Số phận con người phải chăng đã được định sẵn từ trước?

Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?

SỐ PHẬN CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN TỪ TRƯỚC RỒI SAO?


Ngãi Dĩnh là trạng nguyên khoa Tân Mão của triều đại Hậu Đường năm Trường Hưng thứ hai (931).

Tương truyền trước khi ông vào kinh ứng thi tiến sĩ, có lần, ở một lữ quán ông gặp một người có bộ dạng thôn học cứu (ý nói người có dáng vẻ học cứu đó ở nông thôn), hèn mọn ti tiện, vô cùng quê mùa. Người này chủ động nói với Ngãi Dĩnh: "Xem ra lang quân hẳn là đi thi, lần này nhất định có thể đỗ đạt."

dan-lon-trong-tranh-Dong-Ho- dien dan but nghien.jpg

Số phận con người thể hiện qua các tín hiệu xung quanh. Tranh dân gian Đông Hồ​

Ngãi Dĩnh tuy xem thường người này, nhưng người ta có lời tốt, không thể không để ý, đành phải tiếp lời, nói: "Tôi xuất thân nghèo hèn, nhà tại Vận Châu (Huyện Tây Bắc Đông Bình Kinh Sơn Đông Đông), chỗ đó không thầy tốt bạn hiền, lại ít điển tịch (sách cổ), học sinh nay tài sơ học thiển, chẳng qua là đi xem trường thi mà thôi, đâu có dám mộng thi đỗ chứ?"

Người kia lại nói: "Tôi có một quyển sách muốn tặng cho lang quân, giúp lang quân lấy công danh. Xin chờ đợi ở đây, sáng sớm ngày mai sẽ tới dâng tặng." Ngãi Dĩnh bán tín bán nghi ở lại chờ.

Ngày hôm sau, người nọ quả nhiên cầm sách đến. Ngãi Dĩnh nhận lấy xem, là "Tả Truyền" quyển thứ mười, trong tâm vẫn nghi hoặc như trước. Người nọ nói với Ngãi Dĩnh: "Quyển sách này không chỉ có thể giúp lang quân lấy phú quý, qua tám mươi năm sau, cũng lại có người nhờ cuốn sách này mà trèo lên bảng vàng, nhưng tuổi thọ và lộc vận của người đó đều không bằng lang quân. Lang quân hãy nhớ kỹ lời tôi nói."

Ngãi Dĩnh hơi có chút sửng sốt. Nghĩ thầm: Thà tin là có, không thể tin là không. Vì vậy, nghiêm túc cất giữ cuốn sách mà người kia tặng, sau khi vào kinh, cũng thường xuyên lấy cuốn sách đó ra đọc.

Năm này là Thái Thượng Khanh Lý Ngu Cư tiến cử, khảo thí chính là "Chú đỉnh tượng vật phú" (Đúc đỉnh tượng vật), thật đúng là, những gì cần viết đều ở trong cuốn sách kia, cho nên Ngãi Dĩnh hành văn vô cùng thuận tay, xuất bút lên là thành. Lý Ngu rất yêu thích bài thi của ông, liền quyết định cho ông làm trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói đã bước đầu ứng nghiệm.

81 năm sau, khoảng giữa triều đại nhà Tống năm Tường Phù thứ 5 (1012) khoa thi đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), cũng khảo thi chủ đề này, Từ Thích người Âu Ninh (nay là huyện Kiến Âu tỉnh Phúc Kiến) vì học thuộc lòng quyển thứ 10 "Tả Truyền", bài văn làm rất xuất sắc nên đỗ trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói lại ứng nghiệm thêm lần nữa.

Ngãi Dĩnh vào triều Hậu Tống làm đến Hộ Bộ Thị Lang, năm 78 tuổi chết tại quê nhà. Nhưng Từ Thích chỉ sống 46 năm, quan chỉ làm đến Hàn Lâm Học Sĩ.

Đến tận đây, lời thôn học cứu nói đã toàn bộ ứng nghiệm, nhưng tiếc Ngãi Dĩnh đã sớm qua đời, không thể nào chứng kiến.

Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?

***

Triều Dực triều Thanh tại "Diêm Bộc Tạp Ký" có ghi lại một câu chuyện thế này: vào năm Thanh Ung, tại Triết Đông có một người là Sử Hạt Tử, chuyên dùng phương pháp nắn gân cốt để đoán mệnh cho nam nhân, nghe giọng nói để đoán mệnh cho nữ nhân. Dùng những phương pháp đó để dự đoán phúc họa cho người khác, kết quả cho thấy vô cùng chuẩn xác.

Có một lần, tuần phủ Triết Giang Từ Nguyên Mông đã tìm đến Sử Hạt Tử, muốn anh ta xem mệnh cho cháu mình là Thư Hách Đức. Lúc đó Thư Hách Đức vẫn là một đứa bé, tóc tết bím sừng dê, ngồi bên cạnh còn có thầy dạy riêng cho cậu bé là Uông Do Đôn. Sử Hạt Tử xem mệnh nắn cốt cho cả hai người đó, sau khi xem xong, ông nói rằng hai người này trong tương lai ắt sẽ đạt được phú quý.

Lúc đó, Thư Hách Đức là quý công tử trong gia đình quan lại, tương lai cậu ta sẽ thăng quan tiến chức đương nhiên là việc có thể đoán ra được. Nhưng Uông Do Đôn lại là một người tuy có tài nhưng rất nghèo, về căn bản là không thể nghĩ đến những việc tốt như thế, vì vậy ông cho rằng Sử Hạt Tử vì để giữ thể diện cho học sinh của ông mà nói những lời tốt đẹp về ông.

Buổi tối hôm đó, Sử Hạt Tử sờ vào cặp sách, liền nói với Uông Do Đôn: "Ông hãy cố gắng nỗ lực, trong tương lai danh tiếng quan chức còn hơn cả chủ nhân của ông". Uông Do Đôn càng phát hoảng, không dám nhận. Sử Hạt Tử nói: "Tôi đây không nói lời xằng bậy. Ông là một thư sinh nghèo, tôi nịnh nọt ông thì được gì cơ chứ? Chính vì số mệnh của tôi đã định, tương lai tôi sẽ gặp phải một tai nạn lớn, cần phải chịu đựng trong nhiều năm. Đợi đến khi ông lên làm quan, nạn của tôi sẽ cần nhờ đến tiên sinh giải trừ giúp. Tại đây xin có lời nói trước, hi vọng tiên sinh đừng quên lời nói ngày hôm nay, đến lúc ấy nhất định phải tận lực cứu tôi".

Không lâu sau đó, có người tiến cử Sử Hạt Tử lên Hoàng đế Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính trước giờ rất có hứng thú với thuật số, sau khi Sử Hạt Tử bói mệnh cho Hoàng đế xong, ông đã bói ra được những điều cấm kỵ của Hoàng Đế. Vì sợ Sử Hạt Tử tiết lộ những thông tin này ra ngoài, cho nên đã lưu đày ông ta đến vùng Sơn Hải Quan Ngoại, từ đó đã đi được hơn 10 năm. Sau khi đăng cơ 10 năm, Ung Chính hạ lệnh những ai mắc tội nhẹ chưa đến mức bị lưu đày sung quân đều được sắp xếp miễn giảm tội.

Lúc này Uông Do Đôn đã là cao trung tiến sỹ, được thăng làm hình bộ thượng thư. Uông Do Đôn kiểm tra hồ sơ tội phạm, nhìn thấy tên của Sử Hạt Tử cũng ở trong danh sách, ông đương nhiên vẫn nhớ đến Sử Hạt Tử. Nhưng mà, Sử Hạt Tử là do Hoàng đế đích thân hạ chỉ lưu đày, trong hồ sơ cũng không ghi rõ ông ta đã phạm tội gì, vì thế loại tội phạm này là không được xét trong những trường hợp được đặc xá.

Bạn đồng sự đối với trường hợp của Sử Hạt Tử cũng cảm thấy khó xử, Uông Do Đôn đã xét cho Sử Hạt Tử phạm tội nhẹ chưa đến mức phải lưu đày sung quân, áp dụng đặc ân của Hoàng đế, theo đó thả Sử Hạt Tử quay trở về.

Sau khi Sử Hạt Tử về kinh thành, tiếp tục làm khách lại phủ đệ của Uông Do Đôn, ông tiếp thụ lời giáo huấn, giảm bớt phóng túng, không tùy tiện bói mệnh nói về phúc họa của người khác nữa.

