Quang Dũng – Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa, và thỏa lòng.
Ông là người đi nhiều, theo sát cái thú phiêu bồng: nhưng tất cả đều là các cuộc đi với chân dép và ba lô trên các nhà ga, bến xe, bãi chợ của các xứ quê. Ông không thể và có lẽ cũng chưa một lần đi theo lôi tiền hô hậu ủng, lên xe xuống ngựa!
Đối với ông, sự nổi danh quả là xa lạ; thậm chí ông còn phải trải nỗi sợ của sự nổi danh. Tây Tiến với “Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, với “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng thơm”… hình như đã “làm khổ” ông suốt một thời dài, cho đến năm ông nằm liệt trên giường bệnh, trước lúc qua đời.
Ngót 40 năm, Tây Tiến là đứa con đầu, vạm vỡ và khôi ngô của ông, thế nhưng ông đã phải từ chối nó.
Thương ông biết mấy, vì chỉ đến khi ông nằm liệt, nó mới dược đưa vào tập Mây dầu ô; có nghĩa là phải đến lúc này, Tây Tiến mới được vẹn nguyên trở về với người đã sinh ra nó để nhận lại vị trí của đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, không chỉ của ông mà còn là của cả nền thơ kháng chiến, ở vị trí mở đầu, ít có bài nào thay thế được, và cũng không ai ghen tị với nó được.
Tây Tiến chịu số phận long đong một thời gian dài, có thể nói là quá dài, trên dưới 40 năm, một tác phẩm mà chính tác giả muốn quên đi; nhưng phải nói là cũng suốt bấy nhiêu năm, nó không hề bị quên trong lòng một bộ phận công chúng độc giả.
Cái chất hào hoa làm nên dấu ấn một thời, cái hào hoa vốn có sẵn trong tâm trí một lớp người trai trẻ vào cách mạng, cái hào hoa của người Hà Nội và của cả Xứ Đoài lại chính là cái làm nên men say và chất lãng mạn mà con người cần đến cho những cuộc ra đi, những cuộc lên đường.
Tất cả những ai, nhất là lớp người trai trẻ trong chiến tranh, và càng là trong chiến tranh, lại càng cần đến chất lãng mạn đó để bù đắp cho những gian nan vất vả của hiện thực – một chút thôi cũng đủ giúp cho họ vượt lên trên hiện tại, vượt lên chứ không phải để thoát li hiện tại
Ai mà không mong mỏi được nhìn thấy trong các cuộc vui, cuộc liên hoan bình thường của đời sống kháng chiến cái chất lãng mạn và mơ mộng lộng lẫy như sơn mài mà dường như chỉ riêng Quang Dũng mới nắm bắt được:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đung đưa.
Quang Dũng không phải chỉ là tác giả của một Tây Tiến bất hủ. Ông thật sự là nhà thơ, với hồn thơ thật sự trong nhiều bài thơ khác: Những làng đi qua, Đôi mắt người Sơn Tây, Không đề, Mây dầu ô…
Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê ông.
Con đường qua Cầu Giấy, lên Phùng, đến với Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mĩ lệ hơn, lưu luyến hơn, dẫu đất đai quê hương thì nơi đâu cũng có một vẻ đẹp riêng, một nỗi nhớ nhưng riêng, nơi đâu cũng thế:
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
…..
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Ấy là những bài thơ đẹp trọn vẹn, những bài thơ không phải chỉ để đọc một lần.
Quang Dũng, người thường quên thơ mình, người không coi trọng sự nghiệp thơ của mình, chính ông lại là người rất đáng được mọi người nhớ đến.
Ông là người đi nhiều, theo sát cái thú phiêu bồng: nhưng tất cả đều là các cuộc đi với chân dép và ba lô trên các nhà ga, bến xe, bãi chợ của các xứ quê. Ông không thể và có lẽ cũng chưa một lần đi theo lôi tiền hô hậu ủng, lên xe xuống ngựa!
Đối với ông, sự nổi danh quả là xa lạ; thậm chí ông còn phải trải nỗi sợ của sự nổi danh. Tây Tiến với “Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, với “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng thơm”… hình như đã “làm khổ” ông suốt một thời dài, cho đến năm ông nằm liệt trên giường bệnh, trước lúc qua đời.
Ngót 40 năm, Tây Tiến là đứa con đầu, vạm vỡ và khôi ngô của ông, thế nhưng ông đã phải từ chối nó.
Thương ông biết mấy, vì chỉ đến khi ông nằm liệt, nó mới dược đưa vào tập Mây dầu ô; có nghĩa là phải đến lúc này, Tây Tiến mới được vẹn nguyên trở về với người đã sinh ra nó để nhận lại vị trí của đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, không chỉ của ông mà còn là của cả nền thơ kháng chiến, ở vị trí mở đầu, ít có bài nào thay thế được, và cũng không ai ghen tị với nó được.
Tây Tiến chịu số phận long đong một thời gian dài, có thể nói là quá dài, trên dưới 40 năm, một tác phẩm mà chính tác giả muốn quên đi; nhưng phải nói là cũng suốt bấy nhiêu năm, nó không hề bị quên trong lòng một bộ phận công chúng độc giả.
Cái chất hào hoa làm nên dấu ấn một thời, cái hào hoa vốn có sẵn trong tâm trí một lớp người trai trẻ vào cách mạng, cái hào hoa của người Hà Nội và của cả Xứ Đoài lại chính là cái làm nên men say và chất lãng mạn mà con người cần đến cho những cuộc ra đi, những cuộc lên đường.
Tất cả những ai, nhất là lớp người trai trẻ trong chiến tranh, và càng là trong chiến tranh, lại càng cần đến chất lãng mạn đó để bù đắp cho những gian nan vất vả của hiện thực – một chút thôi cũng đủ giúp cho họ vượt lên trên hiện tại, vượt lên chứ không phải để thoát li hiện tại
Ai mà không mong mỏi được nhìn thấy trong các cuộc vui, cuộc liên hoan bình thường của đời sống kháng chiến cái chất lãng mạn và mơ mộng lộng lẫy như sơn mài mà dường như chỉ riêng Quang Dũng mới nắm bắt được:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đung đưa.
Quang Dũng không phải chỉ là tác giả của một Tây Tiến bất hủ. Ông thật sự là nhà thơ, với hồn thơ thật sự trong nhiều bài thơ khác: Những làng đi qua, Đôi mắt người Sơn Tây, Không đề, Mây dầu ô…
Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê ông.
Con đường qua Cầu Giấy, lên Phùng, đến với Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mĩ lệ hơn, lưu luyến hơn, dẫu đất đai quê hương thì nơi đâu cũng có một vẻ đẹp riêng, một nỗi nhớ nhưng riêng, nơi đâu cũng thế:
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
…..
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Ấy là những bài thơ đẹp trọn vẹn, những bài thơ không phải chỉ để đọc một lần.
Quang Dũng, người thường quên thơ mình, người không coi trọng sự nghiệp thơ của mình, chính ông lại là người rất đáng được mọi người nhớ đến.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: