- Xu
- 458
Đất nước luôn luôn là hình ảnh đẹp trong trái tim mỗi người. Tình yêu quê hương đất nước cũng mang lại vẻ đẹp cho tâm hồn. Đó có thể là niềm cảm xúc dâng tràn.“ Tôi sung sướng được sinh trên đất nước này và may mắn được yêu đất nước.Hương nồng bát ngát từ hoa đất nước là món quà quý giá nhất tặng trái tim tôi và tôi biết không có một nơi nào trăng dọi mà khiến tình yêu lai láng trong lòng tôi như trên đất nước”.( Ta – go) Hay là lời ca ngợi đầy tự hào như của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước.
Bài làm:
Đất nước luôn luôn là hình ảnh đẹp trong trái tim mỗi người. Tình yêu quê hương đất nước cũng mang lại vẻ đẹp cho tâm hồn. Đó có thể là niềm cảm xúc dâng tràn.“ Tôi sung sướng được sinh trên đất nước này và may mắn được yêu đất nước.Hương nồng bát ngát từ hoa đất nước là món quà quý giá nhất tặng trái tim tôi và tôi biết không có một nơi nào trăng dọi mà khiến tình yêu lai láng trong lòng tôi như trên đất nước”.( Ta – go) Hay là lời ca ngợi đầy tự hào như của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước.
Bạn đọc yêu mến tác phẩm này đều biết sự ra đời khá đặc biệt của nó, giữa hai mươi bốn dòng đầu và phần sau của Đất nước là một khoảng thời gian không nhỏ. Tuy nhiên phần đầu đây vẫn được coi là phần hay nhất, tạo nên cảm xúc chung cho chỉnh thể bài thơ: cảm xúc về đất nước.
Giữa núi rừng Việt Bắc tự do, nhà thơ say xưa với cảnh vật, với đất trời mùa thu. Một thoáng sao động kỷ niệm quá khứ chợt hiện về, tâm hồn thi sĩ dừng lại giây phút ở một “ ngày thu đã xa”, đã có thể gọi là “ sáng năm xưa” của Hà Nội.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
…Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Thơ ca Việt Nam đã từng có ba bức tranh thu nổi tiếng về làng quê Bắc Bộ, đã đón nhận không biết bao nhiêu áng thơ diễm lệ dành cho rặng liễu mùa thu, ánh trăng đêm thu…nhưng cho đến Nguyễn Đình Thi có lẽ chưa ai nắm bắt được hồn thơ độc đáo của một mùa thu đô thị như thu Hà Nội.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may.
Những câu thơ mới lạ ở thi đề ( thu Hà Nội, thu của thị thành), ở thi liệu ( những phố dài, gió heo may, tiết trời lạnh rất Bắc) nhưng còn mới hơn ở sự gợi ra cái xao động bên trong một tâm hồn Hà Nội tài hoa và tinh tế. Phải là một tâm hồn như thế mới đủ nhạy cảm để rung động với một thoáng chớm lạnh ( chứ chưa hẳn là đã lạnh), một chút hơi may ( chứ chưa hẳn đã rõ là heo may), mới thấy được làn không khí lành lạnh kia như thấm vào tận trong lòng Hà Nội ( chứ không phải chỉ trên hay trong Hà Nội), và thi thoảng hơi may nọ cứ xao xác dọc theo phố vắng xa…Thi sĩ đã rất hiện đại khi không chủ tâm ghi lại đầy đủ hình ảnh thu mà chỉ là những ấn tượng thu phảng phất ( do cảm nhận nhiều hơn miêu tả) như trong một bức tranh ấn tượng. Giữa những tính từ giảm nhẹ: “ chớm”, “ hơi” có thật nhiều khoảng trống đang đợi trí tưởng tượng của người đọc lấp đầy. Âm điệu man mác buồn tạo bởi những câu thơ bày chữ trải dài như gợn nhẹ lên trong tiếng láy “ xao xác” hiếm hoi mang hai thanh sắc cao vút. Có được tận mắt nhìn những dãy phố dài và hẹp của Hà Nội như Quang Dũng từng viết.
Mây trắng lang thanh
Đuổi bời bời phố chật.
(Mây đầu ô).
Mới cảm thấy cái xao xác cuộn lên như một cơn xoáy nhỏ của làn gió kia là sự đồng cảm cao độ giữa thi nhân và cảnh vật. Vũ Quần Phương that có lí khi cho rằng “ Không sống ở Hà Nội nhiều, không dễ nắm bắt được cái không gian ấy”.
Trong không khí đượm buồn của thời tiết chớm lạnh, của xao xác hơi may, của chia ly và lá rụng, hình ảnh và con người lần đầu tiên xuất hiện trong tư thế của một chiến sĩ, một chinh nhân.
Người ra đi đầu không nghoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Từng có ý kiến cho rằng “ người ra đi” là chỉ những chiến sĩ của trung đoàn Thủ đô tiếp tục đi kháng chiến. Điều này e rằng chưa thật hợp lý. Đó có thể chỉ là một sáng tạo làm sống lại cảnh thu Hà Nội hay một hoài niệm của nhà thơ về chính mình đó thôi.
Dẫu đã được thể hiện bằng giọng thơ rất rắn rỏi mạnh mẽ nhưng hình tượng “ người ra đi” vẫn phảng phất một tư thế Kinh Kha “ một tráng sĩ một đi không trở lại” hauy một phong thái “ Li khách”…như trong Tống biệt hành.. Người ra đi đã cố gắng không ngoảnh đầu lại mà thiên nhiên sau lưng vẫn đẹp âm thầm như chất nặng tâm tình. Sắc vàng tràn ngập của những giọt nắng và lá rơi trên thềm như buông chùng going thơ, chùng cả lòng người. Có thể coi nắng và lá cùng rơi xuống thềm nếu đồng ý với cách ngắt nhịp:
Sau lưng thềm/ nắng lá rơi đầy.
Giả thiết này gợi ra được một sắc thái riêng của vẻ đẹp mùa thu nhưng sẽ giản dị sâu lắng mà có hồn hơn khi ngắt câu thơ theo nhịp thông thường.
Sau lưng thềm nắng/ lá rơi đầy.
Cũng tựa tiếng láy “ xao xác” trong câu thơ trên, câu thơ chững lại ở tia nắng lơ lửng sẽ tạo độ chao rất nhẹ cho những chiếc lá vàng rơi. Bằng những rung cảm rất nghệ sĩ, nhà thơ đã nắm bắt được hơi thở phập phồng ấy của cảnh vật và bất tử hóa nó đời đời.
Trong cả bốn câu thơ, buổi sáng mùa thu Hà Nội được nói đến như hoài niệm về một “ ngày đã xa”. Cả hình ảnh và âm điệu, nhất là âm điệu, cũng gợi lên cái xa xăm khi người ta hồi nhớ về dĩ vãng. Đấy là một buổi sáng rất thu với gió thu, nắng thu, lá thu rơi, có lẽ cả hương thu nữa – mùi cốm mới dưới torng mát trời thu ( hai câu đầu bài thơ) – cái chất thơ muôn thuở của ngày thu đẹp.
Nhưng sau bốn câu ấy, nhà thơ đã hạ câu:
Mùa thu nay khác rồi.
Nghĩa là cái ngày hôm ấy, dù thế nào thì cũng đã không còn giống nữa so với mùa thu của hôm nay. Nỗi buồn thấm đượm của thu xưa đã thay đổi bởi niềm vui tràn trền. Thiên nhiên cũng không còn đẹp âm thầm sau lưng “ Người ra đi đầu không nghoảnh lại” mà đang reo vui trước mắt người đứng ngắm và sự hòa hợp giữa cảnh vật với tâm hồn con người cũng đến dường như trọn vẹn. Như thế sẽ dễ dàng thấy được niềm vui say, tình này đã là “ của chúng ta”, đã cho chúng ta làm chủ. Nếu không soi vào mùa thu đã xa thì không yêu dạt dào trong “ mùa thu nay” chung quy bắt đầu từ chỗ đất nước bao la thể nào chúng ta hiểu được giá trị đích thực quý giá của mùa thu vui mới sau này.
Nên rất có thể, những câu đầu bài thơ là tấm lòng vọng về một mùa thui cũ, từ trước ngày đất nước trở về tay chúng ta. Nó chuẩn bị cho cảm hứng đầu tiên của Nguyễn Đình Thi về đất nước: cảm hứng về sự đổi thay của đất nước qua cách mạng.
Chỉ bốn câu thơ nhưng là một sự tìm tòi không nhỏ để thơ có thể hội tụ được nhiều tinh hoa từ nhiều đời thơ cũ mới. Một sự tìm không dễ thành công nhưng bản thây ý nguyện ấy của nhả thơ đã là đáng quý. Hơn thế nữa, đây xứng đáng là những câu thơ rất hay về một đề tài rất không dễ viết – đề tài đất nước. Thêm một lý do nữa để chúng ta trân trọng tài năng sáng tạo của Nguyễn Đình Thi.
Lê Thị Hiền Lương ( Trường chuyên Quốc học - Huế)*
Phân tích bốn câu thơ trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không nghoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không nghoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Bài làm:
Đất nước luôn luôn là hình ảnh đẹp trong trái tim mỗi người. Tình yêu quê hương đất nước cũng mang lại vẻ đẹp cho tâm hồn. Đó có thể là niềm cảm xúc dâng tràn.“ Tôi sung sướng được sinh trên đất nước này và may mắn được yêu đất nước.Hương nồng bát ngát từ hoa đất nước là món quà quý giá nhất tặng trái tim tôi và tôi biết không có một nơi nào trăng dọi mà khiến tình yêu lai láng trong lòng tôi như trên đất nước”.( Ta – go) Hay là lời ca ngợi đầy tự hào như của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước.
Bạn đọc yêu mến tác phẩm này đều biết sự ra đời khá đặc biệt của nó, giữa hai mươi bốn dòng đầu và phần sau của Đất nước là một khoảng thời gian không nhỏ. Tuy nhiên phần đầu đây vẫn được coi là phần hay nhất, tạo nên cảm xúc chung cho chỉnh thể bài thơ: cảm xúc về đất nước.
Giữa núi rừng Việt Bắc tự do, nhà thơ say xưa với cảnh vật, với đất trời mùa thu. Một thoáng sao động kỷ niệm quá khứ chợt hiện về, tâm hồn thi sĩ dừng lại giây phút ở một “ ngày thu đã xa”, đã có thể gọi là “ sáng năm xưa” của Hà Nội.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
…Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Thơ ca Việt Nam đã từng có ba bức tranh thu nổi tiếng về làng quê Bắc Bộ, đã đón nhận không biết bao nhiêu áng thơ diễm lệ dành cho rặng liễu mùa thu, ánh trăng đêm thu…nhưng cho đến Nguyễn Đình Thi có lẽ chưa ai nắm bắt được hồn thơ độc đáo của một mùa thu đô thị như thu Hà Nội.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may.
Những câu thơ mới lạ ở thi đề ( thu Hà Nội, thu của thị thành), ở thi liệu ( những phố dài, gió heo may, tiết trời lạnh rất Bắc) nhưng còn mới hơn ở sự gợi ra cái xao động bên trong một tâm hồn Hà Nội tài hoa và tinh tế. Phải là một tâm hồn như thế mới đủ nhạy cảm để rung động với một thoáng chớm lạnh ( chứ chưa hẳn là đã lạnh), một chút hơi may ( chứ chưa hẳn đã rõ là heo may), mới thấy được làn không khí lành lạnh kia như thấm vào tận trong lòng Hà Nội ( chứ không phải chỉ trên hay trong Hà Nội), và thi thoảng hơi may nọ cứ xao xác dọc theo phố vắng xa…Thi sĩ đã rất hiện đại khi không chủ tâm ghi lại đầy đủ hình ảnh thu mà chỉ là những ấn tượng thu phảng phất ( do cảm nhận nhiều hơn miêu tả) như trong một bức tranh ấn tượng. Giữa những tính từ giảm nhẹ: “ chớm”, “ hơi” có thật nhiều khoảng trống đang đợi trí tưởng tượng của người đọc lấp đầy. Âm điệu man mác buồn tạo bởi những câu thơ bày chữ trải dài như gợn nhẹ lên trong tiếng láy “ xao xác” hiếm hoi mang hai thanh sắc cao vút. Có được tận mắt nhìn những dãy phố dài và hẹp của Hà Nội như Quang Dũng từng viết.
Mây trắng lang thanh
Đuổi bời bời phố chật.
(Mây đầu ô).
Mới cảm thấy cái xao xác cuộn lên như một cơn xoáy nhỏ của làn gió kia là sự đồng cảm cao độ giữa thi nhân và cảnh vật. Vũ Quần Phương that có lí khi cho rằng “ Không sống ở Hà Nội nhiều, không dễ nắm bắt được cái không gian ấy”.
Trong không khí đượm buồn của thời tiết chớm lạnh, của xao xác hơi may, của chia ly và lá rụng, hình ảnh và con người lần đầu tiên xuất hiện trong tư thế của một chiến sĩ, một chinh nhân.
Người ra đi đầu không nghoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Từng có ý kiến cho rằng “ người ra đi” là chỉ những chiến sĩ của trung đoàn Thủ đô tiếp tục đi kháng chiến. Điều này e rằng chưa thật hợp lý. Đó có thể chỉ là một sáng tạo làm sống lại cảnh thu Hà Nội hay một hoài niệm của nhà thơ về chính mình đó thôi.
Dẫu đã được thể hiện bằng giọng thơ rất rắn rỏi mạnh mẽ nhưng hình tượng “ người ra đi” vẫn phảng phất một tư thế Kinh Kha “ một tráng sĩ một đi không trở lại” hauy một phong thái “ Li khách”…như trong Tống biệt hành.. Người ra đi đã cố gắng không ngoảnh đầu lại mà thiên nhiên sau lưng vẫn đẹp âm thầm như chất nặng tâm tình. Sắc vàng tràn ngập của những giọt nắng và lá rơi trên thềm như buông chùng going thơ, chùng cả lòng người. Có thể coi nắng và lá cùng rơi xuống thềm nếu đồng ý với cách ngắt nhịp:
Sau lưng thềm/ nắng lá rơi đầy.
Giả thiết này gợi ra được một sắc thái riêng của vẻ đẹp mùa thu nhưng sẽ giản dị sâu lắng mà có hồn hơn khi ngắt câu thơ theo nhịp thông thường.
Sau lưng thềm nắng/ lá rơi đầy.
Cũng tựa tiếng láy “ xao xác” trong câu thơ trên, câu thơ chững lại ở tia nắng lơ lửng sẽ tạo độ chao rất nhẹ cho những chiếc lá vàng rơi. Bằng những rung cảm rất nghệ sĩ, nhà thơ đã nắm bắt được hơi thở phập phồng ấy của cảnh vật và bất tử hóa nó đời đời.
Trong cả bốn câu thơ, buổi sáng mùa thu Hà Nội được nói đến như hoài niệm về một “ ngày đã xa”. Cả hình ảnh và âm điệu, nhất là âm điệu, cũng gợi lên cái xa xăm khi người ta hồi nhớ về dĩ vãng. Đấy là một buổi sáng rất thu với gió thu, nắng thu, lá thu rơi, có lẽ cả hương thu nữa – mùi cốm mới dưới torng mát trời thu ( hai câu đầu bài thơ) – cái chất thơ muôn thuở của ngày thu đẹp.
Nhưng sau bốn câu ấy, nhà thơ đã hạ câu:
Mùa thu nay khác rồi.
Nghĩa là cái ngày hôm ấy, dù thế nào thì cũng đã không còn giống nữa so với mùa thu của hôm nay. Nỗi buồn thấm đượm của thu xưa đã thay đổi bởi niềm vui tràn trền. Thiên nhiên cũng không còn đẹp âm thầm sau lưng “ Người ra đi đầu không nghoảnh lại” mà đang reo vui trước mắt người đứng ngắm và sự hòa hợp giữa cảnh vật với tâm hồn con người cũng đến dường như trọn vẹn. Như thế sẽ dễ dàng thấy được niềm vui say, tình này đã là “ của chúng ta”, đã cho chúng ta làm chủ. Nếu không soi vào mùa thu đã xa thì không yêu dạt dào trong “ mùa thu nay” chung quy bắt đầu từ chỗ đất nước bao la thể nào chúng ta hiểu được giá trị đích thực quý giá của mùa thu vui mới sau này.
Nên rất có thể, những câu đầu bài thơ là tấm lòng vọng về một mùa thui cũ, từ trước ngày đất nước trở về tay chúng ta. Nó chuẩn bị cho cảm hứng đầu tiên của Nguyễn Đình Thi về đất nước: cảm hứng về sự đổi thay của đất nước qua cách mạng.
Chỉ bốn câu thơ nhưng là một sự tìm tòi không nhỏ để thơ có thể hội tụ được nhiều tinh hoa từ nhiều đời thơ cũ mới. Một sự tìm không dễ thành công nhưng bản thây ý nguyện ấy của nhả thơ đã là đáng quý. Hơn thế nữa, đây xứng đáng là những câu thơ rất hay về một đề tài rất không dễ viết – đề tài đất nước. Thêm một lý do nữa để chúng ta trân trọng tài năng sáng tạo của Nguyễn Đình Thi.
Lê Thị Hiền Lương ( Trường chuyên Quốc học - Huế)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: