ngan trang
New member
- Xu
- 159
Quốc Huy Việt nam Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ, là biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập. Quốc huy của chúng ta thật đẹp về hình thức, hàm súc về nội dung, thật sự không thua kém bất cứ quốc huy nào trên thế giới. Tác giả Quốc huy từ mấy chục năm nay được xác định là của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9 năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài “Người vẽ Quốc huy” đăng trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định: Hoạ sĩ Bùi Trang Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo Quốc huy... Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy cho Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có được hoặc sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả Quốc huy đã thật sự trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm 2001 tới nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc họp của các cơ quan chức năng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do vậy, một số tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và cả những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia đình biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết này đề cập sơ bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (những tài liệu đã góp phần vào việc xác định tác giả Quốc huy Việt Nam).
Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh năm 1915 ở Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Trong thời gian học tập, ông đã tỏ ra là người rất có năng khiếu về đồ hoạ. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Ngoài việc giảng dạy, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã dành nhiều thời gian cho việc sáng tác tem thư và ở thời điểm đó, ông là người Việt Nam đầu tiên ở Đông Dương vẽ tem thư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sau toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc. Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính đã biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6-1951. Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, Ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn để trình Chính phủ. Mẫu số 1 có nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho quốc kỳ của Việt Nam dân chủ cộng hoà; mặt trời mọc tượng trưng cho nước ta ở phương Đông, tượng trưng cho buổi bình minh của một kỷ nguyên mới và là tương lai của nền dân chủ cộng hoà; bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và giai cấp nông dân và cái đe tượng trưng cho công nghiệp và giai cấp công nhân (mẫu số 1 qua 3 lần chỉnh sửa sau này trở thành mẫu 18).
Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác Quốc huy như:
- Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
- Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký;
- Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955;
- 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.
- 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước đó.
Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15 mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54, chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định. Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy, sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn. Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi để đem về sửa lại và hoàn thành”.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng 6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã chính thức tiến hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.
Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa, ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa;
Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.
Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số 227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại. Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.
Như vậy, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, thẩm định khoa học hình sự những tài liệu lưu trữ, các cơ quan chức năng và người đứng đầu Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về tác giả Quốc huy Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã xem xét nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như trên nhưng rất tiếc đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy vấn đề xác minh ai là tác giả đích thực của Quốc huy Việt Nam là vấn đề hệ trọng và rất nhạy cảm, nhưng mong rằng, vấn đề này sớm được giải quyết dứt điểm.
Qua sự việc này cũng như việc xác định tác giả Quốc ca Việt Nam trước đây, một lần nữa, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Nhờ đó mà các cơ quan chức năng có thêm nhiều cơ sở, bằng chứng tin cậy để xem xét lại một cách khoa học vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam. Cũng qua sự việc này, khi những tài liệu lưu trữ cá nhân góp phần quan trọng để xác minh những con người, sự kiện thì việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Mong rằng Dự án “Sưu tầm tài liệu quí, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam ở nước ngoài” sẽ sớm được xây dựng, phê duyệt để có thêm tài liệu lưu trữ - những sử liệu tin cậy góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đúng như chúng đã diễn ra trong quá khứ.
TÀI LIỆU LƯU TRỮ
VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÁC GIẢ QUỐC HUY VIỆT NAM
Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn
Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh năm 1915 ở Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Trong thời gian học tập, ông đã tỏ ra là người rất có năng khiếu về đồ hoạ. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Ngoài việc giảng dạy, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã dành nhiều thời gian cho việc sáng tác tem thư và ở thời điểm đó, ông là người Việt Nam đầu tiên ở Đông Dương vẽ tem thư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sau toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc. Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính đã biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6-1951. Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, Ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn để trình Chính phủ. Mẫu số 1 có nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho quốc kỳ của Việt Nam dân chủ cộng hoà; mặt trời mọc tượng trưng cho nước ta ở phương Đông, tượng trưng cho buổi bình minh của một kỷ nguyên mới và là tương lai của nền dân chủ cộng hoà; bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và giai cấp nông dân và cái đe tượng trưng cho công nghiệp và giai cấp công nhân (mẫu số 1 qua 3 lần chỉnh sửa sau này trở thành mẫu 18).
Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác Quốc huy như:
- Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
- Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký;
- Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955;
- 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.
- 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước đó.
Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15 mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54, chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định. Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy, sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn. Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi để đem về sửa lại và hoàn thành”.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng 6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã chính thức tiến hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.
Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa, ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa;
Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.
Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số 227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại. Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.
Như vậy, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, thẩm định khoa học hình sự những tài liệu lưu trữ, các cơ quan chức năng và người đứng đầu Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về tác giả Quốc huy Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã xem xét nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như trên nhưng rất tiếc đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy vấn đề xác minh ai là tác giả đích thực của Quốc huy Việt Nam là vấn đề hệ trọng và rất nhạy cảm, nhưng mong rằng, vấn đề này sớm được giải quyết dứt điểm.
Qua sự việc này cũng như việc xác định tác giả Quốc ca Việt Nam trước đây, một lần nữa, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Nhờ đó mà các cơ quan chức năng có thêm nhiều cơ sở, bằng chứng tin cậy để xem xét lại một cách khoa học vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam. Cũng qua sự việc này, khi những tài liệu lưu trữ cá nhân góp phần quan trọng để xác minh những con người, sự kiện thì việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Mong rằng Dự án “Sưu tầm tài liệu quí, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam ở nước ngoài” sẽ sớm được xây dựng, phê duyệt để có thêm tài liệu lưu trữ - những sử liệu tin cậy góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đúng như chúng đã diễn ra trong quá khứ.