uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
1,5 triệu sinh vật biển chết vì rác nhựa mỗi nằm có lẽ là con số quá khủng khiếp. Với những ai yêu động vật, yêu thiên nhiên sẽ còn đau long hơn. Bởi rác thải nhựa không chỉ nhìn như thức ăn mà mùi, tiếng động, cảm giác chúng mang lại tương tự như thức ăn.
Theo BBC, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, David Attenborough - nhà tự nhiên học, nhà bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng người Anh, đã mô tả lại khoảnh khắc một con chim hải âu lớn trở về tổ để mớm mồi cho chim non.
"Hãy đoán xem thứ mà chim bố mẹ nhả từ trong miệng ra cho chim non? Không phải cá, không phải mực. Là nhựa", ông ngậm ngùi.
Điều này rất đáng buồn và cũng rất kì lạ. Chim hải âu phải bay hàng ngàn cây số ngoài biển để tìm thức ăn. Chúng dễ dàng bắt mồi trên mặt nước nhờ vào kỹ năng điêu luyện. Nhưng làm thế nào mà loài chim này lại dễ dàng nhầm lẫn, và quay trở lại tổ với đầy nhựa trong miệng?
Chim hải âu không phải là trường hợp riêng biệt. Người ta ghi nhận ít nhất 180 loài động vật biển đã ăn nhựa, từ loài phiêu sinh vật bé nhỏ cho đến cá voi to lớn.
Nhựa được tìm thấy bên trong dạ dày của một phần ba số lượng cá đánh bắt tại Anh, bao gồm cả những loài mà chúng ta thường tiêu thụ như tôm hùm, trai, hàu. Ngắn gọn, các loài động vật biển từ nhỏ đến lớn hiện đang tiếp tục ăn nhựa, và với số lượng 12,7 triệu tấn nhựa bị thải vào đại dương mỗi năm (theo ước tính) thì vấn đề ngày càng trầm trọng.
Ăn phải nhựa chính là một trong những hậu quả mà số lượng nhựa khổng lồ nói trên gây ra. Ví dụ, trong thế giới của động vật phù du, các sinh vật vô cùng bé nhỏ này ăn hạt vi nhựa do dạ dày chúng được tiến hóa để xử lý những mảnh thức ăn nhỏ.
"Bất kì vật gì có kích thước nhỏ như vậy, chúng sẽ đánh đồng với thức ăn", Moira Galbraith - nhà nghiên cứu sinh vật phù du tại Viện Khoa học đại dương ở Canada, cho hay.
Giống như sinh vật phù du, các loài động vật có xúc tu, hình thoi như hải sâm dường như không quan tâm về những gì chúng ăn bởi chúng đơn giản chỉ di chuyển dưới thềm biển, gom vào miệng những vật thể lắng xuống bề mặt mà vừa kích thước để lọc ra thức ăn.
Một báo cáo chỉ ra tỷ lệ những động vật tầng đáy như vậy ăn phải nhựa nhiều hơn gấp 138 lần vì nhựa cũng nằm trong các chất cặn lắng xuống thềm biển.
Với hải sâm, mảnh vụn nhựa sẽ to và dễ dàng hơn để xúc tu của chúng tóm được nếu so với thức ăn thông thường, nhưng với số khác, chúng không ăn nhựa một cách thụ động như vậy. Nhiều loài thậm chí đã chọn ăn nhựa. Để hiểu tại sao, chúng ta cần đứng vào góc nhìn của chúng.
Matthew Savoca tại Trung tâm khoa học thủy sản Tây Nam NOAA ở California, phát biểu: "Động vật sở hữu giác quan, khả năng nhận thức khác với chúng ta. Trong một vài trường hợp, điều này tỏ ra hiệu quả hơn hoặc tệ hơn".
Một giải thích nói rằng động vật chỉ đơn giản nhầm lẫn các mảnh nhựa với thức ăn thông thường - ví dụ như trứng cá. Nhưng chúng ta thường chủ quan đánh giá mọi thứ bằng giác quan thông thường của mình. Vì vậy, giới khoa học đã phải thử nhìn vấn đề dưới con mắt các loài động vật.
Con người phụ thuộc vào thị giác, còn nhiều loài động vật biển, bao gồm cả chim hải âu, chủ yếu dựa vào khứu giác. Savoca và đồng nghiệp đã thực hiện thử nghiệm và phát hiện chim biển hoặc cá bị thu hút bởi nhựa là do yếu tố mùi.
Cụ thể, họ tìm thấy chất hóa học dimethyl sulfide (DMS), một hợp chất có khả năng thu hút chim, xuất hiện trên các mảnh nhựa trôi nổi ngoài biển. Tảo phát triển trên nhựa, sau đó krill (một loài giáp xác nhỏ) sẽ ăn tảo - nguồn thức ăn chính của nhiều sinh vật biển, và thải ra DMS xung quanh. Và rồi dẫn đến tình trạng ăn nhựa của chim biển và cá.
Khi nói đến thị giác, chúng ta cũng không thể vội kết luận hình dáng rác nhựa là nguyên nhân. Giống con người, rùa biển sử dụng thị giác để tìm thức ăn. Dẫu vậy, chúng sở hữu khả năng nhìn thấy tin UV, khác với con người.
Để làm rõ vấn đề, Qamar Schuyler tại Đại học Queensland, Úc đã tái hiện lại khả năng nhìn của rùa biển thông qua thí nghiệm, và theo dõi hình dáng các túi nhựa dưới con mắt của rùa. Cô cũng tiến hành khám nghiệm dạ dày những cá thể rùa đã chết nhằm đưa ra giả thiết về loại túi nhựa chúng thường ăn.
Cô kết luận, nhựa trong dạ dày các cá thể rùa nhỏ thường đa dạng. Còn rùa lớn hơn thì ưu tiên ăn túi nhựa mềm và mờ. Schuyler cho rằng điều này đã xác nhận đúng ý kiến cho rằng rùa biển nhầm lần túi nhựa là sứa - thức ăn của chúng.
Màu sắc cũng được coi là yếu tố khiến sinh vật biển ăn nhựa, mặc dù hành vi thói quen khác nhau giữa các loài. Schuyler tìm ra rằng rùa nhỏ ưa thích túi nhựa màu trắng, và một loài chim biển thì hay ăn mẩu nhựa màu đỏ.
Ngoài thị giác và khứu giác, có những loài khác như cá voi và cá heo dùng sóng siêu âm để tìm thức ăn. Sóng siêu âm được biết là cực kì nhạy cảm, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp cá voi bị phát hiện tử vong với dạ dày đầy rác nhựa, bộ phận xe hơi… Savaco nói dường như sóng siêu âm đã nhầm lẫn các vật thể đó là thức ăn.
Savoca tiếp tục: "Một hiểu lầm thông thường nói rằng những loài động vật này không đủ thông minh và ăn rác nhựa chỉ vì rác nhựa ở khắp xung quanh chúng, điều này không đúng.
Bản năng săn mồi của chúng vô cùng kì diệu do trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm để tập trung tìm các loại thức ăn riêng biệt. Đáng buồn thay, dù chỉ mới xuất hiện không lâu, nhựa lại xuất hiện trong "thực đơn" của chúng".
Schuyler kể lại một người từng hỏi cô tại sao người ta không tạo ra loại nhựa màu xanh dương, vì kết luận trong nghiên cứu của cô gợi ý rùa biển không hứng thú với màu này. Nhưng các nghiên cứu khác chỉ ra rằng các loài sinh vật biển khác thì lại bị thu hút bởi màu xanh dương.
Vậy phải làm gì để sinh vật biển ngừng ăn nhựa? Hiện nay có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa bị thải vào đại dương mỗi năm. Butnghien hi vọng từ những câu chuyện buồn này, con người sẽ có những đồng cảm với các loài sinh vật biển, hạn chế sử dụng đồ nhựa không thể phân hủy và không xả rác bừa bãi. Các bạn biết đấy, con số về lượng rác nhựa thải vào đại dương sẽ nhờ vào những hành động nhỏ của chúng ta mà giảm dần, đến một lúc nào đó sẽ không còn nữa.
"Hãy đoán xem thứ mà chim bố mẹ nhả từ trong miệng ra cho chim non? Không phải cá, không phải mực. Là nhựa", ông ngậm ngùi.
Điều này rất đáng buồn và cũng rất kì lạ. Chim hải âu phải bay hàng ngàn cây số ngoài biển để tìm thức ăn. Chúng dễ dàng bắt mồi trên mặt nước nhờ vào kỹ năng điêu luyện. Nhưng làm thế nào mà loài chim này lại dễ dàng nhầm lẫn, và quay trở lại tổ với đầy nhựa trong miệng?
Chim hải âu không phải là trường hợp riêng biệt. Người ta ghi nhận ít nhất 180 loài động vật biển đã ăn nhựa, từ loài phiêu sinh vật bé nhỏ cho đến cá voi to lớn.
Nhựa được tìm thấy bên trong dạ dày của một phần ba số lượng cá đánh bắt tại Anh, bao gồm cả những loài mà chúng ta thường tiêu thụ như tôm hùm, trai, hàu. Ngắn gọn, các loài động vật biển từ nhỏ đến lớn hiện đang tiếp tục ăn nhựa, và với số lượng 12,7 triệu tấn nhựa bị thải vào đại dương mỗi năm (theo ước tính) thì vấn đề ngày càng trầm trọng.
Ăn phải nhựa chính là một trong những hậu quả mà số lượng nhựa khổng lồ nói trên gây ra. Ví dụ, trong thế giới của động vật phù du, các sinh vật vô cùng bé nhỏ này ăn hạt vi nhựa do dạ dày chúng được tiến hóa để xử lý những mảnh thức ăn nhỏ.
"Bất kì vật gì có kích thước nhỏ như vậy, chúng sẽ đánh đồng với thức ăn", Moira Galbraith - nhà nghiên cứu sinh vật phù du tại Viện Khoa học đại dương ở Canada, cho hay.
Giống như sinh vật phù du, các loài động vật có xúc tu, hình thoi như hải sâm dường như không quan tâm về những gì chúng ăn bởi chúng đơn giản chỉ di chuyển dưới thềm biển, gom vào miệng những vật thể lắng xuống bề mặt mà vừa kích thước để lọc ra thức ăn.
Một báo cáo chỉ ra tỷ lệ những động vật tầng đáy như vậy ăn phải nhựa nhiều hơn gấp 138 lần vì nhựa cũng nằm trong các chất cặn lắng xuống thềm biển.
Với hải sâm, mảnh vụn nhựa sẽ to và dễ dàng hơn để xúc tu của chúng tóm được nếu so với thức ăn thông thường, nhưng với số khác, chúng không ăn nhựa một cách thụ động như vậy. Nhiều loài thậm chí đã chọn ăn nhựa. Để hiểu tại sao, chúng ta cần đứng vào góc nhìn của chúng.
Matthew Savoca tại Trung tâm khoa học thủy sản Tây Nam NOAA ở California, phát biểu: "Động vật sở hữu giác quan, khả năng nhận thức khác với chúng ta. Trong một vài trường hợp, điều này tỏ ra hiệu quả hơn hoặc tệ hơn".
Một giải thích nói rằng động vật chỉ đơn giản nhầm lẫn các mảnh nhựa với thức ăn thông thường - ví dụ như trứng cá. Nhưng chúng ta thường chủ quan đánh giá mọi thứ bằng giác quan thông thường của mình. Vì vậy, giới khoa học đã phải thử nhìn vấn đề dưới con mắt các loài động vật.
