Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

singaling

New member
Xu
0
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

* Nội dung cơ bản:
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Định nghĩa quần thể
Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.

2. Đặc trưng di truyền của quần thể
- Vốn gen
: tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen
- Tần số alen:
Là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

VD: Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A
Cây hoa đỏ có KG Aa chứa 1 alen A và 1 alen a.
Cây hoa trắng có KG aa chứa 2 alen a.
Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.
Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu?

Giải:

Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.
Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000.
Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 / 2000 = 0.6


- Tần số kiểu gen của quần thể:
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
VD: Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5

* Chú ý:
Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
Tần sốKG AA=[1-(1/2)^n]/2
Tần số KG Aa = (1/2)^n
Tần sốKG aa = [1-(1/2)^n]/2

- Kết luận:
Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

2. Quần thể giao phối gần
- Khái niệm:
Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần.
- Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.

* Củng cố:
Câu 1: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hoá.
B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. Tạo ưu thế lai.
D. Tạo ra dòng thuần.
E. Các gen lăn đột biến có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp.

Câu 2: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: “cấm kết hôn trong họ hàng gần” là:
A. ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
B. gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp.
C. ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ.
D. gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.

Câu 3: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để:
A. củng cố các đặc tính quý.
B. tạo dòng thuần.
C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
E. tất cả đều đúng.

Câu 4: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa= (1-(1/2)n-1)/2 ; Aa = (1/2)n-1
B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1-2(1/2)n
C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n+1
D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n+1
E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n

Đáp án:

Câu 1. C

Câu 2. D
Câu 3: E
Câu 4: E

Xem thêm:

Sinh học 12 Bài 15: Bài tập chương
 
Cấu trúc di truyền của quần thể

BÀI 16 và 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

1. Định nghĩa quần thể

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.

Về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối.

2. Đặc trưng di truyền của quần thể

* Vốn gen: tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen.

* Tần số alen:
Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.

* Tần số kiểu gen của quần thể:
được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

3. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần


3.1. Quần thể tự thụ phấn (thực vật)


3.2. Quần thể giao phối gần ( giao phối cận huyết)

Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử (trong đó có đồng hợp tử lặn gây hiện tượng thóai hóa giống) và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.

4. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối


4.1. Quần thể ngẫu phối

Quần thể ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên): khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.

4.2.
Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
- Có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản vì vậy quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, là cơ sở đảm bảo cho quần thể tồn tại trong không gian và thời gian.
- Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể, làm quần thể đa hìnhlàm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

4.3. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

* Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen
( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:
p[SUP]2 [/SUP]+ 2pq + q[SUP]2[/SUP] = 1

* Định luật Hacđi Vanbec :
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức: p[SUP]2[/SUP] + 2pq +q[SUP]2[/SUP] =1

* Điều kiện nghiệm đúng:

- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên.
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên).

* Ý nghĩa của định luật:
- Ý nghĩa lí luận: Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn => tần số alen lặn, trội, tần số các loại kiểu gen.
 
Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể:

+ Gọi r là số alen thuộc một gen (locut), nằm trên NST thường thì số kiểu gen khác nhau trong quần thể: r(r+1)/2
+ Nếu có n là số gen khác nhau (phân li độc lập), các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau, mỗi gen đều có r số alen thì số kiểu gen khác nhau trong quần thể:
\[[\frac{r(r+1)}{2}]^n\]
+ Nếu các gen phân li độc lập, nằm trên NST thường nhưng mỗi gen có số alen khác nhau thì ta tính số kiểu gen của mỗi gen.
Số kiểu gen khác nhau trong quần thể = tích số kiểu gen của các gen nhân với nhau.

Dạng 2: Tính tần số kiểu gen của quần thể qua các thể hệ tự phối:

- Công thức quần thể tự phối:

+ Nếu P: 100% Aa

Qua n thế hệ tự phối:
AA = aa = [1- (1/2)[SUP]n[/SUP]]/2
Aa = (1/2 )[SUP]n[/SUP]

+ Nếu P: x AA : y Aa : zaa

Qua n thế hệ tự phối:
AA = x + [1- (1/2)[SUP]n[/SUP]]. y/2
Aa = (1/2 )[SUP]n[/SUP]. y
aa = z + [1- (1/2)[SUP]n[/SUP]]. y/2

Dạng 3: Tính tần số các alen khi đề cho cấu trúc di truyền của quần thể:

P: x AA : y Aa : zaa
Tính: tần số tương đối của các alen trong quần thể:
p[SUB]A[/SUB] = x + y/2
q[SUB]a[/SUB] = z + y/2

Dạng 4: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng:

Công thức cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng:
p[SUP]2[/SUP] AA + 2pq Aa + q[SUP]2[/SUP] aa = 1 (định luật Hacđi-Vanbec)

Dạng 5: Quần thể cân bằng, từ tần số kiểu hình lặn => tần số các alen trong quần thể:

Từ tần số kiểu hình lặn và quần thể ở trạng thái cân bằng nên => q[SUP]2[/SUP] = tần số kiểu hình lặn và từ đó => q => p.

Dạng 6: Quần thể cân bằng, biết p, q có thể suy ra tần số kiểu gen và kiểu hình của quần thể:
Dùng công thức p[SUP]2[/SUP] AA + 2pq Aa + q[SUP]2[/SUP] aa = 1 để suy ra tần số kiểu gen và kiểu hình của quần thể.
 
Các câu hỏi trắc nghiệm:

Các câu hỏi trắc nghiệm:

1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm :
A. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
B. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.
C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
D. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.

2. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

3. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
B. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
C. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
D. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

4. Vốn gen của quần thể là

A. Tổng số các kiểu gen của quần thể.
B. Toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
C. Tần số kiểu gen của quần thể.
D. Tần số các alen của quần thể.

5.
Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. Tần số các alen trong quần thể lúc đó là
A. 0,65A; 0,35a.
B. 0,75A; 0,25a.
C. 0,25A; 0,75a.
D. 0,55A; 0,45a.

6.
Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là:
A. A : a = 0,5 : 0,5
B. A : a = 0,64 : 0,36
C. A : a = 0,8 : 0,2
D. A : a = 0,96 : 0,04

7.
Quần thể nào dưới đây đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec:
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.
B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.
D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
8. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp sẽ là
A 0,5%
B. 49,5%
C. 50%.
D. 1,98%

9.
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Cho biết gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Tần số của alen a trong quần thể này là
A. 0,01
B. 0,1
C. 0,5
D 0,001
10. Một quần thể thực vật trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể có kiểu hình thân thấp chiếm 96%. Cho biết A: thân cao trội hoàn toàn so với a: thân thấp. tần số alen A, a trong quần thể là
A. A=0,02; a = 0,98
B. A=0,2; a=0,8
C. a=0,4; A=0,6
D. A=0,8; a =0,2

11.
Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có tỉ lệ các kiểu gen là 55% AA: 45% aa, tần số tương đối của các alen quần thể khi đó là
A. 0,7 A : 0,3a.
B. 0,55 A: 0,45 a.
C. 0,65 A: 0,35 a.
D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.

12.
Ở quần thể ngẫu phối, nếu 1 quần thể chưa cân bằng thì trải qua bao nhiêu thế hệ sẽ cân bằng?
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
13. Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen: 0,5AA : 0,5Aa . Sau 3 thế hệ tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. 0,5AA : 0,5Aa B. 1/16AA :2/8Aa : 1/16aa
C. 23/32AA: 2/32Aa : 7/32aa D. 7/16AA : 8/16Aa : 1/16aa

14.
Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 100% Aa B. 25%AA: 50%Aa : 25%aa
C. 100%aa D. 36%AA: 48%Aa :16 %aa

15.
Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là quần thể có
A. Toàn cây cao. B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. Toàn cây thấp.

16.
Khi khảo sát về hệ nhóm máu O, A, B của một quần thể người tại 1 thành phố có 14500 dân, trong đó có 3480 người máu A, 5075 người máu B, 5800 người máu AB, có 145 người máu O.
11.1. Xác định tần số tương đối của các alen IA, IB, Io.
A. p = 0,4: q = 0,5 : r = 0,1.
B. p = 0,1: q = 0,5 : r = 0,4.
C. p = 0,5: q = 0,1 : r = 0,4.
D. p = 0,01: q = 0,36 : r = 0, 6.

17.
Một quần thể có tần số tương đối A/a = 0,8/0,2 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể ở trạng thái cân bằng là
A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa.
B. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa
C. 0,64AA + 0,42Aa + 0,32aa.
D. 0,04AA + 0,16Aa + 0,42aa.

18.
Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối I[SUP]A[/SUP], I[SUP]B[/SUP], I[SUP]O[/SUP]. Kiểu gen I[SUP]A[/SUP] I[SUP]A[/SUP], I[SUP]A[/SUP] qui định nhóm máu A. Kiểu gen I[SUP]B[/SUP] I[SUP]B[/SUP], I[SUP]B[/SUP] I[SUP]O[/SUP] qui định nhóm máu B. Kiểu gen I[SUP]A[/SUP] I[SUP]B[/SUP] qui định nhóm máu AB. Kiểu gen I[SUP]O[/SUP] I[SUP]O[/SUP] qui định nhóm máu O. Trong một quẩn thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là
A. 0,25.
B. 0,40.
C. 0,45.
D. 0,54.

19.
Một quần thể tự thụ ở F[SUB]0[/SUB] có tần số các kiểu gen: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Sau 5 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt thì tần số kiểu gen đồng hợp trội trong quần thể là:
A. 0,602 B. 0,514 C. 0,584 D. 0,542

20.
Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lý thuyết số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
A. 9.
B. 27.
C. 15.
D. 18.

21.
Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng nhóm máu A, B, AB, O do một gen có 3 alen nằm trên một nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lý thuyết số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
A. 9.
B. 27.
C. 15.
D. 18.

22.
Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng máu đông bình thường hay máu khó đông do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lý thuyết số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
A. 9.
B. 27.
C. 15.
D. 18.
Tổng hợp
 
1.Vốn gen của quần thể là

A.tổng số các kiểu gen của quần thể.

B.toàn bộ các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

C.tần số kiểu gen của quần thể.

D.tần số các alen của quần thể.

2. Tần số alen của một gen được tính bằng

A.số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại 1 thời điểm xác định.

B. số lượng alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể.

C.số cá thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.

D. số các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể.

3. Tần số của một kiểu gen là tỉ số

A.giữa giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể.

B.giữa các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.

C.giữa các thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.

D.giữa giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể.

4. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng

A.giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

B.giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.

C.tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.

D.giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.

5. Nguyên nhân làm cho quần thể giao phối đa hình là

A.có nhiều kiểu gen khác nhau.

B.có nhiều kiểu hình khác nhau.

C.quá trình giao phối.

D.các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản.

6.Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là

A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.

B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

7. Một quần thể ban đầu có 100% cây dị hợp Aa, tự thụ phấn đến thế hệ ( n ), kết quả về sự phân bố kiểu gen
trong quần thể sẽ là:

A. AA=aa = ( 1- (1/8)^n/2; Aa= (1/8)^n

B. AA=aa = ( 1- (1/2)n/2; Aa= (1/2)^n

C. AA=aa = ( 1- (1/16)^n/2; Aa= (1/16)^n

D. AA=aa = ( 1- (1/4)n/2; Aa= (1/4)^n

8. Một quần thể ban đầu có 100% cây dị hợp Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kết quả về sự phân bố kiểu gen
trong quần thể sẽ là:

A. AA= aa = 7/16; Aa= 1/8

B. AA= aa = 1/2; Aa= 1/4

C.AA= aa = 3/8; Aa= 1/4

D.AA= aa = 8/16; Aa= 1/16

9. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,6AA + 0,2Aa + 0,2aa =1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì quần thể
có cấu trúc di truyền là:

A. 0,6875 AA + 0,025Aa + 0,2875aa

B.0,6876 AA + 0,025Aa + 0,2874aa

C. 0,6874 AA + 0,026Aa + 0,2874aa

D. 0,6877 AA + 0,024Aa + 0,2874aa

10. Quần thể sinh vật được coi là ngẫu phối khi

A. các cá thể trong quần thể giao phối dựa vào KH

B.các cá thể trong quần thể giao phối dựa vào KH và KG

C. các cá thể trong quần thể giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên

D. các cá thể trong quần thể giao phối dựa vào KG

11. Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ KG của quần thể tuân theo công
thức ( với p là tần số của alen trội, q tần số của alen lặn và p+q=1):

A. p^2 + 2q q^2+ q^2 =1

B. p + 2q q+ q^2 =1

C. P^2 + 2p^2 q^2+ q^2 =1

D. P^2 + 2qq+ q^2 =1

12.Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh

A. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể

B. sự ổn định một phần của tần số các alen trong quần thể

C. sự cần bằng di truyền trong quần thể

D. trạng thái động của quần thể

13.Một quần thể có tần số alen A/a = 0.8/0.2, quần thể này đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec,
thì có cấu trúc di truyền là:

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.

B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.

C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa.

D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.

14.Tần số các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là

A. 0,9A; 0,1a.

B. 0,7A; 0,3a.

C. 0,4A; 0,6a.

D. 0,3 A; 0,7a.

15.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là

A.0,65A; ,035a.

B.0,75A; ,025a.

C.0,25A; ,075a.

D.0,55A; ,045a.

16.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc, cấu trúc di
truyền của quần thể lúc đó là:

A.0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.

B.0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.

C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.

D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.

17.Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a, trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số của alenA và alen a
trong quần thể đó là

A.0,6A : 0,4 a.

B.0,8A : 0,2 a.

C.0,84A : 0,16 a.

D.0,64A : 0,36 a.

18. Ở cà chua, alen A quy định màu quả đỏ và alen a quy định màu quả vàng. Trong một quần thể cây cà
chua, có 500 cây KG AA, 800 cây KG Aa và 200 cây KG aa, cho rằng quần thể xảy ra hoàn toàn ngẫu phối.
Tần số của các alen A và a là:

A. A= 0,64, a= 0,36

B. A= 0,36, a= 0,64

C. A= 0,6, a= 0,4

D. A= 0,4, a= 0,6

1B
2A
3C
4B
5C
6A
7B
8C
9A
10C
11D
12C
13A
14A
15B
16B
17B
18C
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể

Việc này có nhiều ý nghĩa ứng dụng không?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top