Sau này, con trưởng của Uông Do Đôn là Thừa Hàng muốn tham gia dự thi khoa cử, Uông phu nhân tâm tình rất bức bách mong muốn con mình được đỗ đạt nên đã mời Sử Hạt Tử đến bói mệnh. Sử Hạt Tử nói "Có thể làm đến quan lục phẩm". Quan lục phẩm là soạn sách tại viện hàn lâm cùng các chủ bộ. Lúc đó Uông Do Đôn đang làm việc trong triều đình, con trai ông nếu thi đỗ tiến sỹ, nhất định không thể chỉ được phân đến lục bộ, có nghĩa là con trưởng của ông mà đỗ trạng nguyên, thì việc đảm nhận chức vị soạn sách tại viện hàn lâm là không có gì phải hoài nghi.

Uông phu nhân mừng thầm trong bụng, nhưng không ngờ rằng Uông Do Đôn bị phái đi đảm nhiệm làm quan chủ khảo, như thế con trưởng Thừa Hàng nhất định phải tránh, không được tham gia đợt thi này. Mọi người đều nghĩ rằng dự ngôn của Sử Hạt Tử lần này sai rồi. Nhưng không ngờ vào mùa đông năm đó, Hoàng đế đặc biệt ban tặng cho con trai của Uông Do Đôn, Thừa Hàng được nhậm chức quan chủ sự, thuộc quan lục phẩm.

Dự ngôn của Sử Hạt Tử có độ chuẩn xác thần kỳ đến thế. Tôi ( tức là Triệu Dực triều Thanh) bởi vì năm đó đã là khách tại nhà của Uông Do Đôn nên biết những sự việc này rất rõ. Những sự tình đoán mệnh ứng nghiệm thần kỳ của Sử Hạt Tử còn có rất nhiều, không thể kể hết được.

Trong sách ghi lại, đây là những sự việc do Triệu Dực đích thân nghe được khi làm khách tại nhà của người chủ. Đương thời gia đình chủ nhân vẫn còn là một gia đình nghèo, vậy mà Sử Hạt Tử đã đoán được tương lai chức vụ của Uông Do Đôn còn cao hơn cả chủ nhân, hơn nữa còn đoán được mình sẽ gặp nạn về sau, cần được ông ta đến giúp đỡ. Sự việc cách hiện tại cả mười mấy năm đã quả nhiên ứng nghiệm, nếu như vận mệnh không phải đã được định trước, vậy làm thế nào để giải thích được những hiện tượng phát sinh về sau đây?

***

Theo một đoạn ghi chép lại trong《Mặc Ký》của Vương Trất thời nhà Tống: Thời Ngạn (?~1107,tự là Bang Ngạn, là người ở Khai Phong tỉnh Hà Nam. Tống Thần Tông năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đã là Trạng Nguyên.

Sau khi Thời Ngạn trúng cử Trạng Nguyên, từng xử lý các hoạt động vận tải của tỉnh Giang Đông. Có một ngày, khi ông đang đi giám sát trên thuyền qua một con sống lớn, đột nhiên có một cơn gió mạnh, ông bèn để chiếc thuyền dừng lại tại một ngọn núi nhỏ ở ven sông, lúc đó ông chỉ mang theo 2, 3 người đi cùng lên núi. Ngọn núi nhỏ rất dốc, bọn họ loay hoay trong đám bụi cỏ để tìm đường đi tiếp.

Khi đến được lưng chừng núi, họ đột nhiên phát hiện trên đỉnh núi có một miếu tự nhỏ, và rất nhanh sau đó có một vị lão tăng đi xuống núi đón tiếp, vị lão tăng hỏi: "Người đến đây chẳng phải là Trạng Nguyên hay sao ?" Thời Ngạn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm nghĩ ... mình không hề đem theo tùy tùng, khu vực này lại hoang vu hẻo lảnh, mình cũng chưa từng đi qua đây, lão tăng này làm sao mà biết ta đến đây nhỉ ?

Lão tăng nhìn thấy vẻ kinh ngạc của vị Trạng Nguyên, bèn giải thích: "Có một người viết lên bức tường đằng sau Phật điện của tự viện, người đó viết: 'vào ngày này tháng này năm này Trạng Nguyên sẽ đến đây'. Tôi nhớ sự việc này đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Ngày hôm nay chính là thời gian được viết trên tường, cho nên tôi đã dậy từ rất sớm và đã đợi khá lâu rồi". Lúc này Thời Ngạn mới thú thực, thừa nhận mình chính là người mà vị lão tăng đang đợi, nhưng trong tâm vẫn không thực sự tin vào lời ông ta lắm.

