Sơ lược lịch sử QDND VN
Sẵn sàng bảo vệ tổ quốc
Quân đội Nhân dânn Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Quá trình phát triển
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 7/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một dân tộc thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.
Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa.
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân của miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất ra đời, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam thống nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chữ "nhân dân" trong tên gọi "Quân đội Nhân dân Việt Nam" xuất phát từ mục tiêu của nó: "Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, tuyệt đối trung thành với nhà nước, với dân tộc"
Sẵn sàng bảo vệ tổ quốc
Quân đội Nhân dânn Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Quá trình phát triển
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 7/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một dân tộc thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.
Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa.
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân của miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất ra đời, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam thống nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chữ "nhân dân" trong tên gọi "Quân đội Nhân dân Việt Nam" xuất phát từ mục tiêu của nó: "Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, tuyệt đối trung thành với nhà nước, với dân tộc"
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: