Chiêu hay dùng nhất của sinh viên bên bàn nhậu để thách rượu là: "Tớ mời cậu vì…, nếu mà cậu không uống tức là khinh tớ, khinh mọi người".
Hùng (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) trong một cuộc nhậu
Thách rượu - niềm vui trong cuộc nhậu
Thách rượu là một thể loại khích uống rượu, đối tượng bị thách rượu có thể là một người hoặc một nhóm người. Thường thì đó là những người mới, những người “được chú ý”… Có những trường hợp là sự chủ tâm chuốc rượu, nhưng cũng có những trường hợp là để thể hiện bản lĩnh với mọi người.
Đây là một thói quen và dường như nó trở thành sở thích của những thành viên trên bàn nhậu. Họ coi đó là một lẽ tự nhiên, một điều tất yếu phải xảy ra, là luật bất thành văn, thế mới là nhậu, thế mới là vui. Nếu không muốn mất không khí thì uống là phải khích. “Nhìn thấy đứa nào ngứa mắt là khích, thấy chú nào uống được ít cũng khích. Đôi khi thích thì khích, chả có lí do” – Hùng, sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, thẳng thắn chia sẻ.
Không chỉ trong những cuộc nhậu của phái mạnh mà ngay cả trong những cuộc vui có cả phái yếu thì thói quen “thách rượu” cũng không bị mọi người bỏ quên. Lê Hoạt - sinh viên năm thứ 3, ĐH Xây Dựng Hà Nội kể rằng: “Trong đám cưới bạn mà đem người yêu đi thì kiểu gì cũng bị khích uống rượu khi ngồi vào bàn, nếu không tỉnh là bị chuốc nhiều lắm”.
Bản lĩnh trên bàn rượu
“Nhậu không chỉ vì vui, nhậu là để thể hiện bản lĩnh” – Hùng , sinh viên năm thứ 2, ĐH Bách Khoa Hà Nội, luôn tung hô khẩu hiệu này ở khắp nơi cậu có mặt. Vậy bản lĩnh trên bàn rượu là gì? Đó được “những người trong nghề” gọi là “đấu trí trên bàn rượu”… làm thế nào để khích, để mời người kia uống cho đến say.
Càng trì hoãn, càng kéo dài lại càng mời. Dương_sinh viên năm năm thứ 2, ĐH Xây Dựng cho biết: “Mấy chú con trai ngồi với nhau mà cứ thấy ko thích hay thấy chú nào lạ là chết ngay, bị khích rượu thì thôi rồi. Theo các huynh đệ lâu năm bên bàn rượu thì phải có "văn mời rượu" - làm sao phải nói để thằng kia không uống ko được, chiêu hay dùng nhất là: "Tớ mời cậu vì …., nếu mà cậu không uống tức là khinh tớ, khinh mọi người".
Một cuộc nhậu của sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội
Những lời mời như thế tiếp diễn và trở thành truyền thống trên bàn nhậu, những người bị mời thì không thể từ chối, rồi họ lại tiếp tục cuộc hành trình như thế với những người tiếp theo. Vì họ nghĩ đó là “bản lĩnh trên bàn nhậu”.
Bản lĩnh hay lời cảnh tỉnh
Cũng từ những cảnh tượng “khích rượu” như thường lệ trên bàn nhậu, không ít những vụ cãi vã, to tiếng với nhau, đánh nhau và có khi là gây sự với bàn nhậu khác đã xảy ra.
Lê Hoạt cho biết thêm: “Rượu vào lời ra mà, nhiều người uống rượu xong, có xu hướng nghĩ gì nói đó, cao trào là không nghĩ cũng nói dễ gây hiềm khích lắm, nhẹ thì to tiếng trong nhóm, nặng thì to tiếng với nhóm khác trong quán là đánh nhau to. Ví dụ như vụ đánh chém nhau ở Bạch Mai cách đây mấy tháng”. Cũng có một số trường hợp các bạn sinh viên bị đình chỉ học liên quan đến “thách rượu”.
Đó còn chưa nói về việc uống rượu say vừa hại đến sức khoẻ lại vừa không kiểm soát được những gì mình đang làm, gây nguy hiểm cho chính mình và cho những người xung quanh.
Vẫn biết nhậu là vui, nhưng hãy nghĩ nếu như nhậu mà làm cho mất sự đoàn kết, mất tình bạn, thì nhậu còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta hãy biết nhậu theo đúng nghĩa, đúng mức độ, đừng làm xấu nó để có những hậu quả không hay. Bản lĩnh trên bàn nhậu là uống phải biết điểm dừng, luôn biết mình đang làm gì chứ không phải “thách rượu” nhau, uống cho đến say.
