Bài 2 Sinh học 10: Các giới sinh vật
* Nội dung cơ bản
I. Giới và lãnh giới:
1. Khái niệm giới:
- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại sinh vật:
a) Hệ thống 5 giới sinh vật
- Giới Khởi sinh
- Giới Nguyên sinh
- Giới Nấm
- Giới Thực vật
- Giới Động vật
b) Hệ thống 3 lãnh giới của sinh vật
- VK cổ (Archaea)
- VK (Bacteria)
- Sinh vật nhân thực: nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
II. Đặc điểm chính của các giới sinh vật
1.1. Giới Khởi sinh (Monera)
- VK: nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng dị dưỡng hoặc ký sinh.
- VK cổ.
2.2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Tảo
- Nấm nhầy
- Động vật nguyên sinh
3.3. Giới Nấm (Fungi)
- nhân thực, dạng sợi, thành tế bào có kitin, không có lục lạp, không có lông, roi.
- Sinh sản: hữu tính và vô tính
- Dị dưỡng: hoại sinh, ký sinh hoặc cộng sinh.
4.4. Giới Thực vật (Plantae)
- nhân thực, đa bào, quang tự dưỡng. Phần lớn sống cố định, có phản ứng chậm.
- Vai trò:
+ cung cấp thức ăn, dược liệu
+ điều hòa khí hậu
5.5. Giới Động vật (Animalia)
- nhân thực, đa bào, dị dưỡng, phản ứng nhanh.
- Vai trò: cân bằng sinh thái, cung cấp nguyên liệu, thức ăn.
* Một số câu hỏi
Câu hỏi 1: Việc phân chia thành các giới dựa trên các đặc điểm gì? Sự sắp xếp các giới từ trên xuống dưới có ý nghĩa gì?
Câu hỏi 2: So sánh các đặc điểm chung của giới Thực vật và Động vật.
Câu hỏi 3: So sánh các đặc điểm chung của giới Nguyên sinh và Khởi sinh.
Xem thêm:
Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: