Hoàng Xuân Bách
Moderator
- Xu
- 0
Tuy nhiên, những chi tiết và quyết định đầu tư cho dự án này hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Theo một nguồn tin nội bộ cho biết, Samsung đang tiến hành đàm phán với quan chức thành phố Pyeongtaek (cách Seoul 70km về phía nam) để đẩy mạnh việc xây dựng dây nhà máy chuyền sản xuất chip thứ hai của mình. Đây được xem là bước đi cần thiết để nhà sản xuất này có đủ khả năng đáp ứng lượng nhu cầu bán dẫn đang ngày càng gia tăng.
Được biết, nhà máy chip trước đó của Samsung cũng được xây dựng tại Pyeongtaek và đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2017. Tuy nhiên, những chi tiết về quy mô cũng như thời gian đầu tư trong phiên đàm phán lần này vẫn chưa được tiết lộ.
Một giám đốc của Samsung cũng đã xác nhận mặc dù dự án nhà máy mới của họ đã được lên kế hoạch và xem xét từ lâu nhưng đến nay, vẫn chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Bên cạnh nhà máy trong nước, Samsung còn sở hữu dây chuyền sản xuất chip tại Tây An, Trung Quốc và Austin, Texas.
Phát biểu trong một diễn đàn tại trung tâm Seoul, phó Chủ tịch Yoon Boo-keun của Samsung Electronics đã khẳng định sẽ đẩy mạnh quy trình quản lý để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh táo bạo hơn. Và nếu hãng thực sự tiến hành xây dựng nhà máy chip thứ hai tại Hàn Quốc thì đây sẽ là kế hoạch đầu tư lớn đầu tiên được tiến hành sau khi “Thái tử Samsung” Lee Jae-yong được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm vào thứ hai (5/2) vừa qua.
Đại diện của dịch vụ đầu tư Moody’s Investors nhận định sự trở lại của Lee Jae-yong là một tín hiệu tích cực giúp loại bỏ những nghi ngại, đắn đo trong tư tưởng bộ máy lãnh đạo của Samsung. Gloria Tsuen, phó Chủ tịch kiêm Chuyên viên phân tích cao cấp của Moody’s Investor cho biết: “Sự trở lại của ông Lee sẽ giúp đẩy mạnh những kế hoạch và quyết định chiến lược dài hạn do các cấp lãnh đạo của Samsung đưa ra”.
Theo một nguồn tin nội bộ cho biết, Samsung đang tiến hành đàm phán với quan chức thành phố Pyeongtaek (cách Seoul 70km về phía nam) để đẩy mạnh việc xây dựng dây nhà máy chuyền sản xuất chip thứ hai của mình. Đây được xem là bước đi cần thiết để nhà sản xuất này có đủ khả năng đáp ứng lượng nhu cầu bán dẫn đang ngày càng gia tăng.
Được biết, nhà máy chip trước đó của Samsung cũng được xây dựng tại Pyeongtaek và đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2017. Tuy nhiên, những chi tiết về quy mô cũng như thời gian đầu tư trong phiên đàm phán lần này vẫn chưa được tiết lộ.
Một giám đốc của Samsung cũng đã xác nhận mặc dù dự án nhà máy mới của họ đã được lên kế hoạch và xem xét từ lâu nhưng đến nay, vẫn chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra. Bên cạnh nhà máy trong nước, Samsung còn sở hữu dây chuyền sản xuất chip tại Tây An, Trung Quốc và Austin, Texas.
Phát biểu trong một diễn đàn tại trung tâm Seoul, phó Chủ tịch Yoon Boo-keun của Samsung Electronics đã khẳng định sẽ đẩy mạnh quy trình quản lý để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh táo bạo hơn. Và nếu hãng thực sự tiến hành xây dựng nhà máy chip thứ hai tại Hàn Quốc thì đây sẽ là kế hoạch đầu tư lớn đầu tiên được tiến hành sau khi “Thái tử Samsung” Lee Jae-yong được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm vào thứ hai (5/2) vừa qua.
Đại diện của dịch vụ đầu tư Moody’s Investors nhận định sự trở lại của Lee Jae-yong là một tín hiệu tích cực giúp loại bỏ những nghi ngại, đắn đo trong tư tưởng bộ máy lãnh đạo của Samsung. Gloria Tsuen, phó Chủ tịch kiêm Chuyên viên phân tích cao cấp của Moody’s Investor cho biết: “Sự trở lại của ông Lee sẽ giúp đẩy mạnh những kế hoạch và quyết định chiến lược dài hạn do các cấp lãnh đạo của Samsung đưa ra”.