Theo zing.
Hùng (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) trong một cuộc nhậu
Thách rượu - niềm vui trong cuộc nhậu
Thách rượu là một thể loại khích uống rượu, đối tượng bị thách rượu có thể là một người hoặc một nhóm người. Thường thì đó là những người mới, những người “được chú ý”… Có những trường hợp là sự chủ tâm chuốc rượu, nhưng cũng có những trường hợp là để thể hiện bản lĩnh với mọi người.
Đây là một thói quen và dường như nó trở thành sở thích của những thành viên trên bàn nhậu. Họ coi đó là một lẽ tự nhiên, một điều tất yếu phải xảy ra, là luật bất thành văn, thế mới là nhậu, thế mới là vui. Nếu không muốn mất không khí thì uống là phải khích. “Nhìn thấy đứa nào ngứa mắt là khích, thấy chú nào uống được ít cũng khích. Đôi khi thích thì khích, chả có lí do” – Hùng, sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, thẳng thắn chia sẻ.
Không chỉ trong những cuộc nhậu của phái mạnh mà ngay cả trong những cuộc vui có cả phái yếu thì thói quen “thách rượu” cũng không bị mọi người bỏ quên. Lê Hoạt - sinh viên năm thứ 3, ĐH Xây Dựng Hà Nội kể rằng: “Trong đám cưới bạn mà đem người yêu đi thì kiểu gì cũng bị khích uống rượu khi ngồi vào bàn, nếu không tỉnh là bị chuốc nhiều lắm”.
Bản lĩnh trên bàn rượu
“Nhậu không chỉ vì vui, nhậu là để thể hiện bản lĩnh” – Hùng , sinh viên năm thứ 2, ĐH Bách Khoa Hà Nội, luôn tung hô khẩu hiệu này ở khắp nơi cậu có mặt. Vậy bản lĩnh trên bàn rượu là gì? Đó được “những người trong nghề” gọi là “đấu trí trên bàn rượu”… làm thế nào để khích, để mời người kia uống cho đến say.
Càng trì hoãn, càng kéo dài lại càng mời. Dương_sinh viên năm năm thứ 2, ĐH Xây Dựng cho biết: “Mấy chú con trai ngồi với nhau mà cứ thấy ko thích hay thấy chú nào lạ là chết ngay, bị khích rượu thì thôi rồi. Theo các huynh đệ lâu năm bên bàn rượu thì phải có "văn mời rượu" - làm sao phải nói để thằng kia không uống ko được, chiêu hay dùng nhất là: "Tớ mời cậu vì …., nếu mà cậu không uống tức là khinh tớ, khinh mọi người".
Một cuộc nhậu của sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội
Những lời mời như thế tiếp diễn và trở thành truyền thống trên bàn nhậu, những người bị mời thì không thể từ chối, rồi họ lại tiếp tục cuộc hành trình như thế với những người tiếp theo. Vì họ nghĩ đó là “bản lĩnh trên bàn nhậu”.
Bản lĩnh hay lời cảnh tỉnh
Cũng từ những cảnh tượng “khích rượu” như thường lệ trên bàn nhậu, không ít những vụ cãi vã, to tiếng với nhau, đánh nhau và có khi là gây sự với bàn nhậu khác đã xảy ra.
Lê Hoạt cho biết thêm: “Rượu vào lời ra mà, nhiều người uống rượu xong, có xu hướng nghĩ gì nói đó, cao trào là không nghĩ cũng nói dễ gây hiềm khích lắm, nhẹ thì to tiếng trong nhóm, nặng thì to tiếng với nhóm khác trong quán là đánh nhau to. Ví dụ như vụ đánh chém nhau ở Bạch Mai cách đây mấy tháng”. Cũng có một số trường hợp các bạn sinh viên bị đình chỉ học liên quan đến “thách rượu”.
Đó còn chưa nói về việc uống rượu say vừa hại đến sức khoẻ lại vừa không kiểm soát được những gì mình đang làm, gây nguy hiểm cho chính mình và cho những người xung quanh.
Vẫn biết nhậu là vui, nhưng hãy nghĩ nếu như nhậu mà làm cho mất sự đoàn kết, mất tình bạn, thì nhậu còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta hãy biết nhậu theo đúng nghĩa, đúng mức độ, đừng làm xấu nó để có những hậu quả không hay. Bản lĩnh trên bàn nhậu là uống phải biết điểm dừng, luôn biết mình đang làm gì chứ không phải “thách rượu” nhau, uống cho đến say.
Theo zing.