minhnguyencvh
New member
- Xu
- 0
Số đỏ - đỉnh cao nghệ thuật văn chương Vũ Trọng Phụng
Tiểu thuyết trào phúng số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng trên Hà Nội báo số 40 ra ngày7/10/1936, in thành sách lần thứ nhất 1938.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Xuân thường gọi là Xuân tóc đỏ làm nghề nhặt ban quấn ở một hội quá thể thao. Hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi sống bằng đủ nghề “hạ lưu” (trèo me, trèo xấu,bá phá nhật trình ,chạy cờ rạp hát, thổi loa quản cáo thuốc lậu ..) và hấp thu thứ luân lý bờ hè Hà Nội. Bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục ,hắn lại được bà phó Đoan một me tây góa dâm đảng đem “lòng thương”giới thiệu đến giúp việc ở tiệm may Âu Hóa của Văn Minh cháu bà chuyên may các mốt y phục phục vụ phái đẹp trong cuộc âu phụ hóa rồi hắn được bà phó Đoan mời làm người giáo dục cho cậu Phước”con giời con phật của bà, hắn lại được sư tăng phú mời làm cố vấn cho báo gõ mõ cổ động cuộc chấn hưng đạo phật! Trong không khí đầy sự giả trá ấy, Xuân được mọi người kính nể, sợ hãi sự ngây thơ của hắn được coi là nhũn nhẵn .Vợ chồng Văn Minh biết rõ lí lịch hèn hạ của Xuân nhưng lại vào thế “há miệng mắt quai”, còn phải tìm cách tô vẽ cho Xuân để nếu cần có thể gả em gái mang tiếng hư hỏng cho hắn.Tiếp đến Xuân còn được coi là ân nhân của tất cả mọi người bởi đã gây ra cái chết của cụ cố chết mà mọi người đã mong chờ từ lâu .Rồi dịp may lai đến anh chàng -vị hôn phu của Tuyết là vị cứu tinh cho cả một đất nước, tránh khỏi thảm họa “núi xương sông máu”..Mọi người đã hoan nghênh “một bậc vĩ nhân “,”anh hùng cứu quốc” vừa tránh cho họ khỏi nguy cơ chiến tranh .Hắn được phủ toàn quyền quyết định ân thưởng bắt đâu bội tinh, được hội khai trí tiến đức mời vào hội .Cụ cố Hồng tuyên bố gả Tuyết cho hắn….
Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên tiếng gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh sởm hết sức lố lăng, đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích cay độc cái phong trào “Âu hóa “ ,”thể thao” “giải phóng nữ quyền”, đang phát triển rầm rộ khi ấy :nhân danh “văn minh”, “tiến bộ” “cải cách xã hội” mà thực chất là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi đạo đức truyền thống. Ngòi bút châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng cũng không quên đề cập đến “phong trào thơ mới” lãng mạng khuynh hướng nghệ thuật “hũ nút” tới những tổ chức do thực dân đễ đầu như hội chấn hưng Phật giáo, hội khai trí tiến đức, tất cả bộ máy chính quyền thực dân, từ bọn cảnh sát đến phủ toàn quyền thậm chí các quan thống sứ vua ta vua xiêm cũng bị đưa lên cái sân khấu trò hề Số đỏ. Do đó Số đỏ tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt - đây là một hạn chế, song tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị thời sự có tính chiến đấu rõ rệt.
Vũ Trọng Phụng đã rất thành công trong tiểu thuyết hoạt kê Số Đỏ .Một số nhà nghiên cứu nước ngoài lại thích Số đỏ hơn cả Giông tố và Vỡ đê. Tuy nhiên, tác phẩm này đã có lúc phải gánh chịu những đánh giá hẹp hòi, định kiến .Đó là do họ không hiểu những đặc trưng của nghệ thuật phóng đại trong biếm họa và họ coi Xuân tóc đỏ chỉ là một con rối cho Vũ Trọng Phụng giật dây, đi ngật ngưỡng giữa cuộc đời đen bạc, Bài viết này muốn góp phần trả lại cho Số Đỏ cái giá trị đích thực của nó cái vị trí quan trọng của nó trong toàn bộ văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: