Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

singaling

New member
Xu
0
BÀI 17: QUANG HỢP

* Nội dung cơ bản

I. Khái niệm quang hợp:
- Bào quan thực hiện: lục lạp

- là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ (CO2 và H2O).

CO2 ­+ 2H­­2O + NL ás -> (CH2O) + O2

II. Các pha của quang hợp
- Gồm 2 pha: pha sáng và pha tối

1. Pha sáng:
- Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dưới dạng ATP.

- Thực hiện bởi các sắc tố quang hợp: clorophin, carotenoit và phicobilin.

- Sắc tố quang hợp hấp thụ quang năng có tính chọn lọc.

- Sắc tố quang hợp và các thành phần trong chuỗi electron quang hợp được định vị trong màng tilacoit của lục lạp.

- Các phản ứng:
+ Quang phân ly nước:
H2O -> 2H+ + 2e- + ½ O2

+ Tổng hợp ATP và NADPH:
NLAS + H2O + NADP+ + ADP+ + Pi + (sắc tố quang hợp) -> NADPH + ATP + O2

- Nguyên liệu pha sáng: ás, nước, sắc tố quang hợp, enzym.


- Sản phẩm: O2, ATP, NADPH, H2O (do quang hợp tạo ra).


2. Pha tối của quang hợp
- Còn gọi là quá trình cố định CO2.

- Chu trình C3 (chu trình Calvin) là con đường cố định CO2 phổ biến.


- Các chất tham gia: CO2, ATP, NADPH, Ribulozơ 1-5 di P, các enzym.

[FONT=&amp]
- Sản phẩm: Các chất hữu cơ.

[/FONT]
* Một số câu hỏi:
1.
Nói "pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng" có chính xác không?

2.
Tại sao các thực vật sống trong các môi trường khác nhau lại có màu sắc khác nhau?

3.
Từ phương trình các phản ứng trong sáng của quang hợp, cho biết vai trò của nước trong quá trình quang hợp là gì?

4.
[FONT=&amp]Tại sao các cơ thể có khả năng quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp?

[/FONT] 5. So sánh hô hấp tế bào với quang hợp.

Xem thêm:

Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào

Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top