Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
"Rừng xà nu" và "Chiếc thuyền ngoài xa" là tác phẩm không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Cả hai tác phẩm này đều thể hiện quan niệm về con người nhưng lại có điểm nhìn khác nhau. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra sự khác biệt đó nhé!
Quan niệm về con người trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Lấy cảm hứng từ hiện thực cuộc sóng sinh động, hai nhà văn đã thể hiện quan niệm về con người trong từng giai đoạn văn học. Ở mỗi tác phẩm có những góc nhìn, cách nhìn vừa tương đồng vừa khác biệt về con người và số phận của họ, đồng thời qua đó thể hiện tư tưởng và tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc đời.
Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Nguyễn Trung Thành gắn bó với cuộc sống, con người và mảnh đất Tây Nguyên. Vốn sống, sự hiểu biết và tình cảm máu thịt với mảnh đất này đã giúp ông sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước đúng lên, Rẻo cao, Rừng xà nu. Sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. "Rừng xà nu" là bản anh hùng ca ngợi ca sự sống bất diệt, ý chí kiên cường của người dân Tây Nguyên, của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.
"Rừng xà nu" được viết năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng miền Trung Trung bộ. Đây là thời điểm diễn ra cuộc đổ bộ của đầu tiên của Mĩ , ngày bắt đầu cuộc đấu tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta.Tác phẩm được viết trong “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng quyết liệt , hào hứng hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ”. Ra đời trong thời điểm lịch sử ấy, "Rừng xà nu" mang ý nghĩa như mộ bài hịch thời chống Mĩ.Tác phẩm đã phản ánh số phận đau thương và khát vọng tự do, ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân Tây Nguyên.
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" viết năm 1983 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự , triết lí tiêu biểu cho sự trở mình mạnh mẽ trong thiên hướng sáng tác của nguyễn Minh Châu sau 1975. Truyện kể về một chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng và những nghịch lí cuộc đời mà người nghệ sĩ phát hiện được trong chuyến đi ấy. Từ đó thể hiện nỗi lo âu, sự trăn trở của nhà văn về số phận con người, triết lí sâu sắc của nhà văn về hiện thực và nghệ thuật: cuộc sống phong phú và phức tạp, con người, đặc biệt là người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất của hiện thực. Tư tưởng chủ đề đó được thể hiện qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm trong đó có nhân vật người đàn ông hàng chài. Đây là nhân vật phụ nhưng lại là một điểm quy tụ cái nhìn, thái độ, nhận thức của các nhân vật khác trong tác phẩm.
Qua nhân vật Tnú và người đàn ông hàng chài, người dễ nhận ra sự vận động quan điểm nghệ thuật về con người của hai giai đoạn văn học. Ở hai tác phẩm, người đọc nhận thấy rõ, con người có xu hướng vận động từ con người cộng đồng đến con người cá nhân. Nhân vật Tnú là nhân vật sử thi với đầy đủ dạng thức biểu hiện. Đó là kiểu con người sống đời sống của cộng đồng, của dân tộc và cách mạng, con người được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc, thiên về cái ta, cái chung. Tnú được xây dựng là một người anh hùng, gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao mà cộng đồng giao phó. Vì thế ở Tnú từ số phận đến phẩm chất đều là hiện thân cho dân tộc và thời đại.
Tnú rất gan góc và dũng cảm. Lúc còn nhỏ, tính cách gan góc biểu hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi học chữ thua Mai, Tnú đã lấy đá đập vào đầu cho chảy máu. Sự giận dỗi, trẻ con ấy cũng đã hé lộ phần nào tính cách bướng bỉnh, gan góc của Tnú. Tính cách dũng cảm thể hện qua tình huống Tnú đi liên lạc. Mặc dù quân giặc tìm mọi cách để uy hiếp tinh thần. Chúng treo cổ anh Xút lên cấy vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan… nhưng Tnú vẫn không hề run sợ, vẫn cùng Mai luồn rừng đi nuôi cán bộ. Khi đi liên lạc, Tnú không chọn chỗ nước êm, những quãng rừng thưa mà chọn chỗ nước mạnh bơi ngang như một con cá kình, xé rừng mà băng. Điều đó không chỉ thể hiện sự thông thạo, am hiểu địa hình mà còn cho thấy sự mưu trí, hé lộ tính cách mạnh mẽ, gạn dạ của Tnú- một đứa con của núi rừng Tây Nguyên. Khi bị gặc bắt, phải chịu những đòn roi tra tấn của kẻ thù nhưng Tnú vẫn kiên quyết không khai nửa lời, khảng khái đặt tay lên bụng mình mà nói: “cộng sản ở đây này”. Câu nói ấy không chỉ hé lộ tính cách ngoan cường, gan góc, thể hiện sự trung thành với cách mạng mà còn ngời sáng tư thế hiên ngang bất khuất của Tnú trong hoàn cảnh khắc nghiệt, đen tối của ngục tù. Như vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Tnú đã được khắc họa như một người chiến sĩ với những phẩm chất anh hùng.
Khi đã trưởng thành, vượt lên những đau thương, mất mát, Tnú đã trở thành linh hồn của cuộc chiến đấu, lãnh đạo dân làng Xô-man. Sau khi vượt ngục trở về, nghe lời anh Quyết, Tnú đã dẫn thanh niên lên núi Ngọc Linh gùi đá về mài giáo chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Điều đó thể hiện ý chí quyết tâm đến cùng, không đội trời chung với giặc. Biết tin làng Xô man mài giáo, giặc kéo về làng truy tìm Tnú, tiêu diệt phong trào nổi dậy của dân làng. Chúng bắt vợ con anh tra tấn với thủ đoạn: “bắt được con cọp cái và con cọp con ắt sẽ dụ được cọp đực về”. Sự việc xảy ra trước mắt Tnú, Tnú tay không nhảy xổ ra giữa đám giặc với một tiếng gầm dữ dội: “Đồ ăn thịt người. Tau đây, Tnú đây!”. Tiếng gầm thét dữ dội của anh đã khiến kẻ thù khiếp đảm. Hàng chục tên lính với vũ khí trong tay đã dạt vào nhà ưng trong sự khiếp sợ.
Khi bị kẻ thù bắt, đang cận kề với cái chết, điều duy nhất Tnú băm khoăn không phải là cái chết đang đợi mình phía trước mà, không phải là những trận đòn tra tấn dã man của quân thù mà là sự lo lắng cho dân làng. Tnú chết rồi ai sẽ lãnh đạo dân làng đánh giặc. Sự tiếc nuối lớn nhất của người anh hùng là cầm súng cùng dân làng đánh giặc. Trong giờ khắc vừa trải qua bao đau đớn mất mát ấy, lòng căm thù giặc, tình yêu và sự lo lắng cho dân làng mạnh hơn tất cả. Mặc dù bị kẻ thù tra tấn dã man, tàn bạo, mười ngón tay bị đốt cháy thành mười ngọn đuốc lớn.
Ngược lại với nhân vật Tnú, nhân vật người đàn ông hàng chài được đặt trong mối quan hệ đời thường với những bộn bề, nghịch lí và nghịch cảnh. Đó là con người đời tư, đời thường có số phận nhỏ bé, vô danh giữa biển đời. Cũng như người đàn bà trong tác phẩm, người đàn ông là một nhân vật không tên. Người đàn ông là một số phận vô danh, chìm lấp giữa màn đêm của cuộc đời, như hạt cát nhỏ trên sa mạc rộng lớn, cũng là đại diện điển hình cho một hạng người trong xã hội.
Về ngoại hình, ngay khi mới xuất hiện, Nguyễn Minh Châu đã phác họa chân dung người đàn ông với những chi tiết gây ác cảm. “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, hàng lông mày chảy xuống hai mắt đầy vẻ độc dữ”. Người đàn ông mang nét đặc trưng của người dân miền biển, nơi đầu sóng ngọn gió, là hình ảnh khá quen thuộc của những người dân chài lưới, của những con người lao động nói chung, phản ánh phần nào cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn đồng thời hé lộ tính cách dữ dằn, độc ác, tâm trạng phẫn uất.
Về hành động và ngôn ngữ, anh ta đánh vợ như cơm bữa: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Đánh vợ là một thói quen của hắn dù vợ không có lỗi gì. Bất cứ khi nào thấy bực bội trong lòng, hắn lại lôi vợ lên bãi xe tăng hỏng, lấy chiếc thắt lưng của linh Ngụy ngày xưa, quất tới tấp vào lưng người đoàn bà, vừa đánh, vừa nghiến răng nguyền rủa: “Mày chết đi, chúng mày chết đi cho ông nhờ”
Không chỉ đánh vợ, hắn còn đối xử tàn bạo với con- thằng Phác. Khi đứa con lao như một mũi tên đến bảo vệ mẹ, hắn liền giang cánh tay cho thằng bé hai tát khiến nó lảo đảo, ngã xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền không hề quay mặt nhìn lại.
Người đàn ông hàng chài là một số phận của đời thường, của những người lao động nghèo khổ sau chiến tranh.
