Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

singaling

New member
Xu
0
Bài 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

* Nội dung cơ bản:
I. Học thuyết của Lamac (1744-1829):
* Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử .
* Dấu hiệu của tiến hóa: Sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

1. Nguyên nhân:

Do thay đổi của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật.

2. Cơ chế
:
Những biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của đv đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.

3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi
:
Ngoại cảnh thay đổi chậm nên mọi sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và không loài nào bị đào thải.

4. Sự hình thành loài mới
:
Loài mới được hình thành từ từ tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh.

5. Thành công và tồn tại
:

· Thành công:
- Người đầu tiên xây dựng học thuyết tiến hóa trên cơ sở duy vật biện chứng.
- Người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài.

·
Tồn tại:
Chưa giải thích được tính hợp lý của đặc điểm thích nghi.và chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

II. Học thuyết của ĐacUyn (1809-1882)
1. Biến dị và di truyền
a) Biến dị cá thể:
Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.

b) Tính di truyền
:
Cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ -> biến đổi lớn.

2. Chọn lọc nhân tạo

a) Nội dung
:
Vừa đào thải những bd bất lợi, vừa tích lũy những bd có lợi cho con người.

b) Động lực
:
Nhu cầu thị hiếu của con người.

c) Kết quả
:
Mỗi giống vật nuôi hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của người.

d) Vai trò
:
Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vậtnuôi, cây trồng.
3. Chọn lọc tự nhiên
a) Nội dung
:
Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sv.

b) Động lực
:
Đấu tranh sinh tồn.

c) Kết quả
:
Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

d) Vai trò
:
Nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sv.

e) Sự hình thành loài mới
:
Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc.

4. Thành công và tồn tại
:
- Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung.
- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Xem thêm:

Sinh học 12 Bài 24: Bằng chứng tiến hóa
 
Học thuyết lamac và học thuyết đacuyn

Học thuyết lamac và học thuyết đacuyn



I. Học thuyết tiến hoá Lamac:


1. Nội dung học thuyết:

- Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.
- Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ loài tổ tiên ban đầu.

2. Cơ chế tiến hoá:

- Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
- Từ 1 loài ban đầu do môi trường sống thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và các sinh vật ở mỗi hướng biến đổi để phù hợp với môi trường sống qua thời gian hình thành loài mới

3. Hạn chế:

- Lamac cho rằng thường biến di truyền được.
- Trong quá trình tiến hoá sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
- Trong quá trình tiến hoá không có loài nào bị tiêu diệt mà chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác

II. Học thuyết tiến hóa Đacuyn:

1. Nội dung chính

a)Quần thể sinh vật:

- Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành.

b) Biến dị:

- Các cá thể sinh ra trong cùng 1 lứa có sự sai khác nhau( biến dị cá thể) và các biến dị này có thể di truyền được cho đời sau.
- Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

c) Chọn lọc:

- Chọn lọc tự nhiên: giữ lại những cá thể thích nghi hơn với môi trường sống và đào thải những cá thể kém thích nghi.
- Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các sinh vật có các biến dị mong muốn.
d) Nguồn gốc các loài: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

2. Ý nghĩa của học thuyết Đacuyn :

- Nêu lên được nguồn gốc các loài.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.
-Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thể.



Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top