• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Rạt rào thương mến chị đồng quê

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Trong kho tàng văn học dân gian, thành phần phụ nữ được nhắc đến khá nhiều, nhất là ở lãnh vực ca dao. Được thi vị hóa trong các câu lục bát, các cô các chị bỗng nhiên trở thành “người trẻ mãi”, bất chấp thời gian. Từ xa xưa chị từng có danh là hoa đồng nội, là cô gái quê, là thôn nữ... thì đến bây giờ - và cả mai sau - chắc không ai chữa lại là... bà hay lão tiền bối.

Tôi có nhiều người chị đồng quê, hồn nhiên chất phác đã sống và “trẻ mãi” như tất cả thôn nữ trên đời, may mắn được nghe nhất là từng được chị ru êm bằng ca dao ngọt ngào Nam Bộ, lòng rất nhớ thương nên muốn ghi lại đôi điều về một góc tâm lý mơ hồ của các chị, không phân biệt thân sơ và tuổi tác.

Không cố ý làm thống kê hay làm sưu tập đối chiếu, tôi chỉ tùy nghi ghi lại một số câu ca dao theo ký ức từ thuở bé thơ và vài thu nhặt bất chợt trong đời, để trước tự ru lại mình, sau kính trao cho những tâm hồn đồng cảm...

Những câu đơn sơ dễ nhớ, hát để cho có mà hát thường được dùng nhiều, nhất là khi “chị” mới 9, 10 tuổi:

- Ầu ơ... Con mèo, con chuột có lông
Ống tre có mắt nồi đồng có quai

- Ai về nhắn với ông câu
Cá ăn thì giựt để lâu hết mồi

- Má ơi... con vịt chết chìm
Con thò tay vớt nó, con cá lìm kìm cắn tay con.

Rồi cứ lơ lửng theo dòng thời gian, hoàncảnh sinh hoạt và tâm lý, tuổi tác các chị,
nhiều câu mới lạ được hình thành, cắt tỉa và sinh sôi nảy nở rộng ra. Nhờ thế mới có dấu
vết tâm tư các chị.

Đây là mấy câu nhắc qua tuổi dậy thì, ai thương nhớ ai:

- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai

- Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Thương cô áo chẹt vá quàng nửa lưng

- về ai ở mặc ai
Yếm đào ở lại để mai sẽ về.

Nhưng chị nào dám ở qua đêm. Can đảm lắm là ở suốt buổi chiều:

- Cây da trốc gốc
Thợ mộc đang cưa
Gặp em đứng bóng ban trưa
Trách trời vội tối phân chưa cạn lời.

Tiếp sau là những giấc mơ dài về chuyện hôn nhân:

- Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu...

Đó là để tránh cảnh:

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Những anh, chị đi buôn thì tình cảm có phần bạo hơn tí chút:

- Mồ cha ai đốn cây bần
Chẳng cho ghe cá đậu gần ghe tôm.

Nếu trong sinh hoạt hàng ngày người dân Nam Bộ, vốn quen kính nể phật trời, thay thế những tiếng than “trời phật ơi”, “trời đất quỉ thần ơi” bằng những thán từ tự chế như “chèn ơi”, “mèn ơi” hay “nồi đồng nồi đất ơi”... thì tiếng “mồ cha” trên đây nghe dịu dàng hơn mấy tiếng “chém cha” tràn đầy u uất.

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông rạch, nên chuyện tình cảm có xảy ra cũng nhờ dòng qua lại của tàu thuyền:

- Ghe bầu trở lái về Đông
Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi?

Quả là ngộ nghĩnh. Có một thời dân Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai, một bộ phận tiến xa lập nghiệp ở Sông Hậu, nơi khỉ ho cò gáy. Rồi bấy giờ người miền Trung vào giao thương, nên duyên với người Nam Bộ dễ thương:

- Má ơi con má chính chuyên
Ghe bầu lại cưới một thiên mắm mòi
Không tin mở hộp ra coi
Rau răm ở dưới mắm mòi ở trên.

Chính chuyên đến mức nào là chuyện của địa phương, của hoàn cảnh xã hội lẫn gia đình. Nếu ở miền ngoài có câu lãng mạn hữu duyên:

“Ước gì sông rộng tày gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”.

Thì trong này cũng lắm câu đa cảm, thà, dí dỏm:

- Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường má hay

Hoặc thư thả hòa hoãn như:

- Ngó lên chữ ứ,
ngó xuống chữ ư
Anh thương em thủng thẳng em ừ
Anh đừng thương vội mẫu từ em hay.

Dòng ca dao cứ trôi êm, đưa ta đến giai đoạn “chữ Tây” xuất hiện, nay còn lưu lại mấy vần gán ghép vui vui:

- Sớm mai xách chén mua tương
Thấy anh trong trường cầm viết ngó ra
Trở về mua lụa mười ba
May áo cổ giữa lại tra nút vàng
Cả tiếng kêu thầy giáo dạy học trong tràng
Dạy giùm chữ Tây em tôi cho thường
Em tôi còn nhỏ vô trường ham chơi.

Tuy nhiên, hát gì thì hát, mơ gì thì mơ, cái nét văn hóa truyền thống lấy gia đình có cha
có mẹ làm gốc vẫn chưa hề phai:

- Phụ mẫu sở sanh để cho phụ mẫu định
Cái đạo cang thường còn chờ lịnh mẹ cha.

Bởi thế khi có cơ hội tốt, chị vui lòng và sẵn sàng chỉ đường mời khách đến nhà. Ta hãy xem hoạt cảnh sau đây:

Một thanh niên hiền lành, khả ái xuất hiện. Thấy bóng thôn nữ, anh mở lời:

- Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?

Tôi hơi giật mình, chưa kịp nghĩ gì về câu hỏi có vẻ thiếu lễ độ, phạm đến mái tóc, điều
tối kỵ của phong tục nước nhà, thì nghe chị vui vẻ đáp:

- Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở bên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ đám cà trổ bông...

Nhiều năm trôi qua. Tôi lớn dần... rồi nhờ chút vốn sống, tôi chợt nhận ra chị đã có lý và lòng tôi dậy lên niềm thương cảm sâu xa. Cái món “tóc đuôi gà” là điểm duyên dáng Qua mấy câu trả lời khá chi tiết, đượm chút tự hào trên đây tôi thấy hiện ra một cảnh đồng quê trong lành, đầy sức sống. Một ngôi nhà ẩn hiện dưới bóng cây, soi mình bên bờ nước. Bao quanh là đủ thứ hoa màu đầy hứa hẹn, chứng minh gia đình lao động tốt. Câu trả lời như ngầm bảo rằng đây là chốn dừng chân lý tưởng, bảo đảm một lương duyên hạnh phúc dài lâu. Tôi thầm nghĩ nhiều chị đã gởi gắm ước mơ của mình trong bao câu hát nghe như có vẻ vu vơ:

Nhà tôi ở dưới đám dâu...

Bình Tam Lê - Theo Tạp chí Bông Sen số 47
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top