Hình ảnh con người đi từ từ con người lí tưởng đến con người trần trụi, đời thường. Tnú được xây dựng là một người anh hùng, một chiến sĩ cách mạng, kết tinh vẻ đẹp của dân tộc. Có thê nói, truyện ngắn Rừng xà nu đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Tnú, người co ưu tú của dân làng Xô ma, của núi rừng Tây Nguyên với số phận đau thương, với phẩm chất kiên cường một lòng đi theo cách mạng. Tnú là nhân vật điển hình đại diện cho thế hệ trẻ trưởng thành trong đau thương chiến đấu, trở thành lực lượng chủ đạo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tnú còn gây ấn tượng cho người đọc bởi tình cảm sâu nặng với quê hương, với gia đình.
Với gia đình, Tnú sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ, che chở cho vợ con. Chứng kiến cảnh Mai và con bị kẻ thù tra tấn dã man, trái tim Tnú đau như dao cắt. Tình thương vợ con, nỗi căm thù quân giặc hun đúc thành khối. Hai con mắt Tnú như hai cục lữa lớn. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn giặc, giang hai cánh tay chắc như lim để ôm chặt vợ con vào lòng, chở che, vỗ về đầy yêu thương. Chắc hẳn Tnú cũng nhận thức được rằng đó là mọt hành động liều lĩnh và cầm chắc cái chết, nhưng anh đã bất chấp tất cả, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình. Nỗi đau mất vợ con quá lớn khiến Tnú một chàng trai, một con người rất kiên cường và gan góc đã phải khóc. Ba năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau ấy vẫn còn nguyên vẹn. Ngày Tnú trở về thăm làng, khi đi ngang qua gốc cây đổ, nơi anh cầm tay Mai lần đàu tiên, trái tim Tnú như có một nhát dao nứa cắt ngang. Kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ, hạnh phúc bao nhiêu thì nỗi đau mất mát càng lớn bấy nhiêu. Mai đã mất nhưng trong trái tim Tnú hình ảnh của cô chưa bao giờ phai nhạt. Sau ba năm trở về thăm làng, khi gặp lại Dít, Tnú có một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực: “Mai, trước mắt anh là Mai đấy”.
Ngược lại với nhân vật Tnú, nhân vật người đàn ông hàng chài mang trong mình cả cái tốt – xấu, thiện ác, rồng phượng – rắn rết, thiên thần – ác quỷ. Người đàn ông là nơi quy tụ những điểm nhìn, thái độ đánh giá khác nhau của những nhân vật trong tác phẩm. Trước hết đối với Phác, Đẩu và Phùng, người đàn ông là kẻ độc ác, tàn bạo đáng lên án, ruồng bỏ. Đẩu đã dận dữ kết tôi: “Cả nước không có một thằng chồng nào như hắn” và khuyên người đàn bà: “Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Giải pháp mà Đẩu và Phùng đưa ra là người đàn bà nên li dị chồng.
Trong lời kể yêu thương của người đàn bà hàng chài, chồng chị ngày xưa là người đàn ông hiền lành, chịu khó. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, cái khó biến chồng chị thành đàn ông vũ phu, táo tợn và tàn nhẫn. Khi cùng lội vào bờ, đôi mắt người đàn ông “lúc nào cũng dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà” thế nhưng khi đã đi khuất vào sau những chiếc xe tăng hỏng thì người đàn ông mới lập tức trở nên hùng hổ, dữ tợn đến không ngờ. Trong cái thân hình hộ pháp đậm chất biển khơi kia như đang dồn nén bao gánh nặng bắt buộc phải được trút xuống, bắt buộc phải được thoát ra. Trong từng cơn giận lão trút xuống lưng người đàn bà ta nhận ra cái “giọng rên rỉ đau đớn” và câu nói đi kèm: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ”. Câu nói cửa miệng “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ” giúp ta hiểu thêm rằng, hành động vũ phu man rợ của người đàn ông không phải xuất phát từ bản tính xấu xa mà bởi gánh nặng cuộc sống, gánh nặng gia đình. Nếu cái nhìn của Đẩu và Phùng là cái nhìn từ bên ngoài, chỉ thấy được hiện tượng thì cái nhìn của người vợ là cái nhìn từ bên trong, thấy được bản chất. Người đàn ông vừa đáng giận vừa đáng thương, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của hoàn cảnh đó nghèo, lạc hậu.
Như vậy, qua nhân vật người đàn ông, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một quan điểm mới mẻ, đúng đắn về con người: Con người có cả tốt – xấu, thiện – ác, đạo đức – phi đạo đức, cần có cái nhìn nhận để xuyên qua hiện tượng, hình thức bên ngoài để thấy được bản chất bên trong, đồng thời nhà văn còn giúp người đọc nhận thức rõ cuộc chiến đói nghèo, lạc hậu, bảo vệ thiên lương, nhân tính con người mới là cuộc sống khó khăn lâu dài của cả xã hội.