Bọn họ cùng nhau đi lên núi, đến đằng sau Phật điện, quét sạch bụi ở bức tường phía sau thì phát hiện thực sự có dòng chữ để lại, nội dung trên tường so với những lời vị lão tăng nói không hề sai chệch. Ở phía dưới còn có ghi thời gian mà những dòng chữ ấy được viết lên, lạ ở chỗ thời gian dòng chữ được viết lên là lúc mà Thời Ngạn vẫn còn chưa được sinh ra. Anh ta lại nhìn sang bên cạnh còn một dòng chữ nhỏ "Sau đó ba mươi năm, làm quan tứ phẩm" Thời Ngạn bèn ghi lại tất cả những nội dung trên đó rồi quay về chiếc thuyền để trở về. Anh ta đã kể với mọi người rất nhiều lần về lai lịch bất minh của những dòng chữ ấy.

Đến năm đại quan nguyên (1107),Thời Ngạn được làm Kinh Sư tại Bộ Thượng Thư, chính là quan tứ phẩm, tính từ lúc đọc được dòng chữ kia đến lúc bấy giờ vừa đúng tròn 30 năm.

Qua sự việc này chúng ta có thể thấy, phải chăng số mệnh của con người từ khi sinh ra đã được định sẵn cả rồi?

Tác giả: Thái Nguyên
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh​
 
số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
Chỉ khi xảy ra mới biết. Ai tín cứ tín, ai vô cứ vô...

NGHIỆP VÀ SỐ MỆNH ĐỒNG HAY KHÁC?
Thích Đạt Ma Phổ Giác


Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có.

Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.

Sự sống trên thế gian này với thiên hình vạn trạng, phức tạp, đa năng, đa dạng, muôn hình muôn vẻ, khi thế này lúc thế khác và vô cùng mầu nhiệm.

Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai. Ta thử đặt câu hỏi:

Tại sao ta lại sinh ra trong nhà nghèo để chịu cảnh thiếu thốn, khó khăn mà không sinh vào nhà giàu để hưởng cảnh an nhàn phú quý?

Tại sao mình đen xấu, bệnh tật mà không được đẹp đẽ như mọi người? Tại sao ta dốt nát quê mùa mà người kia lại thông minh, khôi ngô, tuấn tú? Chẳng lẽ thần linh thượng đế đã sắp đặt, an bài như thế sao?

Tại sao sự đời lại trớ trêu như vậy? Đạo Phật có cách nhìn chính chắn hơn nhờ biết suy tư và nghiệm xét, cho nên thấy rõ mọi sự thành bại, nên hư đều do mình tạo lấy không đổ thừa cho ai hết. Đức Phật là bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn nên thấy chúng sinh luân hồi trong ba cõi sáu đường giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường.

Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có.

Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.

Thần ý luận cho rằng, có một đấng thượng đế quyền năng, có thể ban phước giáng họa, sắp đặt cuộc sống của con người, mọi sự khổ vui, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do đấng tối cao này sắp đặt.

Túc mệnh luận cho rằng, mỗi người sinh ra trong cõi đời này đều có số mệnh do quá khứ đã an bài và sắp đặt, mỗi cử chỉ, mỗi hành động đều do quyết định trước của quá khứ. Mọi cố gắng của con người đều vô ích.

Song, đạo Phật không chấp nhận như thế, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh đã định sẵn của đời trước mà không chịu làm mới lại chính mình, để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Thiên mệnh luận cho rằng, có một ông trời qui định cho mỗi cá nhân một số mệnh. Trời kêu ai nấy dạ, con người không thể cải lại lệnh trời, cho nên Khổng Tử khi làm việc gì thành công hay thất bại đều nói do trời là như vậy. Con người không có quyền tự chủ, phải sống lệ thuộc ông trời, mọi cố gắng của con người không ngoài ý trời, trời ban cho tất cả, trời kêu ai nấy dạ.

Do đó, số mệnh hay số phận đều dựa theo quan niệm từ xưa, nó chỉ phù hợp khi con người chưa văn minh, chưa tiến bộ. Ngày nay khoa học đã chứng minh cho ta thấy rõ nguyên nhân, không có cái gì chỉ một nhân mà có thể hình thành.

Tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên, chúng liên hệ chằng chịt với nhau bằng nhiều móc xích, theo nguyên lý cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Ai nói trên đời này do một nhân mà hình thành thì ta biết rằng người này chưa hiểu thấu lý nhân quả.

Quan niệm trời sinh ra vạn vật cho đến ngày hôm nay không còn phù hợp nữa. Đạo Phật nói rằng tất cả chúng sinh có mặt trên thế gian này đều do nghiệp tạo ra, nên phải chịu quả báo trong đời hiện tại, chứ không có sự sắp đặt của đấng nào cả.

Vậy nghiệp là gì?

Nghiệp là năng lực được tạo ra từ thân, miệng, ý được lặp đi, lặp lại nhiều lần rồi lâu ngày trở thành thói quen, chính thói quen đó có sức mạnh lôi cuốn lại chúng ta.


Như khi ta mới tập hút thuốc, khi ấy ta làm chủ muốn hút thì hút, không hút thì thôi. Cho đến khi ta đã hút được vài tháng rồi khi nó đã ăn sâu vào tâm thức của ta, thấm nhuần vào cơ thể, lúc đó ta làm theo sự sai sử của nó cho nên gọi là nghiệp hay còn gọi là tập khí.

Có nhiều nghiệp đã được tạo ra trong quá khứ, cho nên ngày nay chúng ta sanh ra trong đời này có nét mặt, hoàn cảnh, sự sống không ai giống ai, rồi tùy theo sở thích của mỗi người trong hiện tại mà tạo ra nghiệp nhân mới.

Nếu ai quan niệm rằng con người do trời định sẵn phải chịu số phận đã an bài, dù con người có cố gắng thay đổi cách mấy đi nữa cũng không thể thay đổi được. Nói như vậy là chúng ta phủ nhận quyền làm chủ bản thân của con người, trong khi đó chúng ta có đủ khả năng suy xét, quán chiếu nhận thức đúng sai và dùng trí tuệ để mà soi sáng muôn loài vật.

Như chúng ta đã biết, nếu ai cũng chấp nhận số phận đã được định sẵn thì làm sao con người có thể thay đổi hoàn cảnh cuộc sống, mà càng ngày càng được thăng tiến tốt đẹp. Ngược lại, đạo Phật nói rằng nghiệp do chúng ta tạo ra từ thân, miệng, ý thì chính mình có quyền thay đổi, chuyển hóa tuỳ theo khả năng sở thích của mỗi người.

Như khi chưa biết tu tập, ta có thể trộm cướp lường gạt người khác bằng mọi mánh khóe thủ đoạn, nay ta biết tu tập rồi, thấy đó là hành động không tốt có hại cho mình và người nên dứt khoát không làm nữa. Trước do ta không hiểu nên ta làm ăn gian lận, lừa đảo, nay ta hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo, thì ta làm ăn chân chánh trở lại để tạo nên nghiệp thiện lành v.v… Như vậy nghiệp là do sở thích của mình huân tập mà thành, vì thế mình có quyền thay đổi, chớ không cam chịu đầu hang cho số phận đã an bài.

Chính vì thế, trong hiện tại ta cảm thọ khổ hay vui, lành hay dữ, ta có thể đoán biết nghiệp trước kia của ta đã tạo nên. Người có ý chí, nghị lực thì sẽ thay đổi, chuyển hoá nghiệp xấu một cách dễ dàng, còn người chấp nhận theo số phận đã an bài thì vô tình làm mất đi khả năng làm chủ chính mình để rồi ta mãi sống trong đau khổ lầm mê không có ngày thôi dứt.

Nghiệp khác với số mệnh ở chỗ nghiệp có thể thay đổi được, còn số mệnh thì không thể. Nghiệp nói cho đầy đủ là nhân quả nghiệp báo. Nói đến nghiệp báo là nói đến nhân duyên, là nói đến sự chuyển biến linh động của nhân quả, còn nếu cho rằng số trời đã định, gieo nhân nào phải trả quả đó, thì không ai có thể tu hành mà chuyển hoá si mê, tối tăm mờ mịt, thành trí tuệ từ bi.


Nguồn: Thienviendaidang
 
Tôi cũng cảm nhận được rằng số phận mỗi người sẽ chỉ ở mức nào đó thôi. Như 1 người mà từ nhỏ đến lớn cứ tàng tàng thì sau này vẫn vậy. Tuy nhiên cũng có người nói rằng ai cũng sẽ có 1 thời huy hoàng, chỉ là đến sớm hay muộn thôi. Mình đợi mãi chả thấy @@
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top