Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

singaling

New member
Xu
0
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

* Nội dung cơ bản:
I.Gen
1. Khái niệm
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN

2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Gen cấu trúc có 3 vùng:
- Vùng điều hoà đầu gen: mang tín hiệu khởi động
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã

II. Mã di truyền
1. Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin.

2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit

- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’

- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau

-Mã di truyền là đặc hiệu, không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau

- Mã di truyền có tính thoái hoá: mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau

- Mã di truyền có tính phổ biến: các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau )

III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm: trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào

* Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn

* Diễn biến:
- Bước 1:
Nhờ các enzyme tháo xoắn (helicase), 2 mạch phân tử ADN tách ra, lộ 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y (chạc sao chép).

- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
+ Nhờ enzyme ADN - polymeraza.

+ 2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

A gốc = T môi trường

T gốc = A môi trường
G gốc = X môi trường
X gốc = G môi trưòng

+ Mạch khuôn có chiều 3' - 5' thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
Mạch khuôn có chiều 5' - 3' thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzyme ligaza.

- Bước 3: 2 phân tử ADN được tạo thành
Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp

* Kết quả: 1 pt ADN mẹ (1 lần tự sao) → 2 ADN con

*Ý nghĩa:

Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định

* Một số câu hỏi:
1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực.


[FONT=&quot]2) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng[/FONT]
[FONT=&quot]A. điều hoà đầu gen, mã hoá, kết thúc.[/FONT]
[FONT=&quot]B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.[/FONT]
[FONT=&quot]C. điều hoà, vận hành, kết thúc.[/FONT]
[FONT=&quot] D. điều hoà, vận hành, mã hoá.[/FONT]

3) Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

4) Ở sinh vật nhân sơ
A.các gen có vùng mã hoá liên tục.
B.các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

5) Bản chất của mã di truyền là:
A.một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B.3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C.trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D.các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

6) Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì:
A.có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài
C.sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
D.với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.

[FONT=&quot]7) Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc[/FONT]
[FONT=&quot]A.[FONT=&quot]bổ sung; bán bảo tồn. [/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]B.[FONT=&quot]trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]C.[FONT=&quot]mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]D.[/FONT][FONT=&quot] một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.[/FONT]

Video quá trình tự sao của ADN:

Xem thêm:

Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

ADN và mARN có những điểm nào giống và khác nhau về cấu trúc

Cơ chế và ý nghĩa tổng hợp ADN

Quá trình nhân đôi ADN, phân biệt SV nhân thực và SV nhân sơ.

Ôn tập Sinh học 12 theo bài (Chương 1) (BÀI 1 - BÀI 6)

Một số câu hỏi trắc nghiệm phần ADN - Gen

Một bài tập về quá trình phiên mã
 
Quá trình nhân đôi ADN (Tái bản ADN)

1. Thời điểm, Vị trí diễn ra:

Kì trung gian, giữa 2 lần phân bào (Pha S của chu kì tế bào).Diễn ra trong nhân tế bào.

2. Nguyên tắc nhân đôi: (3 nguyên tắc)

- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Phân tử ADN con đước tạo ra có một mạch của ADN ban đầu, một mạch mới.

- Nguyên tắc nửa gián đoạn: Enzym ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’, cấu trúc của phân tử ADN là đối song song vì vậy:

Đối với mạch mã gốc 3’ – 5’ thì ADN – polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’-3’.

Đối với mạch bổ sung 5’ – 3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều 5’ – 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ ADN- ligaza để cho ra mạch ra chậm

[PDF]
https://server1.vnkienthuc.com/files/1/xay dung/gen%20.pdf[/PDF]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top