Ra đối dễ, đối đối khó

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&quot]RA ĐỐI DỄ, ĐỐI ĐỐI KHÓ[/FONT]​


Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lan Khê, huyện Bình Hà, Nam Sách, Lộ Giang, sau đổi về làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sống vào đầu khoảng thế kỷ XIV, không rõ năm sinh và mất.

Năm Hưng Long thứ ( 1308) Đĩnh Chi sang nhà sứ Nguyên, ông có hẹn năm ấy năm nọ thì phái bộ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may, hôm lên đường gặp phải mưa to, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời đã tối, cửa ải đã đóng. Mạc Đĩnh Chi nói mãi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì mới mở cửa ải:

Quá quan trì, quan quan bế, nguyên quá khách quá quan.

Nghĩa là:

Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.

Thật là một vế đối hiểm hóc, trong đó có mười một chữ mà riêng chữ “ quan” nhắc lại tới bốn lần. Chữ “ quá” nhắc lại ba lần. Mạc Đĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc một câu rằng.

Xuất đối dị, đối đối nam, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Nghĩa là:

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.

Tưởng đã bí, thế mà lại hóa ra một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu chịu Mạc Đĩnh Chi là người có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi qua.




Nguồn NXBLD.
 
Tiện đây chuối em xin tham gia một câu chuyện vui về tài đối đáp.
Ai là sinh viên ĐH Sư phạm đều biết thầy Văn Như Cương và Thầy Nguyễn ĐĂng Mạnh, có một câu chuyện rất thú vị giữa hai vị thầy đáng kính này trong chuyến xe đoàn trường ĐHSP vào TP HCM như sau :
Thầy Văn Như Cương ( bên toán) ra cho cùng thầy Nguyễn ĐĂng Mạnh ( Bên văn ) một vế đối ''hóc'' : văn như VĂn Như Cương !
suy nghĩ một lát, thầy Nguyễn Đăng Mạnh liề đối lại như sau : võ như Võ Thị Thường !
Q
ủa là vế đối hay phải không các bạn ? không chỉ hợp lý về câu chữ mà đạo ''cương-thường'' còn là phép ở đời.
còn về nhân vật Võ Thị Thường, bà cũng là một nhà văn, phê bình văn học và là vợ nhà thơ Chế Lan Viên đó các bạn !
 
Nếu thầy Mạnh mà đối đúng như vậy thì là 1 câu đối quá dở
1. Các tiếng trong 2 vế phải đối nhau về thanh nhất là 2 tiếng cuối, vậy mà ở đây: cuơng, thường là 2 tiếng thanh bằng
2. Vế 1 có 2 chữ 'như' và đó là chỗ hay và khó đối. Vế đáp ko có 2 chữ giống nhau như vậy
3. 2 vế đối ko bao giờ được dùng 2 chữ trùng nhau, nhất là ở cùng 1 vị trí nhưng vế 2 lại dùng lại chữ như
Nếu đối là Võ thị Võ thị Thường thì còn tạm được
Nhưng theo mình biết vế đối lại là: Võ nguyên Võ nguyên Giáp

Còn về câu đối của Mạc Đĩnh Chi chính xác là:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Vế đối của ông cũng chưa thật chỉnh. Vế xuất có 3 chữ 'quá', vế đối chỉ có 2 chữ 'tiên'
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top