Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

singaling

New member
Xu
0
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

* Nội dung cơ bản:

I. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO


- Phân loại: 2 loại
+ TB nhân sơ: chưa có màng nhân, vùng nhân gồm 1 phân tử ADN dạng vòng
+ TB nhân thực: có màng nhân, nhân gồm nhiều ADN dạng mạch thẳng
- Cấu trúc: 3 phần chính:
+ Màng sinh chất
+ Tế bào chất
+ Nhân (hoặc vùng nhân)

II. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN SƠ

1.Vỏ nhầy:


Chức năng:
- Tăng khả năng tự vệ
- Giúp VK bám dính vào các bề mặt khác
- Gây bệnh

2. Thành tế bào: Thành phần quan trọng: peptidoglican

- Quy định hình dạng
- Bảo vệ tế bào

3. Màng sinh chất:
Lớp kép photpholipit + protein

- Vận chuyển các chất ra- vào tế bào
- Thu nhận thông tin
- có dấu hiệu nhận biết tế bào

4. Tế bào chất


Là nơi thực hiện các phản ứng chuyển hoá trong tế bào

5. Ribosome


- Cấu trúc: Protein + rARN, không có màng bọc
- Chức năng: tham gia tổng hợp protein

6. Vùng nhân


- Cấu trúc: Chứa 1 phân tử ADN trần, dạng vòng
- Chức năng: Mang thông tin di truyền, điều khiển mọi hđ sống của TB

7. Lông

8. Roi


* Một số câu hỏi:

1. Khi trời lạnh, chúng ta thường nằm co người lại (diện tích tiếp xúc S giảm, thể tích V không đổi) nhằm giảm sự trao đổi nhiệt với môi trường. Ngược lại, khi trời nóng, chúng ta thường nằm dang tay dang chân (S tăng, V không đổi) nhằm tăng sự trao đổi nhiệt với môi trường. Có thể rút ra kết luận khái quát như thế nào từ điểu này?

2. Tại sao vi khuẩn có khả năng sinh sản khủng khiếp đến như vậy (đã nói ở phần đầu)? Vì sao trên thực tế không thể xảy ra điều đó?

Xem thêm:

Sinh học 10 Bài 6: Axit nucleic

Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực (tiết 1)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1: Kết luận: Diện tích tiếp xúc với môi trường càng nhỏ (với V không đổi) thì sự trao đổi chất xảy ra càng nhanh

Câu 2: Do vi khuẩn có diện tích tiếp xúc với môi trường nhỏ nên sự trao đổi chất diễn ra nhanh => sinh trưởng và sinh sản nhanh. Tuy nhiên, vc sinh sản của vi khuẩn còn phụ thuộc vào môi trường (nhiệt độ, thức ăn...) nên thực tế ko thể xảy ra điều đó
 
Câu 1: Kết luận: Diện tích tiếp xúc với môi trường càng nhỏ (với V không đổi) thì sự trao đổi chất xảy ra càng nhanh

Bạn chưa đọc kỹ câu hỏi rồi.

Khi trời lạnh, chúng ta thường nằm co người lại (diện tích tiếp xúc S giảm, thể tích V không đổi) nhằm giảm sự trao đổi nhiệt với môi trường.

Như vậy diện tích tiếp xúc càng giảm (trên một đơn vị thể tích V) thì sự trao đổi chất càng giảm. Hay nói chính xác hơn là tỉ lệ S/V càng nhỏ thì sự trao đổi chất càng bị hạn chế, và ngược lại, tỉ lệ S/V càng lớn thì trao đổi chất càng mạnh.


Câu 2:
Do vi khuẩn có diện tích tiếp xúc với môi trường nhỏ nên sự trao đổi chất diễn ra nhanh => sinh trưởng và sinh sản nhanh. Tuy nhiên, vc sinh sản của vi khuẩn còn phụ thuộc vào môi trường (nhiệt độ, thức ăn...) nên thực tế ko thể xảy ra điều đó

Từ câu 1 suy ra câu 2. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, có nghĩa là tỉ lệ S/V ở vi khuẩn cao. Vì vậy VK trao đổi chất mạnh => sinh trưởng và sinh sản nhanh... (Kết luận giống của bạn)
 
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

- Chưa có nhân hoàn chỉnh.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

- Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).

- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:

a. Thành tế bào:

- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican(Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).

- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.

Vi khuẩn được chia làm 2 loại:

+ VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày.

+ VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng.

-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp phôtpholipit và 1 lớp prôtein.

- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.

c. Lông và roi:

- Roi(Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.

- Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.

2. Tế bào chất:

* Gồm:

- Bào tương (dạng keo bán lỏng) không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.

- Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtein.

3. Vùng nhân:

- Không có màng bao bọc.

- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và không quan trọng.

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

Câu 2: Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?

– Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm.

– Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…

– Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ?

– Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.

– Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top