"Rừng và nu" ra đời trong những năm tháng kháng chiến của nhân dân ta. Tác phẩm chịu ảnh hưởng của đặc điểm văn học giai đoạn này, đó chính là cảm hứng lãng mạn. Đặc điểm này góp phần quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trung Thành những con người của cộng đồng, mang trong mình vẻ đẹp tuyệt đối được lí tưởng hóa, anh hùng hóa. Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
Ở Chiếc thuyền ngoài xa, khi xây dựng hình tượng người dàn ông hàng chài, bút pháp hiện thực biểu hiện rất rõ nét. Vẫn có đấy là chút lãng mạn của buổi sớm tinh sương khi con thuyền ngoài xa. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu cho những giông tố sắp sửa ập đến. Ngay lập tức, dưới đôi mắt của Phùng hiện ra một con người hung dữ, thô bạo, với hình dáng “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, hàng lông mày chảy xuống hai mắt đầy vẻ độc dữ” và những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ. Những hình ảnh bạo lực, chan lấn, đánh đập cứ thế ùa về trong văn bản, mang đến cho người đọc một cảm giác ngột ngạt vì hiện thực phơi bày trần trụi quá. Những nhân vật ấy chính là biểu hiện cụ thể cho quan niệm nghệ thuật về con người.
Ở hai tác phẩm tuy có giọng điệu riêng nhưng nhìn chung đều đi từ ngợi ca đến băn khoăn, triết lí. Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan niệm nghệ thuật về con người. Với nhà văn, giọng điệu góp phần giúp họ thể hiện sự đánh giá, thái độ về các đối tượng được nói đến trong văn bản. Với độc giả, người ta nhận ra gương mặt của nhà văn đồng thời cũng nhận ra thái độ của nhà văn đối với những đối tượng được nói trên tác phẩm văn học. Từ Rừng xà nu đến Chiếc thuyền ngoài xa, giọng điệu có sự thay đổi từ lạc quan đến băn khoăn, triết lí, thể hiện được hình ảnh con người từ xuôi chiều, đơn giản đến đa chiều, phức tạp. Đọc truyện ngắn Rừng xà nu ta nhận giọng điệu ngợi ca, của nhà văn khi nhân vật được miêu tả mang vẻ đẹp lí tưởng. Thân hình Tnú lực lưỡng như một cây xà nu lớn. Cuộc đời, tính cách và phẩm chất của Tnú được kể qua lời của cụ Mêt trong một không khí đầm chất sử thi như kể về một người anh hùng của buôn làng. Giọng kể trang trọng như truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và cảm hứng ngợi ca.
Khác với Rừng xà nu, sự đa giọng điệu và cảm hứng triết luận là nét đặc trưng cơ bản trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác giả đưa vào lời nhân vật kể chuyện những đánh giá, những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một nhân vật. Đó là câu chuyện xảy ra ngay trên bờ biển khi người đàn ông giáng xuống vai người đàn bà khốn khổ những trận đòn quái ác. Sự đan xen của nhiều giọng điệu khác nhau; có giọng điệu xót thương, chua chát qua sự cảm thương tình cảnh của người đàn bà làng chài; có giọng điệu phẫn uất, mỉa mai, dằn vặt qua đoạn miêu tả sự ác dữ của người đàn ông làng chài; có giọng thâm trầm triết lý, suy tư sau hàng loạt câu chuyện trong tác phẩm.
Sự vận động trong giọng điệu của hai tác phẩm "Rừng xà nu" khi xây dưng nhân vật Tnú và "Chiếc thuyền ngoài xa" ở hình tượng người đàn ông hàng chài đã cho thấy sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của hai tác giả của hai giai đoạn văn học. Giọng anh hùng, ngợi ca gắn liền với những con người kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng. Giọng băn khoăn, triết lí lại gắn liền với những con người cá nhân mang nỗi đau riêng. Cùng với tình huống truyện và bút pháp, giọng điệu đã góp phần quan trọng trong việc chuyển tải quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện. Từ năm 1945 đến nay, quan niệm nghệ thuật về con người có nhiều sự chuyển biến và đạt được kết tinh cao ở nhiều tác gia tiêu biểu, trong đó có Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Minh Châu.
Tác phẩm "Rừng xà nu" và "Chiếc thuyền ngoài xa" qua hai nhân vật, ta thấy quan niệm nghệ thuật về con người được vận động theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, con người cộng đồng dần được thay thế bằng con người cá nhân. Thế giới nội tâm, những đau đớn trong tinh thần cũng được các nhà văn chú ý khai thác. Quan niệm nghệ thuật về con người hiện lên sinh động, có bản sắc riêng là bởi nhà văn đã vận dụng khéo léo các yếu tố nghệ thuật tạo nên phương thức thể hiện độc đáo để người đọc căn cứ vào đó suy ra quan niệm mà tác giả muốn gửi gắm. Từ những góc nhìn khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người lại thể hiện những giá trị khác nhau. Điều này đã làm nên sức hút của tác phẩm, khiến quá trình đọc không bao giờ kết thúc.
Quan niệm về con người trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Lấy cảm hứng từ hiện thực cuộc sóng sinh động, hai nhà văn đã thể hiện quan niệm về con người trong từng giai đoạn văn học. Ở mỗi tác phẩm có những góc nhìn, cách nhìn vừa tương đồng vừa khác biệt về con người và số phận của họ, đồng thời qua đó thể hiện tư tưởng và tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc đời.
Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Nguyễn Trung Thành gắn bó với cuộc sống, con người và mảnh đất Tây Nguyên. Vốn sống, sự hiểu biết và tình cảm máu thịt với mảnh đất này đã giúp ông sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước đúng lên, Rẻo cao, Rừng xà nu. Sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. "Rừng xà nu" là bản anh hùng ca ngợi ca sự sống bất diệt, ý chí kiên cường của người dân Tây Nguyên, của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.
"Rừng xà nu" được viết năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng miền Trung Trung bộ. Đây là thời điểm diễn ra cuộc đổ bộ của đầu tiên của Mĩ , ngày bắt đầu cuộc đấu tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta.Tác phẩm được viết trong “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng quyết liệt , hào hứng hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ”. Ra đời trong thời điểm lịch sử ấy, "Rừng xà nu" mang ý nghĩa như mộ bài hịch thời chống Mĩ.Tác phẩm đã phản ánh số phận đau thương và khát vọng tự do, ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân Tây Nguyên.
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" viết năm 1983 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự , triết lí tiêu biểu cho sự trở mình mạnh mẽ trong thiên hướng sáng tác của nguyễn Minh Châu sau 1975. Truyện kể về một chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng và những nghịch lí cuộc đời mà người nghệ sĩ phát hiện được trong chuyến đi ấy. Từ đó thể hiện nỗi lo âu, sự trăn trở của nhà văn về số phận con người, triết lí sâu sắc của nhà văn về hiện thực và nghệ thuật: cuộc sống phong phú và phức tạp, con người, đặc biệt là người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất của hiện thực. Tư tưởng chủ đề đó được thể hiện qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm trong đó có nhân vật người đàn ông hàng chài. Đây là nhân vật phụ nhưng lại là một điểm quy tụ cái nhìn, thái độ, nhận thức của các nhân vật khác trong tác phẩm.
Qua nhân vật Tnú và người đàn ông hàng chài, người dễ nhận ra sự vận động quan điểm nghệ thuật về con người của hai giai đoạn văn học. Ở hai tác phẩm, người đọc nhận thấy rõ, con người có xu hướng vận động từ con người cộng đồng đến con người cá nhân. Nhân vật Tnú là nhân vật sử thi với đầy đủ dạng thức biểu hiện. Đó là kiểu con người sống đời sống của cộng đồng, của dân tộc và cách mạng, con người được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc, thiên về cái ta, cái chung. Tnú được xây dựng là một người anh hùng, gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao mà cộng đồng giao phó. Vì thế ở Tnú từ số phận đến phẩm chất đều là hiện thân cho dân tộc và thời đại.
Tnú rất gan góc và dũng cảm. Lúc còn nhỏ, tính cách gan góc biểu hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi học chữ thua Mai, Tnú đã lấy đá đập vào đầu cho chảy máu. Sự giận dỗi, trẻ con ấy cũng đã hé lộ phần nào tính cách bướng bỉnh, gan góc của Tnú. Tính cách dũng cảm thể hện qua tình huống Tnú đi liên lạc. Mặc dù quân giặc tìm mọi cách để uy hiếp tinh thần. Chúng treo cổ anh Xút lên cấy vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan… nhưng Tnú vẫn không hề run sợ, vẫn cùng Mai luồn rừng đi nuôi cán bộ. Khi đi liên lạc, Tnú không chọn chỗ nước êm, những quãng rừng thưa mà chọn chỗ nước mạnh bơi ngang như một con cá kình, xé rừng mà băng. Điều đó không chỉ thể hiện sự thông thạo, am hiểu địa hình mà còn cho thấy sự mưu trí, hé lộ tính cách mạnh mẽ, gạn dạ của Tnú- một đứa con của núi rừng Tây Nguyên. Khi bị gặc bắt, phải chịu những đòn roi tra tấn của kẻ thù nhưng Tnú vẫn kiên quyết không khai nửa lời, khảng khái đặt tay lên bụng mình mà nói: “cộng sản ở đây này”. Câu nói ấy không chỉ hé lộ tính cách ngoan cường, gan góc, thể hiện sự trung thành với cách mạng mà còn ngời sáng tư thế hiên ngang bất khuất của Tnú trong hoàn cảnh khắc nghiệt, đen tối của ngục tù. Như vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Tnú đã được khắc họa như một người chiến sĩ với những phẩm chất anh hùng.
Khi đã trưởng thành, vượt lên những đau thương, mất mát, Tnú đã trở thành linh hồn của cuộc chiến đấu, lãnh đạo dân làng Xô-man. Sau khi vượt ngục trở về, nghe lời anh Quyết, Tnú đã dẫn thanh niên lên núi Ngọc Linh gùi đá về mài giáo chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Điều đó thể hiện ý chí quyết tâm đến cùng, không đội trời chung với giặc. Biết tin làng Xô man mài giáo, giặc kéo về làng truy tìm Tnú, tiêu diệt phong trào nổi dậy của dân làng. Chúng bắt vợ con anh tra tấn với thủ đoạn: “bắt được con cọp cái và con cọp con ắt sẽ dụ được cọp đực về”. Sự việc xảy ra trước mắt Tnú, Tnú tay không nhảy xổ ra giữa đám giặc với một tiếng gầm dữ dội: “Đồ ăn thịt người. Tau đây, Tnú đây!”. Tiếng gầm thét dữ dội của anh đã khiến kẻ thù khiếp đảm. Hàng chục tên lính với vũ khí trong tay đã dạt vào nhà ưng trong sự khiếp sợ.
Khi bị kẻ thù bắt, đang cận kề với cái chết, điều duy nhất Tnú băm khoăn không phải là cái chết đang đợi mình phía trước mà, không phải là những trận đòn tra tấn dã man của quân thù mà là sự lo lắng cho dân làng. Tnú chết rồi ai sẽ lãnh đạo dân làng đánh giặc. Sự tiếc nuối lớn nhất của người anh hùng là cầm súng cùng dân làng đánh giặc. Trong giờ khắc vừa trải qua bao đau đớn mất mát ấy, lòng căm thù giặc, tình yêu và sự lo lắng cho dân làng mạnh hơn tất cả. Mặc dù bị kẻ thù tra tấn dã man, tàn bạo, mười ngón tay bị đốt cháy thành mười ngọn đuốc lớn.
Ngược lại với nhân vật Tnú, nhân vật người đàn ông hàng chài được đặt trong mối quan hệ đời thường với những bộn bề, nghịch lí và nghịch cảnh. Đó là con người đời tư, đời thường có số phận nhỏ bé, vô danh giữa biển đời. Cũng như người đàn bà trong tác phẩm, người đàn ông là một nhân vật không tên. Người đàn ông là một số phận vô danh, chìm lấp giữa màn đêm của cuộc đời, như hạt cát nhỏ trên sa mạc rộng lớn, cũng là đại diện điển hình cho một hạng người trong xã hội.
Về ngoại hình, ngay khi mới xuất hiện, Nguyễn Minh Châu đã phác họa chân dung người đàn ông với những chi tiết gây ác cảm. “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, hàng lông mày chảy xuống hai mắt đầy vẻ độc dữ”. Người đàn ông mang nét đặc trưng của người dân miền biển, nơi đầu sóng ngọn gió, là hình ảnh khá quen thuộc của những người dân chài lưới, của những con người lao động nói chung, phản ánh phần nào cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn đồng thời hé lộ tính cách dữ dằn, độc ác, tâm trạng phẫn uất.
Về hành động và ngôn ngữ, anh ta đánh vợ như cơm bữa: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Đánh vợ là một thói quen của hắn dù vợ không có lỗi gì. Bất cứ khi nào thấy bực bội trong lòng, hắn lại lôi vợ lên bãi xe tăng hỏng, lấy chiếc thắt lưng của linh Ngụy ngày xưa, quất tới tấp vào lưng người đoàn bà, vừa đánh, vừa nghiến răng nguyền rủa: “Mày chết đi, chúng mày chết đi cho ông nhờ”
Không chỉ đánh vợ, hắn còn đối xử tàn bạo với con- thằng Phác. Khi đứa con lao như một mũi tên đến bảo vệ mẹ, hắn liền giang cánh tay cho thằng bé hai tát khiến nó lảo đảo, ngã xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền không hề quay mặt nhìn lại.
Người đàn ông hàng chài là một số phận của đời thường, của những người lao động nghèo khổ sau chiến tranh.
Hình ảnh con người đi từ từ con người lí tưởng đến con người trần trụi, đời thường. Tnú được xây dựng là một người anh hùng, một chiến sĩ cách mạng, kết tinh vẻ đẹp của dân tộc. Có thê nói, truyện ngắn Rừng xà nu đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Tnú, người co ưu tú của dân làng Xô ma, của núi rừng Tây Nguyên với số phận đau thương, với phẩm chất kiên cường một lòng đi theo cách mạng. Tnú là nhân vật điển hình đại diện cho thế hệ trẻ trưởng thành trong đau thương chiến đấu, trở thành lực lượng chủ đạo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tnú còn gây ấn tượng cho người đọc bởi tình cảm sâu nặng với quê hương, với gia đình.
Với gia đình, Tnú sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ, che chở cho vợ con. Chứng kiến cảnh Mai và con bị kẻ thù tra tấn dã man, trái tim Tnú đau như dao cắt. Tình thương vợ con, nỗi căm thù quân giặc hun đúc thành khối. Hai con mắt Tnú như hai cục lữa lớn. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn giặc, giang hai cánh tay chắc như lim để ôm chặt vợ con vào lòng, chở che, vỗ về đầy yêu thương. Chắc hẳn Tnú cũng nhận thức được rằng đó là mọt hành động liều lĩnh và cầm chắc cái chết, nhưng anh đã bất chấp tất cả, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình. Nỗi đau mất vợ con quá lớn khiến Tnú một chàng trai, một con người rất kiên cường và gan góc đã phải khóc. Ba năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau ấy vẫn còn nguyên vẹn. Ngày Tnú trở về thăm làng, khi đi ngang qua gốc cây đổ, nơi anh cầm tay Mai lần đàu tiên, trái tim Tnú như có một nhát dao nứa cắt ngang. Kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ, hạnh phúc bao nhiêu thì nỗi đau mất mát càng lớn bấy nhiêu. Mai đã mất nhưng trong trái tim Tnú hình ảnh của cô chưa bao giờ phai nhạt. Sau ba năm trở về thăm làng, khi gặp lại Dít, Tnú có một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực: “Mai, trước mắt anh là Mai đấy”.
Ngược lại với nhân vật Tnú, nhân vật người đàn ông hàng chài mang trong mình cả cái tốt – xấu, thiện ác, rồng phượng – rắn rết, thiên thần – ác quỷ. Người đàn ông là nơi quy tụ những điểm nhìn, thái độ đánh giá khác nhau của những nhân vật trong tác phẩm. Trước hết đối với Phác, Đẩu và Phùng, người đàn ông là kẻ độc ác, tàn bạo đáng lên án, ruồng bỏ. Đẩu đã dận dữ kết tôi: “Cả nước không có một thằng chồng nào như hắn” và khuyên người đàn bà: “Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Giải pháp mà Đẩu và Phùng đưa ra là người đàn bà nên li dị chồng.
Trong lời kể yêu thương của người đàn bà hàng chài, chồng chị ngày xưa là người đàn ông hiền lành, chịu khó. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, cái khó biến chồng chị thành đàn ông vũ phu, táo tợn và tàn nhẫn. Khi cùng lội vào bờ, đôi mắt người đàn ông “lúc nào cũng dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà” thế nhưng khi đã đi khuất vào sau những chiếc xe tăng hỏng thì người đàn ông mới lập tức trở nên hùng hổ, dữ tợn đến không ngờ. Trong cái thân hình hộ pháp đậm chất biển khơi kia như đang dồn nén bao gánh nặng bắt buộc phải được trút xuống, bắt buộc phải được thoát ra. Trong từng cơn giận lão trút xuống lưng người đàn bà ta nhận ra cái “giọng rên rỉ đau đớn” và câu nói đi kèm: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ”. Câu nói cửa miệng “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ” giúp ta hiểu thêm rằng, hành động vũ phu man rợ của người đàn ông không phải xuất phát từ bản tính xấu xa mà bởi gánh nặng cuộc sống, gánh nặng gia đình. Nếu cái nhìn của Đẩu và Phùng là cái nhìn từ bên ngoài, chỉ thấy được hiện tượng thì cái nhìn của người vợ là cái nhìn từ bên trong, thấy được bản chất. Người đàn ông vừa đáng giận vừa đáng thương, vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của hoàn cảnh đó nghèo, lạc hậu.
Như vậy, qua nhân vật người đàn ông, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một quan điểm mới mẻ, đúng đắn về con người: Con người có cả tốt – xấu, thiện – ác, đạo đức – phi đạo đức, cần có cái nhìn nhận để xuyên qua hiện tượng, hình thức bên ngoài để thấy được bản chất bên trong, đồng thời nhà văn còn giúp người đọc nhận thức rõ cuộc chiến đói nghèo, lạc hậu, bảo vệ thiên lương, nhân tính con người mới là cuộc sống khó khăn lâu dài của cả xã hội.
