• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sinh học 11 Cơ bản + Nâng cao Bài 8: Quang hợp (tiếp)

singaling

New member
Xu
0
Sinh học 11 Cơ bản:
[FONT=&amp]Bài 8[FONT=&amp]: QUANG HỢP Ở CÂY XANH[/FONT][/FONT]​
* Nội dung cơ bản:
I.Khái niệm quang hợp ở cây xanh:
1. Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.

- Phương trình tổng quát :
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

2. Vai trò quang hợp của cây xanh :
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống.
- Điều hòa không khí.

II. Lá là cơ quan quang hợp :
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp :
a. Hình thái :
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

b. Giải phẫu :
- Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

- Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.


- Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.


2. Lục lạp là bào quan quang hợp :
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
- Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối

3. Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :
+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ và truyề năng lượng cho diệp lục a

- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.

* Một số câu hỏi:
1. Lá có hình thái phù hợp với chức năng như thế nào?

2. Nếu thiếu diệp lục a thì cây có quang hợp được không? Tại sao?

Xem thêm:
Sinh học 11 Nâng cao Bài 7: Quang hợp
 
Sinh học 11 Nâng cao:
Bài 8: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
[FONT=&amp]
* Nội dung cơ bản:

[/FONT] I. Khái niệm về hai pha của quang hợp
- Pha sáng:
+ Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng.
+ Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH đồng thời giải phóng CO2.

- Pha tối:
+ Pha tồi gồm các phản ứng không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Pha tối là pha khử CO2 bằng ATP và NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ.

II. Quang hợp ở các nhóm thực vật
1. Pha sáng
- Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng CO2.

- Năng lượng của các photon kích thích hệ sắc tố thực vật:
chdl + hv <-> chdl* <-> chdl**
chdl: trạng thái bình thường
chdl*: trạng thái kích thích
chdl**: trạng thái bền thứ cấp

- Chất diệp lục ở trạng thái chdl* và chdl** được sử dụng cho quá trình quang phân li nước và phôtphorin hoá quang hoá để hình thành ATP và NADPH thông qua hệ quang hoá PSI và PSII. 12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12NADP+ à 18ATP + 12NADPH + 6CO2

2. Pha tối
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)

* So sánh các con đường cố định CO2: C[SUB]3[/SUB], C[SUB]4[/SUB] và CAM

- Giống:
Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành nên các hợp chất cacbohiđrat, axit amin, prôtêin, lipit.

- Khác:


untitled2.jpg


* Một số câu hỏi:
1. Pha tối (con đường cố định CO2) có thể thực hiện độc lập với pha sáng không?

2. Muốn cây trồng có năng suất cao, con người cấn chú ý điều gì?

 
Câu hỏi kiểm tra sinh 11
1. nước và các ion kháng xâm nhập vào hệ rễ bằng những con đường nào?
2. Các con đường vận chuyển các chất trong cây?
3. Có những con đường thoát hơi nước trong lá nào? vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che...
4 Quá trình đồng hóa Nito o thực vật? tại sao có qt khử Nitra ở thực vật? ý nghĩa qt hình thành Amet
5. Trình bày khác nhau trong qt cố định C02(pha tối) của thực vật C3 va C4
6. Nếu các dạng Nito có trong đất và các dạng nito mà cây hấp thụ được
7. C/m quang hợp là tiêu dề cho hô hấp và ngược lai.
HAY LAM GIUP MINH NHE!!!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top