Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại

vosong

New member
Xu
0
LỊCH SỬ TÊN NƯỚC VIỆT


Theo dòng lịch sử, nước Việt Nam đã mang nhiều Quốc hiệu :
Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 TCN., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp võ dõng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L.

Văn Lang (2879 - 258 TCN) : Thuộc về đời Hồng Bàng

Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Ðông Bắc. Ðể tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất.
Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương.

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời :
Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lãnh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 TCN).

Âu Lạc (257 - 207 TCN) :

Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN).

- Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ :
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202 TCN - 220).

- Cuối nhà Đông Hán trị vì ở Trung Quốc, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu.
Nhưng sau đó bị Trung Hoa xâm lấn trong suốt 700 năm.


Mùa Xuân 542, Lý Bi xua đuổi được quân Tàu và tự xưng vua nước Vạn Xuân nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Ðằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

- Sau đến nhà Đường:
Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ (618 - 907)

Đại Cồ Việt :

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lãnh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Ðại Cồ Việt. Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Ðinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lý (1010-1053).

Đại Việt :

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Ðại Việt. Tên này được giữ cho đến đời nhà Trần.

Ðại Ngu


Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Ðại Ngu (nghĩa là hòa bình). Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Ðại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Ðại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

An Nam quốc :

Nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lý Anh Tông

Việt Nam (1802) :

Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường

Đại Nam :
Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.
 
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại

Quốc hiệu luôn là một trong những cái tên thiêng liêng nhất đối với mỗi dân tộc, mỗi con người. Quốc hiệu khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia, thể hiện ý thức và niềm tự hào của mỗi dân tộc cũng như sự bình đẳng với các nước khác trên thế giới.

Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Lúc bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc người Việt sinh sống chủ yếu ở miền Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước VĂN LANG ( Thế kỉ VII trước công nguyên ) , xưng vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương - và con cháu ông nhiều đời sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.

Năm 211 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng cho quân xâm lược đất đai của toàn bộ các nhóm người Việt, Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống quân Tần. Năm 208 trước Công nguyên, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước ÂU LẠC (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt).

Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà - vua nước Nam Việt, đưa quân đánh chiếm Âu Lạc, cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ sau đó, mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia Âu Lạc thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác, nhưng vẫn không xóa nổi cái tên Âu Lạc trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của người dân.

Mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN..

Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đình Trung Quốc. Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu Đinh Tiên Hoàng và cho đổi tên quốc hiệu là ĐẠI CỒ VIỆT. Quốc hiệu Đại Cồ Việt duy trì suốt thời Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).

Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thái Tông) liền cho đổi tên nước là ĐẠI VIỆT và quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần.

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua Trần Thiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành ĐẠI NGU ( Có nghĩa là sự yên vui, hòa bình). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là ĐẠI VIỆT. Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801).

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và năm 1804 cho đổi tên nước là VIỆT NAM. Đây là lần đầu tiên hai chữ “Việt Nam” được sử dụng với tư cách Quốc hiệu, được công nhận hoàn toàn về ngoại giao.
Đến đời vua Minh Mạng, quốc hiệu được đổi thành ĐẠI NAM (năm 1838). Dù vậy, hai tiếng “Việt Nam” vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.

Việc đặt quốc hiệu Việt Nam tạo niềm tự hào cho các cộng đồng cư dân Việt. Đây chính là sức mạnh tinh thần lớn lao để nhân dân duy trì bền bỉ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong suốt 80 năm bị xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, để đến mùa thu năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ra đời một quốc hiệu mới, một thể chế mới. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa quốc hiệu Việt Nam trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.


Nguồn: Internet
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
hj
!!!
các bạn nói rõ quá!! nhưng mình vẫn có một thắc mắc!!
Ngô Quyền đại phá Nam Hán xưng Vương, lập quốc thế nước ta thời Ngô Quyền được gọi là gì ???
 
Ngô Quyền đại phá Nam Hán xưng Vương, lập quốc thế nước ta thời Ngô Quyền được gọi là gì ???

ôi lần dầu tiên mình có một câu hỏi trên diễn đàn mà chẳng ai quan tâm trả lời hết, bùn qué!!!

Mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN. Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đình Trung Quốc. Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.
 
Hóa ra Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường"
Thường ngày thì ít khi để í tới nó.

Việt là tên gọi chung của các dân tộc có địa bàn cư trú rộng lớn từ nam sông Dương tử tới bắc Trung bộ VN ngày nay. Các tộc người đó thường gọi là Bách Việt. Việt ban đầu có nghĩa là cái rìu lưỡi xéo một công cụ lao động và vũ khí thành danh của các tộc Bách Việt. Phát âm chữ Việt trong tiếng TQ là yue- rìu
Gia Long đã xin triều đình Mãn Thanh ban cho quốc hiệu Nam Việt (đất Việt ở phía nam) nhưng nhà Thanh cho rằng tên ấy dễ nhầm lẫn với nước Nam Việt của TRiệu Đà vốn rộng lớn hơn nhiều nên đổi thành Việt Nam (phía nam đất Việt). Có vẻ tên ấy được miễn cưỡng chấp nhận nên sau đó Minh Mệnh đổi quốc hiệu là Đại Nam
 
Hoàn toàn chính xác! tuy nhiên mình xin đóng góp 1 chút ý nhỏ, đó là nhà Thanh không đồng ý cái "Nam Việt" là ngoài việc nhầm lẫn với nước Nam Việt của Triệu Đà thì cái tên này còn khẳng định khu vực lãnh thổ của nước ta bao gồm luôn cả phần phía Nam con sông Dương Tử, ( tức là phần lãnh thổ cư trú của các tộc người Bách Việt)
 
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời đại

Quốc hiệu luôn là một trong những cái tên thiêng liêng nhất đối với mỗi dân tộc, mỗi con người. Quốc hiệu khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia, thể hiện ý thức và niềm tự hào của mỗi dân tộc cũng như sự bình đẳng với các nước khác trên thế giới.

Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Lúc bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc người Việt sinh sống chủ yếu ở miền Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước VĂN LANG ( Thế kỉ VII trước công nguyên ) , xưng vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương - và con cháu ông nhiều đời sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.

Năm 211 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng cho quân xâm lược đất đai của toàn bộ các nhóm người Việt, Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống quân Tần. Năm 208 trước Công nguyên, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước ÂU LẠC (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt).

Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà - vua nước Nam Việt, đưa quân đánh chiếm Âu Lạc, cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ sau đó, mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia Âu Lạc thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác, nhưng vẫn không xóa nổi cái tên Âu Lạc trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của người dân.

Mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN..

Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đình Trung Quốc. Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu Đinh Tiên Hoàng và cho đổi tên quốc hiệu là ĐẠI CỒ VIỆT. Quốc hiệu Đại Cồ Việt duy trì suốt thời Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).

Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thái Tông) liền cho đổi tên nước là ĐẠI VIỆT và quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần.

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua Trần Thiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành ĐẠI NGU ( Có nghĩa là sự yên vui, hòa bình). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là ĐẠI VIỆT. Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801).

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và năm 1804 cho đổi tên nước là VIỆT NAM. Đây là lần đầu tiên hai chữ “Việt Nam” được sử dụng với tư cách Quốc hiệu, được công nhận hoàn toàn về ngoại giao.
Đến đời vua Minh Mạng, quốc hiệu được đổi thành ĐẠI NAM (năm 1838). Dù vậy, hai tiếng “Việt Nam” vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.

Việc đặt quốc hiệu Việt Nam tạo niềm tự hào cho các cộng đồng cư dân Việt. Đây chính là sức mạnh tinh thần lớn lao để nhân dân duy trì bền bỉ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong suốt 80 năm bị xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, để đến mùa thu năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ra đời một quốc hiệu mới, một thể chế mới. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa quốc hiệu Việt Nam trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.


Nguồn: Internet
Rất chi tiết bạn à.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top