – 1964) và công cuộc cải cách của Gioocbachop (1985 – 1991) đều nhằm mục đích đưa đất nước Liên Xô phát triển đi lên nhưng không được như mong muốn.
« Điểm giống nhau:
- Diễn ra trong khuôn khổ mô hình nhà nước XHCN đã xơ cứng.
- Nhằm mục đích khắc phục những khó khăn trên mọi lĩnh vực, đưa Liên Xô phát triển trở thành cường quốc hùng mạnh trên thế giới và đuổi kịp Mĩ.
- Đều bắt đầu cải cách từ lĩnh vực kinh tế.
- Đều phạm những sai lầm: nóng vội, tiến hành các biện pháp không dựa trên cơ sở phân tích khoa học kỹ lưỡng nên đều thất bại.
- Sự duy ý chí của Khrushev và Gioocbachop đã dẫn đến chủ trương đưa ra là đúng nhưng biện pháp thực hiện thì lệch lạc và dẫn đến vượt ra khỏi sự kiểm soát của chính tác giả.
« Điểm khác nhau:
1. Công cuộc cải cách của Khrutxop
-Kinh tế:
+ Bắt đầu từ nông nghiệp: Kinh tế hợp tác xã bao cấp.
+ Bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể.
+ Thực hiện theo một đường lối nhất quán.
-Chính trị-Xã hội:
+ Kiên định con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
+Mở ra triển vọng mới cho Liên Xô, Khrutxop ra đi trong lặng lẽ.
+Học hỏi phương Tây, áp dụng vào đất nước nhưng vẫn kiên định con đường CNXH.
+Chính trị xã hội tương đối ổn định.
2. Công cuộc cải cách của Gorbachop
-Kinh tế:
+ Bắt đầu từ kinh tế công nghiệp nặng.
+ Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
+ không nhất quán trong đường lối, luôn có sự điều chỉnh.Thất bại ngay từ đầu.
-Chính trị-Xã hội:
+Phủ định vai trò của đảng cộng sản, thiết lập chế độ tổng thống đa nguyên về chính trị.
+Đưa Liên Xô đến bờ vực của sự sụp đổ. Gorbachop buộc phải từ chức.
+Học hỏi phương Tây và trông chờ vào sự giúp đỡ của họ.
+Chính trị rối ren, xã hội mất ổn định.Cuộc đảo chính(19-08-1991) đánh dấu sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô.
Tóm lại, điểm khác biệt căn bản nhất là:
- Khrushev muốn phát triển bằng nền kinh tế hợp tác xã (cải cách bắt đầu từ Nông nghiệp), còn Gioocbachop lại muốn phát triển đất nước bằng con đường kinh tế thị trường, kinh tế thị trường thay thế kinh tế kế hoạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu, thực hiện phi quốc hữu hóa và tư nhân hóa, đảm bảo kinh doanh tự do, thả nổi giá cả và phát triển tự do cạnh tranh.
- Khrushev vẫn kiên định con đường CNXH, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, còn Gioocbachop thì phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thực hiện đa nguyên về chính trị.
Cải cách của Khrushev tuy thất bại song vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể (Trong nông nghiệp: khai hoang được 40 triệu ha, cho sản lượng 58,5 triệu tấn ngũ cốc chiếm 40% sản lượng toàn quốc. Từ năm 1954 – 1955 bình quân sản lượng nông nghiệp hàng năm là 88,5 triệu tấn, từ năm 1961 – 1965 lên 130,3 triệu tấn tăng 50%. Sản lượng thịt tăng 60%. Sản lượng các loại sữa tăng 70%, đời sống trang viên được cải thiện rõ rệt, mỗi người thu nhập một tháng là 25 rúp; Trong công nghiệp: sản lượng công nghiệp phát triển gấp nhiều lần từ năm 1953 – 1964, sản lượng thép từ 38 triệu đến 85 triệu tấn, than đá từ 320 triệu tấn đến 550 triệu tấn, dầu hỏa từ 52,8 triệu tấn đến 223 triệu tấn, điện từ 13 triệu kv đến 35,9 triệu kv. Đời sống nhân dân được cải thiện); còn cải tổ của Gioocbachop thì thất bại hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
Công cuộc cải cách của Khrusher (1953 – 1964) và công cuộc cải cách của Gioocbachop (1985 – 1991) đều nhằm mục đích đưa đất nước Liên Xô phát triển đi lên nhưng không được như mong muốn.