Con người phụ thuộc vào thị giác, còn nhiều loài động vật biển, bao gồm cả chim hải âu, chủ yếu dựa vào khứu giác. Savoca và đồng nghiệp đã thực hiện thử nghiệm và phát hiện chim biển hoặc cá bị thu hút bởi nhựa là do yếu tố mùi.
Cụ thể, họ tìm thấy chất hóa học dimethyl sulfide (DMS), một hợp chất có khả năng thu hút chim, xuất hiện trên các mảnh nhựa trôi nổi ngoài biển. Tảo phát triển trên nhựa, sau đó krill (một loài giáp xác nhỏ) sẽ ăn tảo - nguồn thức ăn chính của nhiều sinh vật biển, và thải ra DMS xung quanh. Và rồi dẫn đến tình trạng ăn nhựa của chim biển và cá.
Khi nói đến thị giác, chúng ta cũng không thể vội kết luận hình dáng rác nhựa là nguyên nhân. Giống con người, rùa biển sử dụng thị giác để tìm thức ăn. Dẫu vậy, chúng sở hữu khả năng nhìn thấy tin UV, khác với con người.
Để làm rõ vấn đề, Qamar Schuyler tại Đại học Queensland, Úc đã tái hiện lại khả năng nhìn của rùa biển thông qua thí nghiệm, và theo dõi hình dáng các túi nhựa dưới con mắt của rùa. Cô cũng tiến hành khám nghiệm dạ dày những cá thể rùa đã chết nhằm đưa ra giả thiết về loại túi nhựa chúng thường ăn.
Cô kết luận, nhựa trong dạ dày các cá thể rùa nhỏ thường đa dạng. Còn rùa lớn hơn thì ưu tiên ăn túi nhựa mềm và mờ. Schuyler cho rằng điều này đã xác nhận đúng ý kiến cho rằng rùa biển nhầm lần túi nhựa là sứa - thức ăn của chúng.
Màu sắc cũng được coi là yếu tố khiến sinh vật biển ăn nhựa, mặc dù hành vi thói quen khác nhau giữa các loài. Schuyler tìm ra rằng rùa nhỏ ưa thích túi nhựa màu trắng, và một loài chim biển thì hay ăn mẩu nhựa màu đỏ.
Ngoài thị giác và khứu giác, có những loài khác như cá voi và cá heo dùng sóng siêu âm để tìm thức ăn. Sóng siêu âm được biết là cực kì nhạy cảm, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp cá voi bị phát hiện tử vong với dạ dày đầy rác nhựa, bộ phận xe hơi… Savaco nói dường như sóng siêu âm đã nhầm lẫn các vật thể đó là thức ăn.
Savoca tiếp tục: "Một hiểu lầm thông thường nói rằng những loài động vật này không đủ thông minh và ăn rác nhựa chỉ vì rác nhựa ở khắp xung quanh chúng, điều này không đúng.
Bản năng săn mồi của chúng vô cùng kì diệu do trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm để tập trung tìm các loại thức ăn riêng biệt. Đáng buồn thay, dù chỉ mới xuất hiện không lâu, nhựa lại xuất hiện trong "thực đơn" của chúng".
Schuyler kể lại một người từng hỏi cô tại sao người ta không tạo ra loại nhựa màu xanh dương, vì kết luận trong nghiên cứu của cô gợi ý rùa biển không hứng thú với màu này. Nhưng các nghiên cứu khác chỉ ra rằng các loài sinh vật biển khác thì lại bị thu hút bởi màu xanh dương.
Vậy phải làm gì để sinh vật biển ngừng ăn nhựa? Hiện nay có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa bị thải vào đại dương mỗi năm. Butnghien hi vọng từ những câu chuyện buồn này, con người sẽ có những đồng cảm với các loài sinh vật biển, hạn chế sử dụng đồ nhựa không thể phân hủy và không xả rác bừa bãi. Các bạn biết đấy, con số về lượng rác nhựa thải vào đại dương sẽ nhờ vào những hành động nhỏ của chúng ta mà giảm dần, đến một lúc nào đó sẽ không còn nữa.
Nguồn: khotintuctonghop.net