Quy tắc (40 / 30 / 20 / 10) hay ( 4 / 3 / 2 / 1 )

emonhaquemoira

New member
Xu
0
Qui luật là những điều mang tính bản chất, khách quan và phổ biến của Sự vật hiên tượng hoặc về các hiện tượng Tự nhiên. Qui tắc vốn dĩ không phải là các Qui luật, mà thuộc về con người và Xã hội mà họ sống trong đó, nhưng một cách tiềm năng đã chứa đựng tính hợp lí, nếu tuân thủ sẽ làm cuộc sống, cách sống của chúng ta hiệu quả và tích cực hơn. Vấn đề là phải gọi được tên, định được hình, dẫn được lí của điều sẽ gọi là các Qui tắc đó….

1. Dẫn nhập

- Về một Cá thể hay Sự vật hiện tượng (X) luôn có mức Min tối thiểu của chính nó để được nhận dạng chính xác là (X) chứ không phải là ‘Cái khác’ / hay sự vật hiện tượng khác. Vì vậy qui ước gọi mức Min đó là 1 – Mức Khởi điểm- nếu nhỏ hơn thế (X) chưa thể gọi / hay định dạng là (X) . Và luôn có mức Max cực đại của chính nó, nếu vượt qua đó (X) sẽ biến đổi sang ‘Cái khác’ ví như (Y) chẳng hạn. Qui ước gọi mức Max đó là 4 – Mức Tối đa. Ở giữa 1 & 4, 2 là mức trung bình của (X), 3 là mức phát triển của (X)

- Một cách đơn giản 100% = 40% + 30% + 20% + 10%. Trong Sự vật hiện tượng, về một ‘Phạm trù’ nào đó của nó, nếu coi Tính Toàn Khối của nó là 100%, thì luôn có sự không như nhau về cơ cấu / thể hiện / hay phân bổ từng Thành tố / hay hạng mục trong đó. Ví dụ một số ‘Phạm trù’ : Thời gian của một người trong ngày / Công tác / Năng lực làm việc / Tổng Quyền lực của một Chính Phủ… Trong từng ‘Phạm trù’ đó, phần cấu thành nếu ít nhất qui ước gọi là 10%, trung bình là 20%, cao 30%, và rất lớn là 40%


QUI TẮC (40 / 30 / 20 / 10):

Phản ánh sự phân bố tương quan giữa các ‘Thành tố’ hay cấu trúc của từng ‘Nguyên Thể’ trong một ‘Khối Toàn Thể’ thuộc về một phương diện nào đó của Sự vật hiện tượng – Mang tính thứ bậc / hay mức độ của chúng… Bởi vậy Qui tắc này nói lên cần tôn trọng và duy trì sự cân băng mang tính đẳng cấp ( trọng số ) giữa các ‘Thành tố’ trong Sự vật hiện tượng để nó tồn tại và phát triển bình thường…bởi những tương tác tự thân sẽ diễn ra sau đó trong bản thân Sự vật hiện tượng.

40 / 30 / 20 / 10 là Con số định lượng nhưng ý nghĩa được để cập là mang nghĩa định tính, tuy vậy cũng phản ánh mức ‘định lượng’ thiết yếu

- Cơ sở :

- Thực tế tóan học cho thấy: 4 / 3 / 2 / 1 là Bốn số Nguyên cơ bản nhất, khởi đầu, từ đó có thể cấu tạo nên mọi Số Nguyên khác trong hệ đếm Thập phân, trên có sở kết hợp ( cộng ) một lần, từng hay vài số trong đó sẽ thành 5, 6, 7, 8, 9. Và ( 4 + 3 + 2 + 1 ) = 10 nghĩa là kế thúc một Chu kì số đếm. Trong 5 Chu kì nói gốc của Sự vật hiện tượng ( mà tôi từng đề cấp đến trong các bài viết ) được thể hiện qua sự gia tăng kiểu ‘Cấp số Cộng’ của các Thành tố bên trong Sự vật hiện tượng ( ví dụ Qui luật ‘Lượng đổi chất đổi’ của nước, từ lạnh đến khi thành hơi nước đó là sự tăng dần cấp số cộng của nhiệt độ tác động vào trong nó…)
 
- Mỗi ‘Phạm trù’ xác định của Sự vật hiện tượng, xem xét ở trạng thái Tĩnh / hay thường xuyên - nếu một ‘thành tố’ nào đó trong ‘Phạm trù’ đó chiếm tỉ trọng đến 40% là rất lớn, không vốn có tình trạng một ‘Thành tố’ nào quá bán. Vì nếu thế khiến Sự vật hiện tượng liên tục trôi nhanh về ‘Trạng thái cực đoan có hại cho chính nó’, nên đẩy nó đi nhanh hơn đến sự hủy diệt và hư hỏng, hoặc bị loại khỏi cuộc chơi mà thôi – Tôi nhấn mạnh kết luận này ( ví dụ hình ảnh: 1 quả bóng đặt một bên cầu thăng bằng, nếu nó quá bán, nặng hơn bên kia thì nó lăn nhanh về đầu mút cầu thăng bằng phía nó và rơi xuống hố dưới đó ). Đa số quá bán được hiểu trong trạng thái động của (X) mà thôi – nghĩa là Phần đa số Tĩnh / không thường xuyên phải liên minh, liên kết, hay tạm ứng với một hay vài ‘Thành tố’ khác mà trong đó nó vẫn chiếm đa số - vì vậy là tương đối nhất thời trong một không gian / thời gian / với điều kiện biên nào đó

- Ví dụ của tôi :

- THỜI GIAN SỐNG MỖI NGÀY CỦA MỖI NGƯỜI ( 24h = 100% ): 40 % (9,6h) cho làm việc để thỏa mãn các nhu cầu và vấn đề thường xuyên của Bản thân + 30% (7,2h ) cho việc ngủ hoàn nguyên sức khỏe + 20 % ( 4,4h ) cho việc chăm lo các mối quan hệ mà mỗi người cần tương tác hàng ngày + 10 % ( 2,4h ) cho việc ‘làm thanh sạch / thánh thoát’ Bản thân…

- HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHÔNG GIAN KINH TẾ QUỐC GIA ( kết hợp Cơ chế Thị trường với Quản lí Nhà nước ) : 40% DN rất nhỏ cấu trúc theo mạng Nanobusiness + 30 nhỏ + 20 DN vừa + 10% DN lớn )

- TRONG 4 CẤU TRÚC CẦN CÓ TRONG HỆ TIÊU CHÍ CHUẨN HÓA CỦA CHỨC DANH ( Hồ sơ chuẩn + Kĩ năng + Khả năng + Phẩm chất ) thì cơ cấu trong Tổng Mức lương tương ứng ( để trả cho Người được bổ nhiệm đúng vào hệ tiêu chí chuẩn đó ) là: 40 % cho việc hợp chuẩn theo Hồ sơ + 30% cho Kĩ năng chuẩn + 20% cho Khả năng + 10% cho phẩm chất ). Với Thưởng ( cho thành tích ) thì cơ cấu ngược lại ! Rất ổn !!!

- GIÁ TRỊ TRẢI NGHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI: 40% thuộc về Đạo đức + 30% thuộc về Xử thế + 20% thuộc về Tri thức + 10% thuộc về Kinh nghiệm

- TRI THỨC ĐƯỢC TIẾP NHẬN THÊM CỦA MỘT NGƯỜI KHI ĐỌC VỀ MỘT VẤN ĐỀ GÌ ĐÓ : 40% thuộc về chính mình ‘ Ngộ’ ra được điều gì / hay ‘giải phóng được khối u tư tưởng’ nào đó + 30% Củng cố được ý tưởng mới hữu ích cho bản thân + 20% phát triển được cách hiểu riêng của mình về điều được đề cập + 10% thuần túy tích nạp mang tính học hỏi. Vì thế phải chọn thứ mà đọc, và nếu phê phán hay tranh luận thì cũng nên hướng tới những điều trên!

- TRONG TỔNG CHI PHÍ TẠO SẢN PHẨM CỦA DN, nên : 40% cho việc tạo Giá trị gia tăng + 30% cho hệ thống công nghệ tạo nên tính tiêu chuẩn của nó + 20% Các chi phí đầu vào + 10% cho chi phí giao dich khác

….Cứ như vậy mỗi người có thể tự mình phát triển ra vô vàn…

Trong thực tiễn làm việc của tôi, tôi đã tổng kết nên qui tắc này của mình cùng một số các Qui tắc khác. Điều đó có nghĩa rằng : được qui nạp từ tổng kết rất nhiêu thực tiễn, rồi quay trở lại trợ giup cho thực tiễn của chính tôi một cách thường xuyên và tích cực…Tôi đã thấy rõ ràng sức nặng tri thức của các Qui tắc trong những điều cần ứng dụng !!!

Theo Nguyễn Tất Thịnh
Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top