« Điểm giống nhau:
- Diễn ra trong khuôn khổ mô hình nhà nước XHCN đã xơ cứng.
- Nhằm mục đích khắc phục những khó khăn trên mọi lĩnh vực, đưa Liên Xô phát triển trở thành cường quốc hùng mạnh trên thế giới và đuổi kịp Mĩ.
- Đều bắt đầu cải cách từ lĩnh vực kinh tế.
- Đều phạm những sai lầm: nóng vội, tiến hành các biện pháp không dựa trên cơ sở phân tích khoa học kỹ lưỡng nên đều thất bại.
- Sự duy ý chí của Khrushev và Gioocbachop đã dẫn đến chủ trương đưa ra là đúng nhưng biện pháp thực hiện thì lệch lạc và dẫn đến vượt ra khỏi sự kiểm soát của chính tác giả.
« Điểm khác nhau:
1. Công cuộc cải cách của Khrutxop
-Kinh tế:
+ Bắt đầu từ nông nghiệp: Kinh tế hợp tác xã bao cấp.
+ Bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể.
+ Thực hiện theo một đường lối nhất quán.
-Chính trị-Xã hội:
+ Kiên định con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
+Mở ra triển vọng mới cho Liên Xô, Khrutxop ra đi trong lặng lẽ.
+Học hỏi phương Tây, áp dụng vào đất nước nhưng vẫn kiên định con đường CNXH.
+Chính trị xã hội tương đối ổn định.
2. Công cuộc cải cách của Gorbachop
-Kinh tế:
+ Bắt đầu từ kinh tế công nghiệp nặng.
+ Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
+ không nhất quán trong đường lối, luôn có sự điều chỉnh.Thất bại ngay từ đầu.
-Chính trị-Xã hội:
+Phủ định vai trò của đảng cộng sản, thiết lập chế độ tổng thống đa nguyên về chính trị.
+Đưa Liên Xô đến bờ vực của sự sụp đổ. Gorbachop buộc phải từ chức.
+Học hỏi phương Tây và trông chờ vào sự giúp đỡ của họ.
+Chính trị rối ren, xã hội mất ổn định.Cuộc đảo chính(19-08-1991) đánh dấu sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô.
Tóm lại, điểm khác biệt căn bản nhất là:
- Khrushev muốn phát triển bằng nền kinh tế hợp tác xã (cải cách bắt đầu từ Nông nghiệp), còn Gioocbachop lại muốn phát triển đất nước bằng con đường kinh tế thị trường, kinh tế thị trường thay thế kinh tế kế hoạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu, thực hiện phi quốc hữu hóa và tư nhân hóa, đảm bảo kinh doanh tự do, thả nổi giá cả và phát triển tự do cạnh tranh.
- Khrushev vẫn kiên định con đường CNXH, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, còn Gioocbachop thì phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thực hiện đa nguyên về chính trị.
Cải cách của Khrushev tuy thất bại song vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể (Trong nông nghiệp: khai hoang được 40 triệu ha, cho sản lượng 58,5 triệu tấn ngũ cốc chiếm 40% sản lượng toàn quốc. Từ năm 1954 – 1955 bình quân sản lượng nông nghiệp hàng năm là 88,5 triệu tấn, từ năm 1961 – 1965 lên 130,3 triệu tấn tăng 50%. Sản lượng thịt tăng 60%. Sản lượng các loại sữa tăng 70%, đời sống trang viên được cải thiện rõ rệt, mỗi người thu nhập một tháng là 25 rúp; Trong công nghiệp: sản lượng công nghiệp phát triển gấp nhiều lần từ năm 1953 – 1964, sản lượng thép từ 38 triệu đến 85 triệu tấn, than đá từ 320 triệu tấn đến 550 triệu tấn, dầu hỏa từ 52,8 triệu tấn đến 223 triệu tấn, điện từ 13 triệu kv đến 35,9 triệu kv. Đời sống nhân dân được cải thiện); còn cải tổ của Gioocbachop thì thất bại hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: