Ngày xưa, có hai người bạn ở hai làng cách nhau một con sông, đi lại với nhau thân thiết như anh em ruột. Gặp lúc nước có loạn, hai người cùng phải đi thú xa. Một người có tiền, một người không có. Người có thấy bạn túng thiếu, đưa cho bạn vay lần hồi lâu thành một số nợ mười lạng bạc. Giặc yên hai người cùng trở về làng.
Bẵng đi một dạo, hai người không gặp nhau. Một hôm người có tiền cho vay nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: "Bạn ta không sang thăm ta được có lẽ vì nghèo túng. Ta nhờ trời có tiền của, đối với bạn ta có bổn phận qua thăm trước, để an ủi bạn". Rồi dắt theo túi năm lạng bạc để đi thăm bạn và giúp bạn. Đến nơi thấy cửa nhà lịch sự, nghĩ mừng cho bạn nay đã khá giả, hẳn không cần giúp nữa, anh ta mới lấy năm lạng bạc giấu vào nóc cổng rồi đi vào nhà. Hai vợ chồng người thiếu nợ thấy bạn, nghĩ là đến đòi nợ, bèn làm cơm thết đãi rất tử tế, rồi bàn tính giết đi, để khỏi trả nợ. Đợi cho bạn ngủ, hai vợ chồng bèn giết luôn, rồi đem xác ra vườn sau chôn dưới gốc cây khế.
Từ đó cây khế đâm ra tươi tốt hẳn, nhưng chỉ sinh có một trái lớn bằng ba trái thường. Trong khi ấy người vợ nhân có mang thèm chua, thấy trái khế ngon lành bèn hái xuống ăn. Đến ngày sinh ra được một đứa con trai khỏe mạnh khôi ngô, nhưng lên ba tuổi mà vẫn không nói.
Hai vợ chồng làm lễ cầu Trời khấn Phật cho con biết nói. Chẳng mấy lúc đứa con nói được, nhưng nó chỉ nói một câu: "Con muốn nói với quan huyện trước rồi mới nói với cha mẹ được". Gặng hỏi đứa bé cũng không nói thêm câu nào khác. Cha mẹ nó buồn rầu nhưng không biết làm thế nào, cũng đành phải theo lời con đến thưa đầu đuôi với quan huyện. Quan huyện lấy làm lạ, theo lời khẩn cầu hai vợ chồng, đi đến nhà. Thấy đứa bé, ông bèn hỏi: "Mày muốn gì? Sao cha mẹ mày đây mà mày lại không nói, mà cứ đòi phải nói với tao"? Đứa bé rành mạch thưa: "Con mời quan đến để soi xét một việc: nguyên con với người này ngày xưa kết nghĩa anh em. Gặp lúc đi thú anh ta không có tiền, con cho anh ta vay mười lạng bạc; anh ta không trả được con cũng không đòi. Đến khi về, con nghĩ thương anh ta nghèo túng, một hôm lại đem năm lạng bạc đến để giúp anh ta nữa. Nhưng đến nơi, thấy nhà anh ta sang trọng, nghĩ cũng chẳng cần đưa tiền thêm cho anh ta làm gì, con mới giấu năm lạng bạc đó ở trên nóc cổng rồi vào nhà thăm. Không ngờ vợ chồng anh ta lại sinh lòng bất nhân, làm cỗ cho con ăn, rồi thừa lúc con ngủ, giết con chết, đem xác con chôn ở dưới gốc cây khế. Hồn con chết oan ức quá, không tiêu tan được, bèn nhập vào cây khế đó. Cây khế sinh có một trái lớn, hồn con lại nhập vào trái khế. Thế rồi đến khi vợ anh ta có thai, ăn trái khế đó mà đẻ ra con".
Theo lời đứa bé, quan huyện cho đào gốc cây khế thì quả thật có xác người đã nát. Lại truyền lính đi lục soát ở nóc cổng, thì tìm thấy năm lạng bạc còn ở đó.
Chứng cớ rành rành, vợ chồng anh kia phải thú nhận hết cả tội lỗi và bị kết án vào tội giết người đền mạng.
Quan huyện trả lại thằng bé năm lạng bạc, nó cảm tạ quan rồi xin trở về nhà cũ. Tính ra lúc đi thì trẻ, vợ mới có mang, mà bây giờ thì vợ đã già rồi, hai vợ chồng không nhận ra nhau nữa. Kể lại hết cả đầu đuôi, hai vợ chồng già trẻ ôm lấy nhau mà khóc. Người vợ gọi con ra chào bố, thì con bấy giờ đã hơn hai mươi tuổi, và đã có vợ con rồi. Vì thế gia đình mới xảy ra một tình trạng tức cười: Con già hơn bố, cháu lớn hơn ông.
