Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

singaling

New member
Xu
0
BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

* Nội dung cơ bản:
I. Tương tác gen
- Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình
- Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (prôtêin) để tạo KH

1. Tương tác bổ sung
* Thí nghiệm
Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→ F1 toàn cây hoa đỏ
F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ KH 9 đỏ : 7 trắng

* Nhận xét
- F2 có 16 kiểu tổ hợp , chứng tỏ F1 cho 4 loaih giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng→ có hiện tượng tươngtác gen

* Giải thích:
- Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (-A-B)
- Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng (A-bb, aaB-, aabb)
* Viết sơ đồ lai

2. Tương tác cộng gộp
* Khái niêm:
Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút.

* Ví dụ:
- Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlanin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao ,da càng đen, ko có gen trội nào da trắng nhất

- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác
quy định thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ và càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG.
- Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường: sản lượng sữa. khối lượng, số lượng trứng.

II. Tác động đa hiệu của gen
* Khái niệm:
Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau

*Ví dụ:
Alen A quy định quả tròn, vị ngọt
Alen a quy định quả bầu, vị chua
-
Các gen trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhât.

* Củng cố
- Cách nhân biết tương tác gen: lai 1 cặp tính trạng mà cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng hoặc biến dang của 9:3:3:1, tổng số kiểu tổ hợp là 16.
- Hãy chọn câu trả lời đúng:
Thế nào là đa hiêu gen:

a. Gen tạo ra nhiều loại mA RN
b. Gen điều khiển sự hoạt động của gen khác
c. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng
d. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

Xem thêm:

Sinh học 12 Bài 9: Quy luật phân ly độc lập
 
Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen


I. Tương tác gen

- Khái niệm là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình.

1. Tương tác bổ sung

Khái niệm : Tương tác bổ sung kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một kiểu hình mới.
Ví dụ : A-B- quy định hoa đỏ ; kiểu : A-bb; aaB- ; aabb quy định hoa trắng.
P : AaBb x AaBb => F[SUB]1[/SUB] Cho tỷ lệ kiểu hình 9 Hoa đỏ: 7 Hoa trắng

2. Tương tác cộng gộp:

Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các gen trội cùng chi phối mức độ biểu hiện của kiểu hình.
Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối.
- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng xuất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.

II. Tác động đa hiệu của gen:

1. Khái niệm:

Khái niệm : Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác gọi là gen đa hiệu.
Ví dụ:
- HbA hồng cầu bình thường
- HbS hồng cầu lưỡi liềm => gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể


Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
I. Tác động của nhiều gen lên một tính trạng

-
Bản chất của tương tác gen là sự tương tác giữa các sản phẩm của các gen với nhau.
- Tương tác gen dễ nhận biết nhất là dựa vào TLKH F[SUB]2[/SUB] . Nên TLKH F[SUB]2[/SUB] của các trường hợp tương tác gen là những biến đổi của tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

1. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen

- Các gen không alen là các gen không nằm trên cùng một locus của cặp NST tương đồng.
- Sự có mặt đồng thời cả hai alen trội (A-B-)qui định một kiểu hình mới. So với chỉ có một alen trội (A) hoặc (B) hoặc không có alen trội (aabb). - Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của hai hay nhiều gen thuộc những locus (vị trí) khác nhau làm xuất hiện những tính trạng mới.

2. Tác động át chế

Tác động át chế là trường hợp 1 gen này kìm hãm hoạt động của 1 gen khác không cùng locus.

3. Tác động cộng gộp

Tác động cộng gộp là trường hợp một tính trạng bị chi phối bởi 2 hay nhiều cặp gen,trong đó mỗi gen
góp một phần như nhau vào sự biểu hiện của tính trạng

.
II. Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng

- Khi một gen biến đổi thì kéo theo sự biến đổi của nhiều tính trạng mà nó chi phối.
- Kiểu gen không phải là 1 tổ hợp những gen tác động riêng rẽ giữa các gen và tính trạng hay giữa KG và KH, mà chúng có mối quan hệ phức tạp chịu sự tác động qua lại với nhau và tới môi trường xung quanh.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top