Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
* Nội dung cơ bản:
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo và chức năng của xương dài
- Cấu tạo hình ống giúp xương nhẹ và vững chắc.
- Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực, làm tăng khả năng chịu lực.
Trong xây dựng người ta đã vận dụng kiểu hình ống của xương và cấu trúc hình vòm của nan xương vào thiết kế trụ cầu hoặc vòm cửa để vừa đảm bảo độ bền vững mà lại tiết kiệm được nguyên vật liệu khi thi công.
2. Cấu tạo và chức năng xương ngắn và xương dẹt
- Cấu tạo:
+ Ngoài là mô xương cứng.
+ Trong là mô xương xốp.
- Chức năng: Chứa tuỷ đỏ
II. Thành phần hoá học và tính chất của xương
Thí nghiệm 1:
Lấy xương đùi ếch ngâm trong dung dịch HCl 10% (10 - 15 phút)
Yêu cầu:
1. Kiểm tra xem xương cứng hay mềm.
2. Quan sát khi xương bỏ vào cốc axit HCl có hiện tượng gì? Thử giải thích hiện tượng đó?
Thí nghiệm 2:
Đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không cháy, không còn khói
Yêu cầu: Bóp nhẹ phần xương đã đốt em có nhận xét gì?
Nhận xét:
- Thí nghiệm 1:
Xương mất phần rắn bị hoà vào HCl chỉ có thể là chất có canxi và cacbon.
- Thí nghiệm 2:
+ Cháy chỉ có thể là chất hữu cơ.
+ Bọt khí đó là CO2.
- Thành phần cấu tạo của xương gồm: + Chất vô cơ: Muối canxi.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao.
- Tính chất: Rắn chắc và đàn hồi.
III. Sự lớn lên dài ra của xương
- Xương dài ra: Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
- Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.
* Một số câu hỏi:
1. Ở người già, xương rất giòn và rất dễ gãy là do:
b. Mô xương cứng bị mất.
c. Tỷ lệ chất cốt giao trong xương giảm.
a. Màng xương bị thoái hoá.
2. Khả năng liền của xương sau khi bị gãy là do:
Mô xương xốp
d. Mô xương cứng
c. Mô sụn ( sụn tăng trưởng)
b. Màng xương
3. Lứa tuổi nào sau đây dễ bị cong vẹo cột sống:
a. Trẻ em
b. Người lớn
c. Người già
4. Bộ phận nào sau đây của xương dài có chức năng giúp xương chịu lực:
a. Sụn đầu xương
b. Mô xương xốp
c. Mô xương cứng
d. Màng xương
Xem thêm:
Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương