Rượu !

bichngoc

Moderator
Người ta bàn tán về rượu cũng như bàn tán về tình yêu thật không bao giờ cạn. Cổ, kim, Đông, Tây đều vậy Trên thế giới, chẳng có dân tộc nào không dùng rượu. Nghĩa là rượu có mặt trong sự tồn tại của con người. Mỗi dân tộc cất rượu theo kiểu cách của mình. Nhưng họ vừa uống rượu bản địa, lại vừa uống rượu nhập từ nước ngoài. Có vô vàn loại rượu nặng, nhẹ khác nhau, đắt rẻ khác nhau. Việc thưởng thức cũng khác nhau tuỳ theo khẩu vị, sức khoẻ và tập quán dân tộc.

Ở nước ta cũng có nhiều loại rượu, có những loại được để ý nhiều như: Rượu làng Mơ, rượu làng Vân, rượu tăm, rượu cần, rượu đế, rượu Lúa Mới, Thanh Mai, Mơ Hương Tích, Cà phê v.v.. Vào khoảng những năm 1930 có rượu Phôngten 40 độ, rượu Văn Điển 35 độ. Những loại rượi sản xuất thủ công và không có giấy phép, thường được gọi là rượu lậu, rượu quốc lủi, rượu ngang lúc nào cũng có và được dùng đại trà.

Đáng kể hơn cả là rượu làng Mơ có chiều dày lịch sứ chừng 6,7 trăm năm. Quê hương nó ở phía Nam quận Hai Bà Trưng, vào khoảng Bạch Mai Hoàng Mai Hoàng Văn Thụ Trương Định ngày nay. Xưa kia, những nơi này là cả một rừng mơ bát ngát. Dân nơi đây chuyền nghề nấu rượu mơ, bán đi khắp nơi Rượu làng Mơ đã trở nên rất nổi tiếng.

Nghề nấu rượu ở đây được giữ bí mật, cha truyền con nối. Không đâu có rượu ngon hơn. Rượu Mơ được gọi là “Công chúa của các loại rượu. Nó thanh cao, tinh khiết, tươi mát, thanh bạch, say dịu... Uống loại rượu này mà có kèm đồ nhắm là hỏng bét, là “ẩm bất chi kỳ vị”. Uống rượu mơ chỉ uống với mấy quả mơ xanh, tươi, giòn mà thôi. Trong “Luận anh hùng” ở Tam Quốc, Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu mơ với mơ xanh. Họ lấy đũa gắp mơ rồi cầm lấy ăn nhấm nháp. Trong màn kịch “Chung Vô Diệm phó hội kỳ bàn”, Ma Tấn đấu cờ với Chung Vô Diệm cũng uống rượu mơ và ăn mơ xanh. Họ uống một hớp nhỏ rồi một lát sau mới ăn mơ, chứ không ăn ngay vì còn muốn kéo dài cái dư vị thơm của rượu mơ dâng lên, đánh võng trong Cổ họng.

Rượu tăm đã nổi tiếng với những lời ca dao thắm thiết:

“Đố ai đánh võng không đưa
Ru em không hát anh chừa rượu tăm...”

Nghĩa là không bao giờ anh chừa uống rượu tăm cả Hoặc như:

“Tặng em một thúng xôi dền
Hai con gà béo với vò rượu tăm...”

Trong mấy món quà tặng này, vò rượu tăm là đáng giá nhất. Rượu tăm là rượu cất nước thứ nhất. Nếu cất 10 lít rượu thường thì chỉ được có một lít rượu tăm mà thôi. Nó ngon hạng nhất, nhưng sao lại gọi là rượu tăm. Người ta cho rượu tăm vào một cái chai. Rượu không được rót đầy và phải bịt kín miệng. Người ta lắc mạnh chai cho rượu sủi tăm lên.


Tăm rượu bốc mạnh như reo. Khi để chai đứng yên, các tăm rượu lặn ngay lập tức. Đó là dấu hiệu loại rượu tăm chính Cống.

Ngày xưa, không ai dám nấu rượu trong nhà vì nếu nhà chức trách bắt được các đồ nghề nấu rượu trong nhà thì chủ nhà lập tức phải đi tù.

Người ta nấu rượu ở nơi bí mật kín đáo. Nếu chẳng may bị lộ, họ liền bỏ của chạy lấy ngưòi Thủ phạm sẽ không bị bắt. Loại rượu này đặc biệt ngon, có độ nặng nhẹ khác nhau theo sở thích người uống. Có điều nó có phong vị riêng biệt đủ đánh bại các loại rượu để trở nên có tiếng một cách lâu dài và vững chắc.

Rượu cẩm phổ biến ở các miền rừng núi. Rượu chỉ có chừng 12 độ nhưng khi uống phải hít mạnh, uống nhiều cũng dễ “đổ” Uống rượu cần, nhiều người cùng uống một lúc qua chiếc cản hút của mình. Người uống rượu cần uống đến say mới đúng kiểu. Lúc đó, họ mới có được những lời nói xuất thần. Lúc đó, người ta yêu đời, yêu mọi người trong cộng đồng.

Niềm vui được nhân lên và sự say sưa cũng được bốc lên với những tiếng cồng, tiếng chiêng. Chính những tiếng vang trầm hùng ấy thúc giục người ta càng say sưa, uống thêm nhiều nữa. Nơi nào tổ chức uống rượu cần mà không bố trí có tiếng cồng tiếng chiêng xen vào là mất đi một nửa cái đẹp truyền thống. Người uống rượn cần thả hồn vào men say của rượu và vào tiếng cồng tiếng chiêng ngàn xưa vọng về.

Rượu vò là rượu ngon để trong vò sành, chôn xuống đất một thời gian mới mang lên uống, được gọi là rượu hạ thổ. Rượu làng Vân là loại “rượu mộc” không cần gia công (hồ) cũng có tiếng một thời.

Nhưng loại rượu ngang được các cô gái làng rượu xưa kia mang đi bán rong khắp nơi. Họ phải lánh mặt những người thực hành pháp luật. Cô gái bán rượu buộc chiếc bong bóng trâu vào bụng mình. Trong chiếc bong bóng to ấy còn có một chiếc nhỏ hơn. Cả hai đều chứa rượu. Một loại rượu thường và một loại đặc biệt hơn. Cả hai đầu bong bóng được nối với hai vòi hút bằng ống sậy chĩa ra phía ngoài. Ngày xưa, cô gái Hà Nội đi bán rượu mặc chiếc áo màu gụ để che lên, thắt lưng bao xanh vắt vẻo để ngụy trang, ra cái điều cô gái có mang. Cô bán rượu theo hai phương thức. Trong tay cô có chiếc chén, cô rót một chén cho người uống ngay tại chỗ. Phương thức thứ hai dân dã hơn và cũng nhuốm màu sắc phong tình, cô kéo tà áo lên chìa cái vòi hút ra ngoài. Khách ngậm miệng vào vòi hút, tu từng hơi một. Mỗi một hơi là một ực, ba ực là một cút, ba cút là nửa chai, sáu cút là một chai. Cứ thế mà tính tiền. Cô có thể cho khách uống từng ực một ở ngay bên cạnh đường, bên bụi tre hoặc bất cứ nơi đâu.

Ở trường hợp này, khi khách đã uống độ một hoặc hai ực và tiếp nữa sẽ ngà ngà say. Khách có thể cợt nhả, chòng ghẹo đôi lời. Thậm chí có “chấm mút” tý chút, cô hàng rượu cũng mỉm cười ý nhị, rộng rãi và cho qua. Có điều cô sẽ tính tiền rượu cao lên vì những lời nói và hành động lẳng lơ đó. “Cửa hàng, bán và uống rượu độc đáo này có lẽ chỉ có ở Việt Nam, Hà Nội trước đây ba, bốn thập kỷ.

( Theo Lý Khắc Cung )​
 
Mức độ tác động của rượu lên não bộ liên quan khá chặt chẽ với giới tính, một nghiên cứu mới đây tại Nga xác nhận.


“Cuộc kiểm tra chức năng nhận thức ở 2 giới cho thấy nữ dễ bị tổn thương hơn nam sau khi uống rượu. Họ nhanh quên, kém hoạt bát, mất phương hướng cũng như cách xử lý tình huống hơn hẳn so với nam giới. Một ảnh hưởng khác của rượu đối với cơ thể là hủy hoại chức năng gan và tim và điều này cũng diễn ra ở phụ nữ nhanh hơn”, BS Barbara Flannery từ Trung tâm quốc tế RTI (Baltimore) và các cộng sự cho biết.

BS Flannery nhận thấy tất cả các biểu hiện trên là khả năng chuyển hóa rượu ở nữ giới khác nam giới, rượu “ngấm” vào cơ thể nữ giới nhanh và mạnh hơn nam giới. Nguyên nhân là do lượng nước trong cơ thể nam giới cao hơn nữ giới trong khi cơ thể của phụ nữ lại ít enzym có khả năng biến đổi rượu thành một loại vật chất ít gây hại hơn.

Tuy nhiên, theo BS Flannery, kết quả của cuộc thử nghiệm này không phải là một tin tức tốt lành đối với nam giới. Phụ nữ có thể bị tổn thương nhưng cũng vì thế mà họ dễ dàng “rút ra kinh nghiệm” nhanh hơn.

78 nam giới và 24 nữ giới nghiện rượu và 68 người không uống rượu trong độ tuổi 18 40 đã tham gia nghiên cứu. Trước khi tiến hành làm test, tất cả những người nghiện rượu đều phải kiêng rượu ở mức độ nhất định trong vòng 3 - 4 tuần.

Phương Uyên

Theo Reuters

Việt Báo (Theo_DanTri)
 
Có lẽ rượu làng Vân Bắc Ninh mình vẫn ngon nhất !

Đặc sản miền Bắc đấy nhé !


Rượu làng vân




113.jpg




Lịch sử làng Vân thông qua những câu chuyện cổ tích của bà vẫn thường kể cho cháu nghe nói rằng, “làng Vân nằm bên sông Cầu quanh năm ăm ắp nước, có nghề truyền thống nấu rượu. Nghề đã có từ lâu, lâu lắm.

Ban đầu chỉ là những xóm nhỏ mọc ven bên bãi sông, sau thành làng, thành tổng. Nấu rượu đã trở thành một nghệ thuật cùng với những bí quyết mà ông tổ làng nghề đã từng căn dặn con cháu phải luôn dìn giữ chỉ riêng cho làng Vân. Khi thực dân Pháp đến làng, họ tập trung tất cả dân làng về một nhà máy ở ngay đầu làng bắt mọi người phải nấu rượu.

Khi rượu thành phẩm, những con tàu theo dòng sông Cầu cập bến và chở sang nước Pháp. Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân theo đó mà đi muôn phương...”. Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Nay làng Vân vẫn còn nấu rượu, nhưng đã chuyển sang dùng một loại nguyên liệu khác đó là sắn.


Sắn khô được nhập về từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn... thái thành khúc bổ dọc, dài khoảng 5 - 7 cm. Sắn khô sau khi được tuyển chọn cho vào thùng, chậu ngâm vài ba giờ để lơi vỏ. Sau đó rửa sạch cho vào hấp chín và trộn men đem ủ. Đủ một ngày đêm đem ngâm lên men trong chum bằng sành. Khi đã dậy mùi đem vào lò ra rượu. Công đoạn làm rượu sắn không khác nhiều so với rượu gạo, duy chỉ có loại men. Anh Nguyễn Đức Minh, một trong những chủ lò rượu sắn lớn của làng Vân cho biết: “Trước đây chúng tôi đều nấu rượu gạo, có công có việc lớn cần rượu ngon thì nấu nếp cái hoa vàng, nhưng hơn chục năm trở lại đây nhà đã chuyển hoàn toàn sang nấu rượu sắn. Rượu sắn vừa rẻ, ngon lại tiêu thụ mạnh. Mỗi lít rượu sắn chỉ 3.000 đồng, trong khi đó nấu rượu gạo, rượu nếp cái hoa vàng bán trên 10.000 đồng, ít người mua.

Chủ hàng đến thường không chú ý đến loại rượu nào, mà chỉ thấy loại nào rẻ nhất là mua. Mặt khác rượu sắn cũng thơm, ngon không khác rượu gạo là mấy. Nếu không tinh, không phải “con nhà rượu” thì khi cho uống khó có thể phân biệt được đâu là rượu sắn, đâu là rượu gạo...”. Không chỉ riêng gia đình anh Minh mà gần 800 hộ ở làng Vân bây giờ chỉ chuyên tâm nấu rượu sắn. Với người dân làng Vân chất lượng rượu sắn vẫn tương đương với rượu gạo, nhưng anh Minh và một số “tay rượu” trong làng mà chúng tôi đến thăm khẳng định giới thương lái đang làm mất đi uy tín của rượu làng Vân, họ chỉ dùng 1/3 rượu sắn của làng Vân sau đó cho cồn mía vào và trộn thêm nước lã cho đủ độ cồn. Nghĩa là rượu sắn ở làng Vân khi đến với người tiêu dùng cũng chỉ còn 1/3 chất lượng. Đây là một vấn đề đáng báo động mà với người tiêu dùng - những người không bao giờ biết được mình đang được dùng loại rượu nào.

Giữ hương cho “mỹ tửu vùng biển Bắc”

“Cả làng Vân bây giờ đều xắn tay nấu rượu sắn, nhưng cũng cả làng Vân không ai biết uống rượu sắn...”. Ông Tam, một cao niên ở làng cho chúng tôibiết. Dù cả làng nấu rượu sắn nhưng khi uống rượu họ lại tìm đến lò rượu nếp cái hoa vàng cuối làng để mua. Chủ nhân duy nhất của lò rượu nếp cái hoa vàng là vợ chồng anh Nguyễn Đức Hạnh và vợ là Diêm Thị Dung. Khi chúng tôi tìm đến nhà, hai vợ chồng vẫn đang hì hụi ở hai lò rượu, một đặt ngay đầu cổng ra vào, một đặt ngay cuối bếp. Dưới nhà ngang, cậu con trai vẫn đang đều tay đảo cơm nếp trộn đều men rượu. Có đến gần chục thúng cơm nếp đang được ủ, trùm kín bằng ni lông và bì đay.

Với gia đình chị Dung, không chỉ những người trong làng hàng ngày đến mua rượu về nhà uống, mà khách tận các tỉnh xa như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định... đã quen vẫn thường xuyên đến đặt hàng và mua về dùng. Anh Hạnh cho biết thêm: “Nghề nấu rượu đã truyền từ đời này sang đời khác, mà nguyên liệu hàng trăm năm nay vẫn là nếp cái hoa vàng. Nhờ nguyên liệu này mà cho thứ rượu đặc biệt, nhờ hương liệu này mà rượu làng Vân đã nổi tiếng, đã khẳng định tên tuổi. Vì vậy mà chúng tôi vẫn quyết đi theo nghề truyền thống, đi theo nguyên liệu truyền thống của cha ông dù gặp rất nhiều khó khăn so với việc nấu rượu sắn...”.

Cổng chào làng Vân hàng trăm năm nay vẫn khắc ghi câu đối: Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc / Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam. Ông Nguyễn Đình Tạ, Chủ tịch UBND xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) cho chúng tôi biết: “Nấu rượu đã trở thành nghề truyền thống từ xa xưa của làng Vân. Sự chuyển đổi nguyên liệu từ gạo sang sắn là do nhu cầu của thị trường.

(Theo Làng Vân)
 
nau-1.jpg


Nấu rượu


Lịch sử làng Vân thông qua những câu chuyện cổ tích của bà vẫn thường kể cho cháu nghe nói rằng, "làng Vân nằm bên sông Cầu quanh năm ăm ắp nước, có nghề truyền thống nấu rượu. Nghề đã có từ lâu, lâu lắm. Ban đầu chỉ là những xóm nhỏ mọc ven bên bãi sông, sau thành làng, thành tổng. Nấu rượu đã trở thành một nghệ thuật cùng với những bí quyết mà ông tổ làng nghề đã từng căn dặn con cháu phải luôn dìn giữ chỉ riêng cho làng Vân. Khi thực dân Pháp đến làng, họ tập trung tất cả dân làng về một nhà máy ở ngay đầu làng bắt mọi người phải nấu rượu. Khi rượu thành phẩm, những con tàu theo dòng sông Cầu cập bến và chở sang nước Pháp. Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân theo đó mà đi muôn phương...". Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Nay làng Vân vẫn còn nấu rượu, nhưng đã chuyển sang dùng một loại nguyên liệu khác đó là sắn.


binhbaunam-1.jpg

Bình bầu nậm đựng rượu làng Vân

Làng Vân vì thiếu gạo, thiếu việc làm nên phải hành nghề nấu rượu sắn để bán cho những ai say chất men nồng của loài ngũ cốc nhưng cùng với thời gian, cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu của một loại rượu nổi tiếng khắp nước: Rượu Làng Vân. Cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai này chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm: Hàng ngàn tăm rượu xoay tròn như một cột sáng rất lâu sau mới tắt. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không.


Ở cổng vào làng Vân cho đến nay vẫn còn khắc hai câu đồi:



"Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc.
Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam"


untitled.bmp

Sản phẩm rượu làng Vân

Ngày trước vì làng thiếu gạo nên làm rượu sắn, nhưng nay làng đã khôi phục ại nghề nấu rượu bằng gạo nếp. Rượu được nấu bằng gạo nếp thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà huyện Việt Yên, cộng thêm men gia truyền bằng các vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật nấu rượu tài tình của người làng Vân. Cha truyền con nối, rượu làng Vân nhãn hiệu ‘ông tiên' nổi tiến khắp mọi miền đất nướcvà cả ỏ nước ngoài. Từ hàng trục thế kỷ qua hương vị dặc biệt của rượu làng Vân luôn được nhiều du khác chọn mua về làm quà khi lên một vùng Kinh Bắc.

Sưu tầm !


_________

Con gái quê em uống rượu rất đựoc các bác ạ ! Làn da hồng đẹp rất con nhà võ... Má ửng hồng...hi hi..Nhìn chết mê chết mệt đấy !
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top