"Rừng và nu" ra đời trong những năm tháng kháng chiến của nhân dân ta. Tác phẩm chịu ảnh hưởng của đặc điểm văn học giai đoạn này, đó chính là cảm hứng lãng mạn. Đặc điểm này góp phần quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trung Thành những con người của cộng đồng, mang trong mình vẻ đẹp tuyệt đối được lí tưởng hóa, anh hùng hóa. Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
Ở Chiếc thuyền ngoài xa, khi xây dựng hình tượng người dàn ông hàng chài, bút pháp hiện thực biểu hiện rất rõ nét. Vẫn có đấy là chút lãng mạn của buổi sớm tinh sương khi con thuyền ngoài xa. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu cho những giông tố sắp sửa ập đến. Ngay lập tức, dưới đôi mắt của Phùng hiện ra một con người hung dữ, thô bạo, với hình dáng “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, hàng lông mày chảy xuống hai mắt đầy vẻ độc dữ” và những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ. Những hình ảnh bạo lực, chan lấn, đánh đập cứ thế ùa về trong văn bản, mang đến cho người đọc một cảm giác ngột ngạt vì hiện thực phơi bày trần trụi quá. Những nhân vật ấy chính là biểu hiện cụ thể cho quan niệm nghệ thuật về con người.
Ở hai tác phẩm tuy có giọng điệu riêng nhưng nhìn chung đều đi từ ngợi ca đến băn khoăn, triết lí. Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan niệm nghệ thuật về con người. Với nhà văn, giọng điệu góp phần giúp họ thể hiện sự đánh giá, thái độ về các đối tượng được nói đến trong văn bản. Với độc giả, người ta nhận ra gương mặt của nhà văn đồng thời cũng nhận ra thái độ của nhà văn đối với những đối tượng được nói trên tác phẩm văn học. Từ Rừng xà nu đến Chiếc thuyền ngoài xa, giọng điệu có sự thay đổi từ lạc quan đến băn khoăn, triết lí, thể hiện được hình ảnh con người từ xuôi chiều, đơn giản đến đa chiều, phức tạp. Đọc truyện ngắn Rừng xà nu ta nhận giọng điệu ngợi ca, của nhà văn khi nhân vật được miêu tả mang vẻ đẹp lí tưởng. Thân hình Tnú lực lưỡng như một cây xà nu lớn. Cuộc đời, tính cách và phẩm chất của Tnú được kể qua lời của cụ Mêt trong một không khí đầm chất sử thi như kể về một người anh hùng của buôn làng. Giọng kể trang trọng như truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và cảm hứng ngợi ca.
Khác với Rừng xà nu, sự đa giọng điệu và cảm hứng triết luận là nét đặc trưng cơ bản trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác giả đưa vào lời nhân vật kể chuyện những đánh giá, những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một nhân vật. Đó là câu chuyện xảy ra ngay trên bờ biển khi người đàn ông giáng xuống vai người đàn bà khốn khổ những trận đòn quái ác. Sự đan xen của nhiều giọng điệu khác nhau; có giọng điệu xót thương, chua chát qua sự cảm thương tình cảnh của người đàn bà làng chài; có giọng điệu phẫn uất, mỉa mai, dằn vặt qua đoạn miêu tả sự ác dữ của người đàn ông làng chài; có giọng thâm trầm triết lý, suy tư sau hàng loạt câu chuyện trong tác phẩm.
Sự vận động trong giọng điệu của hai tác phẩm "Rừng xà nu" khi xây dưng nhân vật Tnú và "Chiếc thuyền ngoài xa" ở hình tượng người đàn ông hàng chài đã cho thấy sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của hai tác giả của hai giai đoạn văn học. Giọng anh hùng, ngợi ca gắn liền với những con người kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng. Giọng băn khoăn, triết lí lại gắn liền với những con người cá nhân mang nỗi đau riêng. Cùng với tình huống truyện và bút pháp, giọng điệu đã góp phần quan trọng trong việc chuyển tải quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện. Từ năm 1945 đến nay, quan niệm nghệ thuật về con người có nhiều sự chuyển biến và đạt được kết tinh cao ở nhiều tác gia tiêu biểu, trong đó có Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Minh Châu.
Tác phẩm "Rừng xà nu" và "Chiếc thuyền ngoài xa" qua hai nhân vật, ta thấy quan niệm nghệ thuật về con người được vận động theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, con người cộng đồng dần được thay thế bằng con người cá nhân. Thế giới nội tâm, những đau đớn trong tinh thần cũng được các nhà văn chú ý khai thác. Quan niệm nghệ thuật về con người hiện lên sinh động, có bản sắc riêng là bởi nhà văn đã vận dụng khéo léo các yếu tố nghệ thuật tạo nên phương thức thể hiện độc đáo để người đọc căn cứ vào đó suy ra quan niệm mà tác giả muốn gửi gắm. Từ những góc nhìn khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người lại thể hiện những giá trị khác nhau. Điều này đã làm nên sức hút của tác phẩm, khiến quá trình đọc không bao giờ kết thúc.