__Sưu tầm__:22
Bẵng đi một dạo, hai người không gặp nhau. Một hôm người có tiền cho vay nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: "Bạn ta không sang thăm ta được có lẽ vì nghèo túng. Ta nhờ trời có tiền của, đối với bạn ta có bổn phận qua thăm trước, để an ủi bạn". Rồi dắt theo túi năm lạng bạc để đi thăm bạn và giúp bạn. Đến nơi thấy cửa nhà lịch sự, nghĩ mừng cho bạn nay đã khá giả, hẳn không cần giúp nữa, anh ta mới lấy năm lạng bạc giấu vào nóc cổng rồi đi vào nhà. Hai vợ chồng người thiếu nợ thấy bạn, nghĩ là đến đòi nợ, bèn làm cơm thết đãi rất tử tế, rồi bàn tính giết đi, để khỏi trả nợ. Đợi cho bạn ngủ, hai vợ chồng bèn giết luôn, rồi đem xác ra vườn sau chôn dưới gốc cây khế.
Từ đó cây khế đâm ra tươi tốt hẳn, nhưng chỉ sinh có một trái lớn bằng ba trái thường. Trong khi ấy người vợ nhân có mang thèm chua, thấy trái khế ngon lành bèn hái xuống ăn. Đến ngày sinh ra được một đứa con trai khỏe mạnh khôi ngô, nhưng lên ba tuổi mà vẫn không nói.
Hai vợ chồng làm lễ cầu Trời khấn Phật cho con biết nói. Chẳng mấy lúc đứa con nói được, nhưng nó chỉ nói một câu: "Con muốn nói với quan huyện trước rồi mới nói với cha mẹ được". Gặng hỏi đứa bé cũng không nói thêm câu nào khác. Cha mẹ nó buồn rầu nhưng không biết làm thế nào, cũng đành phải theo lời con đến thưa đầu đuôi với quan huyện. Quan huyện lấy làm lạ, theo lời khẩn cầu hai vợ chồng, đi đến nhà. Thấy đứa bé, ông bèn hỏi: "Mày muốn gì? Sao cha mẹ mày đây mà mày lại không nói, mà cứ đòi phải nói với tao"? Đứa bé rành mạch thưa: "Con mời quan đến để soi xét một việc: nguyên con với người này ngày xưa kết nghĩa anh em. Gặp lúc đi thú anh ta không có tiền, con cho anh ta vay mười lạng bạc; anh ta không trả được con cũng không đòi. Đến khi về, con nghĩ thương anh ta nghèo túng, một hôm lại đem năm lạng bạc đến để giúp anh ta nữa. Nhưng đến nơi, thấy nhà anh ta sang trọng, nghĩ cũng chẳng cần đưa tiền thêm cho anh ta làm gì, con mới giấu năm lạng bạc đó ở trên nóc cổng rồi vào nhà thăm. Không ngờ vợ chồng anh ta lại sinh lòng bất nhân, làm cỗ cho con ăn, rồi thừa lúc con ngủ, giết con chết, đem xác con chôn ở dưới gốc cây khế. Hồn con chết oan ức quá, không tiêu tan được, bèn nhập vào cây khế đó. Cây khế sinh có một trái lớn, hồn con lại nhập vào trái khế. Thế rồi đến khi vợ anh ta có thai, ăn trái khế đó mà đẻ ra con".
Theo lời đứa bé, quan huyện cho đào gốc cây khế thì quả thật có xác người đã nát. Lại truyền lính đi lục soát ở nóc cổng, thì tìm thấy năm lạng bạc còn ở đó.
Chứng cớ rành rành, vợ chồng anh kia phải thú nhận hết cả tội lỗi và bị kết án vào tội giết người đền mạng.
Quan huyện trả lại thằng bé năm lạng bạc, nó cảm tạ quan rồi xin trở về nhà cũ. Tính ra lúc đi thì trẻ, vợ mới có mang, mà bây giờ thì vợ đã già rồi, hai vợ chồng không nhận ra nhau nữa. Kể lại hết cả đầu đuôi, hai vợ chồng già trẻ ôm lấy nhau mà khóc. Người vợ gọi con ra chào bố, thì con bấy giờ đã hơn hai mươi tuổi, và đã có vợ con rồi. Vì thế gia đình mới xảy ra một tình trạng tức cười: Con già hơn bố, cháu lớn hơn ông.
__Sưu tầm__:22