Phần 1: Tìm hiểu
Sự lợi hại của Sơ đồ tư duy
Tôi đang ở trong giai đoạn nước rút của những ngày thi cuối kỳ, kết thúc năm học đại học thứ nhất đáng nhớ của tôi. Học kì này, chúng tôi phải học những môn thật “khó chơi” như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử các học thuyết kinh tế, kinh tế vi mô,… Toàn là những môn học khó nhằn mà bất cứ sinh viên nào sau khi nghe tên môn học xong cũng ngao ngán thở dài: “Thôi thì phó mặc cho trời chứ biết sao? Thi không rớt môn nào không phải sinh viên ^_^ Khỏi học cho xong!”. Và tôi, sau khi nghe mấy anh chị khoá trên truyền lại “tiểu sử đáng nhớ” của những môn học đại cương bắt buộc này, cũng có phần…ngao ngán. Tuy nhiên, sau khi đọc đi đọc lại cuốn “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” nhiều lần (mà ko hề chán), đặc biệt là sau khi tham gia khoá học Tôi Tài Giỏi! và trở thành trợ lí huấn luyện viên của khoá học, tôi đã lựa chọn cách suy nghĩ và hành động khác. Thú thật là tôi cũng thuộc hạng “mèo lười”, chỉ học những môn mình thích thôi, còn những môn học khác, tôi đã…không vẽ SDTD ngay khi học xong mà chỉ đọc lại bài học và đợi tới lúc thi mới bắt đầu vắt chân lên cổ chạy. Vậy mà nhờ SDTD, tôi đã chạy với một tốc độ cực kì kinh khủng, gần bằng tốc độ ánh sáng luôn các bạn ạ (Ihza, cái này thì hơi có phần thêm thắt đó nha ). Chẳng là tuần này tôi bắt đầu thi, và môn đầu tiên ngay trúng cái môn nhạt nhẽo mà ai cũng không thích: Lịch sử các học thuyết kinh tế, đã vậy còn là đề đóng nữa chứ! Haiza, kiểu này chết chắc! >>> Đó là cách suy nghĩ của mấy đứa bạn cùng lớp tôi thôi. Còn tôi, với phong thái mèo lười ung dung, “Để coi, 2 tuần nữa thi Lịch Sử trước hả? Thôi học toán thôi! “. Thế là trong suốt 2 tuần đó, tôi chỉ học những môn mình thích. Còn môn Lịch Sử, tôi không bỏ mặc nó, mà bắt đầu lấy tuyệt chiêu của mình ra. Trong 3 ngày cuối, tôi ngồi cặm cụi vẽ hơn 10 cái SDTD, áp dụng đầy đủ những nguyên tắc vẽ: hình ảnh, liên kết, màu sắc, nổi bật,… để “tô điểm” thêm cho SDTD của mình. Đến cuối ngày chủ nhật, tôi mới hoàn thành việc vẽ và in SDTD của mình (Tôi sử dụng phần mềm iMindmap chứ không vẽ tay ^^). Tinh thần hoảng loạn, “Mai thi rồi, trời ơi, sao mà mình chủ quan quá!!! Nhưng thôi, còn nước còn tát, phải tát cho nó cạn tàu ráo máng luôn mới được!”. Đêm đã khuya, tôi bắt đầu ngồi học, tập trung cao độ. Và các bạn biết không, chỉ trong vòng 2 tiếng vào buổi tối, tôi đã học thuộc làu làu 3 SDTD, và sáng sớm hôm nay số còn lại cũng được “xơi tái” nhanh gọn lẹ, không sót một chữ nào luôn. Bà chị họ thấy tôi cứ ngồi ôm “mớ giấy a3 màu mè” học, mời lên tiếng thắc mắc:
- Mày ko học đi, còn vẽ vời gì đó? Chiều nay thi rồi mà sao tao thấy ung dung quá vậy!
- Em học xong hết rồi.
- Xạo quá, tối qua tao thấy mày còn than chưa học chữ nào mà. Mà cái đó là gì đó?
- Cái này là Sơ Đồ Tư Duy, bí kíp học bài đó. Tối hôm qua chưa học chữ nào nhưng bây giờ thì ko có chữ nào là ko thuộc. Ko tin thì cho chị dò nè.
- Sơ Đồ Tư Duy hả? Hay ta! Ok, để tao dò bài mày, hỏi ngẫu nhiên nha, ko thuộc là 1 chầu chè đó!
- Chuyện nhỏ như con thỏ!
Thế là bà chị bắt đầu cầm quyển vở, lật một trang ngẫu nhiên và hỏi tôi. Còn tôi, các bạn có tưởng tượng đc ko, lúc đầu cũng hơi run run “Chết rồi, 1 chầu chè, bà này ăn nhiều lắm ko biết mình có trả lời nổi ko đây”, nhưng khi chị tôi hỏi câu nào, tôi đọc vanh vách ko sót một chữ dưới sự kinh ngạc của bà chị họ. Bả há mồm, trợn mắt: “Lợi hại, lợi hại thiệt! Có học kinh tế chính trị được ko? Bày chị vẽ với!” – “Được chứ sao ko! Môn nào cũng được hết. Sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! đây nè, bí kíp đầy ở trỏng đó, học đi bà ^_^”.
Chưa hết, chiều nay đi thi, tôi đc giám thị xếp chỗ ngay bàn thứ 2, còn ngồi trên là thằng bạn keo kiệt nổi tiếng ko bày ai bao giờ rồi. Híc, ngồi ngay bàn giám thị luôn. Nhưng thôi, ko sao, mình thuộc bài rồi chớ bộ. Đề phát ra, 2 câu dài ngoằn, 75 phút, đổ mồ hôi hột. Thôi, bình tĩnh làm bài nào…! Tôi đặt bút viết, nhớ lại sdtd của mình và đặt bút tới đâu thì chữ tuông ra tới đó, và ko sót
một chữ nào luôn. Tuy nhiên cũng có những lúc tôi “bí”, và lúc đó nhớ lời Adam Khoo, khi gặp chỗ ko nhớ thì ngồi bình tâm lại, 5′ sau sẽ nhớ ra thôi. Không đợi 5′ nữa, những hình ảnh vui nhộn và màu sắc sặc sỡ của sdtd đã giúp tôi nhớ lại bài của mình một cách nhanh chóng, và cứ thế ta làm bài. Và tới gần cuối giờ, tôi kiểm tra lại bài rồi lên nộp trước sự kinh ngạc của mọi người – còn dư đến tận nửa tiếng luôn mà . Ra về, mấy đứa bạn xúm lại hỏi han:
- Mày mới nãy bộ bỏ giấy trắng hay sao mà ra sớm quá vậy?
- Làm gì có, tao làm hết mà.
- Mày học hết luôn đó hả?
- Chứ sao nữa, tụi mày ko học hết hả?
- Học cách nào hay vậy? Khó nhớ thấy mồ, dài ngoằn, dễ lộn mà toàn ba cái từ ngữ chuyên môn khó nhớ nữa chớ! Sao mà mày “thánh” quá vậy Hy?!
- Tao nói tụi mày hồi học kì 1 rồi, đi tham gia khoá học “Tôi Tài Giỏi!” đi mà ko chịu. Khoá học đó bày tao cách học siêu tốc đó ^_^
- Ghê thiệt, chắc phải tham gia liền luôn quá!
Thấy chưa, người ta đã nói là học bằng sơ đồ tư duy dễ nhớ rồi mà, người ta cũng đã nói là tham gia khoá học Tôi Tài Giỏi! lâu rồi mà ko nghe, giờ còn than nữa. Quả thật, trước giờ tôi biêt SDTD “lợi hại” cỡ nào rồi, nhưng phải nói qua lần thi này tôi mới thấy được sự kì diệu của các ghi chú toàn não bộ một cách tối ưu này.
Nhưng qua lần thi này, tôi cũng học được một bài học, đó là dù nắm được “bí kiếp thần thông” trong tay cũng không nên chậm trễ và trì hoãn. Không có Sơ Đồ Tư Duy, tôi chết chắc…Học kì trước, nhờ áp dụng những phương pháp học tập siêu đẳng trong khoá học Tôi Tài Giỏi! mà điểm của tôi cũng không đễn nỗi nào (thậm chí là cao nhì khoa luôn đó ^^), còn trong học kì này, nhờ sơ đồ tư duy mà tôi đã vượt qua kì thi với những môn học “kinh khủng truyền kiếp” một cách dễ dàng ^^. Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những con người vĩ đại đã đem lại những điều kì diệu cho tôi và việc học của mình: cảm ơn Tony Buzan – người đã sáng tạo ra sơ đồ tư duy – một công cụ ghi chú kì diệu, cảm ơn Adam Khoo – người đã gián tiếp dạy tôi cách vẽ sơ đồ tư duy một cách thật đẹp, bắt mắt, rõ ràng và dễ ghi nhớ, em cảm ơn anh Triều đã giúp cho em và hàng ngàn học viên Tôi Tài Giỏi! khác thực hành cách vẽ SDTD thật nhanh và hiệu quả. Nhưng quan trọng nhất là em xin cảm ơn anh Khoa và chị Vy cũng như các anh chị khác trong công ty TGM đã đem cuốn sách tuyệt vời “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế!” cũng như khoá học vô cùng kì diệu Tôi Tài Giỏi! về Việt Nam để thay đổi lối mòn trong cách học tập và suy nghĩ của học sinh Việt Nam tụi em. Cảm ơn mọi người nhiều lắm ^^ Học kì sau phải tiếp tục con đường thực hành mục tiêu TRỞ THÀNH SINH VIÊN GIỎI NHẤT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG mới được! Chặng đường gian nan íh đã được thực hiện một phần nào đó rùi Cố lên nào Hy!! TÔI TÀI GIỎI!!!! HY TÀI GIỎI!!!
Lê Phan Viên Hy