Sang thu - hữu thỉnh

  • Thread starter Thread starter cendy
  • Ngày gửi Ngày gửi

cendy

New member
Xu
0
Câu 1: Chép lại cảm xúc của bài thơ?
Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh đã ghi lại những cảm nhận tinh tế của tác giả trong khoảnh khắc giao mùa. Sự chuyển biến nhẹ nhàng và rõ rệt ất đã được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh gợi sức biểu cảm và những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhận hóa.

Câu 2: Có bạn học sinh viết "Bỗng nhận ra hương ổi - Thổi vào trong gió se" hãy nêu ý kiến về việc sử dụng tử thổi thay cho từ phả?
Trong câu thơ trên tác gải sử dụng tử "phả" có giá trị biểu cảm cao, gợi hương thơm như sánh lại bởi vì hương thơm đó thậm và sánh lại còn bởi hương gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc và cô đọng thêm. Gió mùa thu đem chia hương mùa thu ấy đến khắp mọi nơi. Chữ "phả" vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận vừa gợi ra cách thực cái hương thơm của ổi và cái nhẹ nhàng của gió.

Cấu 3: Sự biến đổi của đất trời trong lúc sang thu được nhà thơ bắt đầu từ đâu? Và gợi ca những hình ảnh, hiện tượng gì?
Sự biến đổi của đất trời được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ hương ổi chín là sự cảm nhận hơi lạnh và khô từ thời tiết, từ "sương chùng chình qua ngõ" . Sau đó nhà thơ lại gợi tả các hình ảnh "dòng sông dềnh dàng" tương phản cánh chim chiều vội vã và hiện tượng tự nhiên nắng, mưa. Nhà thơ cảm nhận sự biến đổi đất trời bằng tất cả các giác quan của mình.

Câu 4: Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về
hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chọn câu thơ mà theo em nhà thơ thể hiên rõ nét nhất thời điểm giao mùa từ hạ sang thu? Nêu cách hiểu của em về câu thơ đó?
- Tác giả sử dụng từ láy gợi hình ảnh để nhân hóa làn sương đi qua ngõ nhà cố ý chậm chạp hơn mọi ngày. "Chùng chình" là từ láy diễn tả hoạt động nửa đi nửa ở để thể hiện sương đang nuối tiếc điều gì đó. Chính cái mơ hồ ấy gợi thời gian rõ nét "hình như thu đã về". Câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc của tác giả, cảm nhận mùa thu đến quá đột ngột, bất ngờ làm cho nhà thơ ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước khoảnh khắc giao mùa.

- Có đám mây mùa hạ....Vắt nửa mình sang thu ! là câu thơ em thấy thể hiện rõ nét nhất thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đó là 2 câu thơ đắc sắc và độc đáo. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp người đọc hình dung đám mây như dải lụa, như tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn mùa hạ nửa nghiêng sang mùa thu. Chỉ cần một hình ảnh áng mây bâng khuâng mà giúp người đọc cảm nhận bầu trời đang nhuộm sắc thu. Bằng chí tưởng tượng và sáng tạo lấy không gian để chỉ thời gian đám mây mùa hạ đang nhuộm sắc thu. Nhịp cầu mong manh của tác giả cảm nhận bằng cả tâm hồn.

Câu 4: Hãy viết đoạn văn khoảng 15 dòng. Phân tích khổ cuối bài thơ "Sang thu"?
Bài thơ "Sang thu" là một bài thơ hay nhưng để lại ấn tượng với em nhất là khổ thơ thứ 3. Ở khổ thứ hai tác giả gợi sự chuyển động nhẹ nhàng nhưng đến khổ cuối lại là sự biến đổi về thời tiết. Nắng, sấm, mưa vốn là những đặc trưng của mùa hè. Thu đã sang nhưng vẫn còn dư âm đâu đây của mùa hạ. Nắng vẫn còn nồng nàn như đã bớt đi độ chói chang và gay gắt. Những cơn mưa rào đã vơi đi độ ào ạt. Tất cả diễn ra thật âm thầm, nhẹ nhàng, không hề vội vã. Nghệ thuật đảo ngữ đưa các từ "vẫn còn", "đã vơi dần" lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự giảm dần đó. Những tiếng sấm không còn bất ngờ làm người ta giật mình như trước nữa. Vì thế mà hàng cây vào thu cũng là lúc qua rồi thời xanh tươi mùa hạ, đang ở độ đứng tuổi không bị giật mình bất ngờ.

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Ở hai câu thơ cuối, ta không chỉ biết tới ý nghĩa tả thực như thế mà câu thơ còn mang ý nghĩ biểu tượng, gửi gắm một tâm sự của tác gải. Tiếng sấm tượng trưng cho những biến cố bất thường của ngoại cảnh, còn hàng cây đứng tuổi là ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người đã từng trải, hiểu đời, hiểu người. Con người từng trải ấy sẽ vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ cuối chất chứa những triết lí chiêm nghiệm về con người và cuộc sông.

 
Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.

Giới thiệu về tác giả:


- Hữu Thỉnh tên là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963 (21 tuổi) ông gia nhập quân đội, là chiến sĩ của binh chủng Tăng – Thiết Giáp.

- Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Nhiều vần thơ thu của Hữu thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vẫn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

- Ông viết nhiều và viết hay về nông thôn và mùa thu, nhất là vùng quê trung du của ông.

- Tác phẩm tiêu biểu: Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca – thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi – in chung); Thư mùa đông, Trường ca Biển. Ngoài ra còn có nhiều bút kí văn học, viết báo.

Giới thiệu về tác phẩm:


- Bài thơ Sang thu được viết vào cuối năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố.

- Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc. Qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả và triết lí về cuộc đời con người.

- Những đoạn thơ đặc sắc với nghệ thuật: dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm đã tạo nên một dấu ấn không thể phai mờ trong lòng độc giả.
 
Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?

+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.

+ Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.

+ Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”

+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ .

+ Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có.

Biến chuyển không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng những giác quan và sự rung động tinh tế qua hương vị qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm và những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dáng, vắt nửa mình...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top