• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Quốc Tế thứ nhất sau khi Công Xã Pari tan Rã

Trang Dimple

New member
Xu
38
QUỐC TẾ I SAU KHI CÔNG XÃ PARI THẤT BẠI

1. Bảo vệ sự nghiệp của Công xã


Những hoạt động của Quốc tế I đã đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời của Công xã. Có thể nói rằng Công xã là con đẻ tinh thần của Quốc tế I. Sau khi Công xã thất bại, Mác vẫn luôn luôn bảo vệ sự nghiệp của Công xã.

Ngày 30-51871, 2 ngày sau khi Công xã thất bại, Mác đã đọc “Lời kêu gọi của Tổng hội Liên hiệp lao động quốc tế về nội chiến ở Pháp năm 1871” trước Ban chấp hành trung ương Quốc tế do Mác thảo ra.

Trong lời kêu gọi ấy, Mác đã phân tích hoạt động của Công xã và nêu rõ ý nghĩa lịch sử quốc tế của nó. Giai cấp tư sản các nước ra mặt khủng bố các phân bộ quốc tế. Khắp nơi, bọn phản động rất căm tức trước thái độ của Mác, chúng đàn áp, truy tố, lùng bắt các hội viên Quốc tế và Mác. Chúng dùng mọi thủ đoạn để đàn áp công nhân và cấm các phân bộ của Quốc tế hoạt động.

2. Hội nghị Luân Đôn (17 đến 23-9-1871).

Đại hội La Hay (2-9-1872) Vì sự đàn áp của giai cấp tư sản phản động các nước nên Quốc tế I không thể triệu tập đại hội. Quốc tế I đã họp hội nghị ở Luân Đôn từ 17 đến 23-9-1871 để thảo luận những vấn đề về hoạt động của Quốc tế và đề ra những nhiệm vụ trước mắt của phong trào công nhân quốc tế.

Xuất phát từ kinh nghiệm của Công xã Pari, Hội nghị đã thông qua một nghị quyết quan trọng về việc thành lập những chính đảng độc lập của giai cấp vô sản ở tất cả các nước. Bọn vô chính phủ chống lại nghị quyết và từ chối không thực hiện. Tháng 11-1871, chúng nhóm họp riêng ở Xônviê tại Thụy Sĩ.

Tham gia cuộc “Đại hội” này chỉ có vẻn vẹn 16 đại biểu. Chúng tuyên bố chống chuyên chính vô sản, chống đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, đối lập với mọi sự lãnh đạo chung của phong trào công nhân quốc tế. Bọn vô chính phủ đòi triệu tập ngay đại hội Quốc tế. Chúng đã gây tác hại nghiêm trọng cho toàn bộ hoạt động của Quốc tế.

Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế họp ở La Hay ngày 2-9-1872 là đại hội cuối cùng của Quốc tế. Mác và Ăngghen đều đến tham dự. Đại hội đã khai trừ Bacunin và đồ đệ của y về tội phản bội ra khỏi Quốc tế. Đại hội xác nhận nghị quyết của Hội nghị Luân Đôn và một lần nữa nhắc nhở giai cấp vô sản các nước những bài học của Công xã Pari, đặc biệt là việc cần phải thành lập những chính đảng vô sản trong tất cả các nước.

Đại hội chỉ rõ rằng phong trào đấu tranh kinh tế và hoạt động chính trị liên quan chặt chẽ với nhau. Đại hội quyết định dời trụ sở Tổng hội sang Mỹ vì không khí phản động ngày càng trở nên nặng nề làm cho Quốc tế hầu như không thể tiếp tục hoạt động ở châu Âu được nữa.

Hội nghị cuối cùng của Quốc tế đã họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876, chính thức tuyên bố giải tán Quốc tế. Như vậy, Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là làm cho tư tưởng của chủ nghĩa Mác lan tới những công nhân tiên tiến của các nước tư bản chủ nghĩa quan trọng nhất và chuẩn bị cơ sở cho sự thành lập các chính đảng công nhân độc lập ở châu Âu và châu Mỹ.


3. Ý nghĩa lịch sử của Quốc tế thứ nhất

Ý nghĩa lịch sử của Quốc tế thứ nhất vô cùng to lớn. Đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của công nhân được thành lập theo những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Quốc tế xây dựng trên cơ sở dân chủ tập trung. Nó đã dạy công nhân phải kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội của giai cấp vô sản quốc tế.

Trong cuộc đấu tranh với các thủ lĩnh công đoàn Anh, phái Pruđông Pháp, phái Látxan ở Đức và bọn vô chính phủ, Quốc tế đã khởi thảo những vấn đề cương lĩnh thuộc về chiến lược và sách lược của chính đảng vô sản. Quốc tế đã góp phần làm cho phong trào công nhân chuyển lên một bước mới, tiến tới những tổ chức công nhân có tính chất quần chúng.

Trong hàng ngũ Quốc tế, nhiều cán bộ đã được bồi dưỡng và lớn mạnh dưới sự lãnh đạo của Mác-Ăngghen, chính họ trở thành những người tổ chức và lãnh đạo những đảng vô sản đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế.

Do kết quả đấu tranh của Quốc tế thứ nhất, chủ nghĩa xã hội trước Mác đã bị phê phán và cuộc đấu tranh ấy đã dọn đường cho việc thành lập những chính đảng công nhân trên cơ sở lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Nó làm cho chủ nghĩa Mác giành được thắng lợi và ngày càng được truyền bá rộng rãi trong phong trào cách mạng của giai cấp vô sản.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top