Sinh khí ngày xuân sưởi ấm lớp học

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Một tâm lý khá phổ biến ở nhiều trường học trước và sau Tết là nề nếp dạy và học có phần bị xáo trộn, ít tập trung hơn; không chỉ những cái “ngáp dài, ngáp ngắn” uể oải ở những cô cậu học trò đang mong đợi những ngày vui chơi tự do thoả thích mà ngay cả các thầy cô giáo cũng phân tán tư tưởng cho sự “ăn tết”.


Lời ca, tiếng hát là sức mạnh để đa số giáo viên trẻ trong trường hết lòng phấn đấu tận tụy đứng lớp, gác lại mọi khó khăn cũng như nỗi nhớ nhà.

Đối với những trường học vùng sâu, vùng xa, thì kỳ nghỉ có thể kéo dài hơn bởi đội ngũ giáo viên trẻ tuổi hầu hết là từ nhiều địa phương khác nhau, việc tập trung học sinh đi học trở lại sau Tết cũng có phần khó khăn hơn.

Nắm bắt được tâm lý này, ngay từ trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán năm nay, một số nơi đã chuẩn bị những hình thức sinh hoạt tạo không khí gắn kết giữa giáo viên và học sinh với nhà trường, song song với việc ổn định nề nếp học tập trên lớp khá hiệu quả. Điển hình như Trường THPT Đakrông-Quảng Trị.

Nằm giữa một quần thể núi non với những vách đá sững sững, cao chót vót của huyện Đakrông, trường Đakrông có 47 cán bộ giáo viên thì chiếm hết 92 % là giáo viên trẻ, tuổi đời từ 35 trở xuống. Họ đến từ nhiều huyện, thị xa xôi ở Quảng Trị và một số tỉnh thành phía Bắc.

Khác hẳn ý nghĩ của chúng tôi trước lúc lên đây, đúng vào ngày 3 tháng 2 (ngày thành lập Đảng) và cũng có nghĩa còn chưa đầy tuần lễ nữa trường đóng cửa nghỉ tết, không khí sinh hoạt, học tập của nhà trường vẫn hết sức nghiêm túc, và có phần còn khí thế hơn hẳn những ngày trước đó.


Hội diễn với chủ đề “Ấm áp ngày xuân”.

Một loạt hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao diễn ra trong những ngày này nhiều ý nghĩa nhưng nhẹ nhàng, sinh động; cả giáo viên và học sinh đều có những hình thức sinh hoạt riêng. Chúng tôi trực tiếp dự một buổi sinh hoạt câu lạc bộ của tập thể giáo viên do Đoàn trường tổ chức với 2 ý nghĩa: vừa mừng Đảng , vừa đón xuân và học được rất nhiều điều: Không khí gắn kết, hoà đồng giữa lãnh đạo và giáo viên, nhân viên, gắn kết giữa mọi lứa tuổi, giữa các dân tộc; Nội dung sinh hoạt vừa là văn hoá, văn nghệ vừa lồng ghép khéo léo tình yếu trường, yêu lớp, niềm tự hào về đảng, về quê hương, đất nước; Mỗi cá nhân đều được thể hiện tâm tư, tình cảm của mình qua các tiết mục hát múa, qua chung vui thưởng thức các món đặc sản dân dã và uống rượu cần.

Ngạc nhiên trước lối dẫn dắt chương trình khá tự nhiên, diệu nghệ, đầy chất “lửa” của thầy giáo Lê Chí Thông, Phó hiệu trưởng của Trường, chúng tôi hỏi giáo viên, thì được biết, tại trường THPT Đakrông, những buổi sinh hoạt vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm như thế này diễn ra khá thường xuyên, đều đặn.

Chính cách thức tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ đa dạng, hấp dẫn như vậy đã cuốn hút đội ngũ giáo viên trẻ gắn kết lâu bền với trường lớp, mặc dù họ phần đông là những giáo viên dạy giỏi và có đủ điều kiện để được nhận về chốn phồn hoa, đô thị. Phó hiệu trưởng Lê Chí Thông mới 32 tuổi nhưng có đến 9 năm gắn bó với Đakrông, kể từ những ngày đầu Trường THPT Đakrông mới thành lập.

Để trở về một ngôi trường thuận lợi, gần nhà đối với một cán bộ quản lý chuyên môn giàu năng lực và nhiều tài lẻ như Lê Chí Thông không mấy khó khăn, nhưng khi được hỏi có ý định xin thuyên chuyển hay không thì anh lại nói nhiều về những kỷ niệm đẹp đẽ ở miền núi rừng huyền thoại này từ khi còn là một thầy giáo mới “chân ướt, chân giáo” vào nghề. Anh ngợi ca nhiều về đội ngũ các thầy cô giáo nơi đây. Đó là thầy giáo Hồ Văn Yên, 35 tuổi, người Vân Kiều đầu tiên về trường đã giúp các thầy cô giáo và các em học sinh tiếp cận với vốn văn hoá quý giá của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là cô giáo trẻ Hồ Thị Hồng Nhung, 25 tuổi, người dân tộc Pa Kôk được chăm sóc, dắt dìu từ chính mảnh đất quê hương gian khó của mình để trở thành một cô giáo thực thụ, một “ cây văn nghệ” của trường.
Đặc biệt hơn cả vẫn là thầy giáo dạy Toán Nguyễn Văn Sỹ, bí thư chi đoàn Trường, một người từng trải hơn so với tuổi đời 32 bởi vốn sống, vốn kiến thức phong phú từ tâm huyết với nghề, với học sinh. Mỗi lần giai điệu của “ Hành khúc Trường THPT Đakrông”, “ Hội Sim” do thầy sáng tác ngân vang trong các ngày truyền thống của trường là lại như thắp thêm lửa say mê yêu đời, yêu nghề trong đội ngũ.

images318239_GVtr.DakRong.jpg


Hội diễn với chủ đề “Ấm áp ngày xuân”.

Với một trường thuộc huyện nghèo có đến 85 % đồng bào dân tộc thiểu số như trường THPT Đakrông mà có được đội ngũ những người thầy giàu tâm huyết và năng lực như thế quả không phải là dễ dàng. Điều này chỉ có thể lý giải ở chính vai trò “đầu tàu” của hiệu trưởng nhà trường. Đó là thầy giáo Nguyễn Xuân Chiến mà báo chí đã có nhiều bài viết ngợi ca như một tấm gương về đức tận tuỵ và sức sáng tạo. Không chỉ tạo cảnh quan nhà trường khang trang, đẹp đẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về nơi ăn, chốn ở cho giáo viên, thầy Chiến còn chỉ đạo chi đoàn thanh niên tạo ra nhiều hình thức sinh hoạt gắn kết giữa giáo viên với nhà trường, giáo viên với học sinh và phụ huynh, để rồi phát huy được khả năng sẵn có của từng người. Mỗi người đều cảm thấy sự cần thiết của bản thân cho tập thể.

Sau tuần lễ nghỉ tết trở lại trường, những dãy bàn không bị bỏ trống. Việc 600 học sinh, trong đó, phân nửa là ở các bản xã vùng sâu, vùng xa như Mò Ó, Tà Rụt, A Vao, A Bung… đến trường đông đủ và nhanh chóng ổn định nề nếp trong những ngày đầu năm mới này có thể có thể coi là một “ kỳ tích” của giáo dục miền núi do chính các thầy cô giáo của trường THPT Đakrông lập nên.

Theo Thanh Huế - GDTĐ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top